1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

VNPT và SAM - Ai cần ai? pps

5 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

VNPT và SAM - Ai cần ai? Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang sở hữu 31,02% cổ phần tại CTCP Đầu tư - Phát triển SACOM (SAM), tương đương hơn 20,28 triệu CP. Trên TTCK, từ lâu, không mấy ai nhớ đến vai trò và ảnh hưởng của VNPT tại SAM. Vì sao? SAM kinh doanh gì? Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang sở hữu 31,02% cổ phần tại CTCP Đầu tư - Phát triển SACOM (SAM), tương đương hơn 20,28 triệu CP và là cổ đông lớn nhất. Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của SAM bao gồm sản xuất kinh doanh dây cáp viễn thông, đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) và đầu tư tài chính. SAM dự định sẽ xây dựng công ty theo mô hình công ty mẹ - con, đa dạng hóa đầu tư bằng nhiều hình thức công ty con, công ty liên doanh, liên kết…, phát triển trở thành tập đoàn vào năm 2015. Kỳ vọng là vậy nhưng ngành sản xuất cáp viễn thông đang gặp quá nhiều thách thức. Cáp đồng không còn được sử dụng nhiều trong viễn thông và được thay thế bởi cáp quang. Còn sản xuất cáp quang hiện nay lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập chất lượng tốt giá rẻ. Năm 2010 SAM giải ngân gần 200 tỷ đồng cho 6 dự án đầu tư dài hạn và gần 175 tỷ đồng cho 2 dự án đầu tư thứ cấp là Giai Việt (222 căn hộ) và Hoàng Anh (70 căn hộ). Năm 2011, SAM dự kiến tiếp tục giải ngân hơn 240 tỷ đồng cho Địa ốc Sacom, Sacom Tuyền Lâm, BĐS Hiệp Phú và dự án thành lập nhà máy dây điện từ. Trong khi