THUỐC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I. Thuốc viên tiểu đường. Đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng thuốc viên để kiểm soát đường huyết. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng loại thuốc nào, uống lúc nào và liều lượng bao nhiêu. Sau đây là những điều bạn cần biết: Thuốc viên tiểu đường chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 Thuốc viên tiểu đường không chứa insulin Tác dụng của thuốc viên tiểu đường: Thuốc viên tiểu đường chỉ có tác dụng ở bệnh nhân mà cơ thể còn sản xuất được insulin. Mỗi loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng những cơ chế khác nhau: Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin ( Sulfonylureas, repaglinide) Cản trở gan đưa thêm đường vào máu (Metformin, Sulfonylureas) Giúp cho đường đi vào tế bào dễ dàng hơn (Rosiglitazone) Giảm hấp thu đường qua đường ruột (Acarbose) Có loại thuốc tiểu đường không được dùng chung với rượu (như Diabinese). Nếu bạn uống rượu nên cho bác sĩ của bạn biết để tránh các phản ứng bất lợi {như nhức đầu, cơn phừng nóng}. Một số thuốc tiểu đường được khuyên dùng 30 phút trước bữa ăn. Đôi khi thuốc này làm khó chịu dạ dày. Nếu điều này xảy ra với bạn, nên báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn, để xem bạn có thể uống trong các bữa ăn hay không. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng ngoài thuốc tiểu đường, kể cả các loại thuốc mua ở hiệu thuốc không cần toa bác sĩ. Nếu bạn dùng aspirin, thuốc bướu cổ (thyroid), thuốc cao huyết áp, thuốc làm hạ cholesterol, thuốc dị ứng nên báo cho bác sĩ của bạn biết. Vì có nhiều loại thuốc nếu dùng riêng rẽ thì không có vấn đề gì, nhưng khi dùng chung với một loại thuốc khác lại gây nên những phản ứng trầm trọng hoặc những tình trạng bệnh lý rất khó chẩn đoán. Cũng có một số loại thuốc có thể làm tăng hay hạ đường huyết. Do đó nếu dùng chung với thuốc tiểu đường sẽ có tình trạng tăng hay hạ đường huyết bất ngờ khó biết rõ nguyên nhân. Một số tác dụng phụ của thuốc viên tiểu đường: Rối loạn tiêu hóa: ói mửa, đầy hơi, tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày, đau bụng Di ứng da: nổi mẩn, ngứa Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tăng acid lactic (Glucophage) Trong vài trường hợp, thuốc viên tiểu đường có tác dụng trong một thời gian, sau đó không đem lại kết quả mong muốn nữa. Vào trường hợp này bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin mới kiểm soát được đường huyết. Điều này không có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì hay bệnh tiểu đường của bạn chuyển biến nặng hơn, mà chỉ có nghĩa là đến lúc bạn phải chuyển qua một giai đoạn khác trong việc điều trị tiểu đường. Điều quan trọng trong việc điều trị tiểu đường là làm sao kiểm soát được đường huyết chứ không phải phương pháp điều trị. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin để giữ đường huyết ở mức gần bình thường vẫn tốt hơn là dùng thuốc viên và ăn uống kiêng cữ mà không kiểm soát được đường huyết. MỘT SỐ THUỐC VIÊN TIỂU ĐƯỜNG THÔNG DỤNG Tên chung Tên đặc chế S ố lần uống trong ngày Thời gian hiệu lực Chlorpropamide Diabinese 1 cho đến 60 giờ Glipizide Glucotrol Glucotrol XL 1-2 Thay đổi theo toa 12-24 giờ Cho đến 24 giờ Glyburide DiaBeta, Micronase, Glynase PresTab 1-2 Thay đổi theo toa 16-24 giờ 12-24 giờ Glimepiride Amaryl 1 Cho đến 24 giờ Metformin Glycophage 2-3 4 đến 8 giờ Glyburide và Metformin Glucovance 1-2 Cho đến 24 giờ Rosiglitazone Pioglitazone Avandia Actos 1-2 1 Cho đến 24 giờ Acarbose Precose 3 lần/ng ày trong bữa ăn 4 giờ Miglitol Glyset 3 lần/ng ày trong bữa ăn 4 giờ Repaglinide Prandin 3 lần/ng ày trong bữa ăn 4 giờ Một số điều nên làm: Biết tên thuốc tiểu đường bạn đang dùng. Biết rõ uống thuốc lúc nào. Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, kể cả lúc bạn ốm đau. Biết phải làm thế nào khi bạn quên uống thuốc (bỏ qua một cữ thuốc). Báo cho bác sĩ của bạn, nếu bạn muốn ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng. Đi lấy thuốc đúng ngày để không bị thiếu hụt thuốc. Giữ thuốc viên trong hộp mà hiệu thuốc giao cho bạn. Để thuốc nơi trẻ em không lấy được. Những điều không nên làm: Không nên chia sẻ thuốc tiểu đường với người khác. Cũng không nên uống thuốc tiểu đường của người khác. II. Insulin Cơ thể của chúng ta tự tiết ra insulin. Ở người bình thường, tụy tạng sản xuất đầy đủ insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không sản xuất được insulin. Họ cần tiêm insulin để duy trì sự sống. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, cơ thể còn sản xuất được insulin, nhưng không sử dụng tốt insulin này. do đó có thể sống mà không cần tiêm insulin. Tuy nhiên trong một số trường hợp, insulin cũng cần thiết để cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 để kiểm soát đường huyết, khi thuốc viên tiểu đường không còn đem lại hiệu quả tốt. Insulin không thể bào chế dưới dạng thuốc viên để uống mà phải tiêm dưới da. Việc này cũng dễ thực hiện và không gây đau nhiều. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng insulin, loại insulin nào, liều lượng, giờ giấc và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng. Sau đây là một số điều bạn cần biết: Mua insulin và ống tiêm Mỗi khi mua insulin nên xem kỹ hộp thuốc và nhãn thuốc xem có đúng loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho bạn không. Dùng không đúng loại insulin sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nên đọc kỹ trên nhãn: Tên thuốc (Humulin, Ilentin I, Ilentin II) - Nguồn gốc (người, bò, heo) Tác dụng (ngắn, trung bình, chậm) Nồng độ: Insulin thường dùng ở Mỹ có nồng độ 100 đơn vị (units) trong một mililít, có ký hiệu U-100 trên hộp.Như vậy một chai 10ml chứa 1.000 đơn vị insulin. Thời hạn sử dụng. Không nên dùng insulin đã quá thời hạn sử dụng. Nên mua loại ống tiêm chỉ dùng để tiêm insulin phù hợp với nồng độ U-100, có nắp đậy kim màu vàng cam. Khi sử dụng insulin, bạn nên tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ từ loại thuốc, liều lượng, cho đến giờ giấc tiêm thuốc. Khi có sự bất thường trong việc kiểm soát đường huyết, nên báo cho bác sĩ bạn biết. Mọi thay đổi trong việc sử dụng insulin đều phải hỏi ý kiến bác sĩ. Cất giữ insulin Insulin sẽ không có tác dụng tốt nếu không được cất giữ kỹ lưỡng. Nên để các chai insulin chưa dùng trong tủ lạnh. Không nên để insulin trong ngăn đá Nếu không thể cất trong tủ lạnh, nên để chỗ mát (dưới 86o F), tránh xa chỗ nóng và ánh sáng. Không nên lắc mạnh chai insulin. Khi đi du lịch nên giữ insulin trong xách tay mang theo người để tránh thất lạc. Tránh để chai insulin nơi quá nóng hay quá lạnh. Chọn vị trí tiêm insulin (xem hình vẽ) Các vùng trên hình vẽ là những nơi thuận lợi để tiêm insulin. Mỗi vùng chia ra từng ô nhỏ. Mỗi ô là nơi tiêm insulin một lần. Sau khi sử dụng hết các ô trên một vùng thì chuyển qua vùng khác. Tốc độ insulin vào máu nhanh hay chậm tùy theo vùng: nhanh nhất ở vùng bụng, kế đến ở tay chân rồi đến vùng mông. Những điều nên làm: Nên làm đúng các điều sau mỗi khi tiêm insulin: Đúng liều Đúng giờ giấc (tương đối, tùy thuộc vào các bữa ăn) Tiêm đều đặn hằng ngày. Đừng bỏ qua một lần nào, kể cả khi bạn không ăn được, nếu không có ý kiến của bác sĩ. Muốn thay đổi điều gì trong việc tiêm insulin, nên báo trước với bác sĩ Xem kỹ thời hạn sử dụng Tiêm insulin trên các vùng khác nhau trên cơ thể Điều hòa việc ăn uống, vận động cơ thể với việc tiêm insulin. . Thuốc viên tiểu đường chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 Thuốc viên tiểu đường không chứa insulin Tác dụng của thuốc viên tiểu đường: Thuốc viên tiểu đường chỉ có tác dụng ở bệnh. THUỐC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I. Thuốc viên tiểu đường. Đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng thuốc viên để kiểm soát đường huyết. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng loại thuốc. những loại thuốc bạn đang dùng ngoài thuốc tiểu đường, kể cả các loại thuốc mua ở hiệu thuốc không cần toa bác sĩ. Nếu bạn dùng aspirin, thuốc bướu cổ (thyroid), thuốc cao huyết áp, thuốc làm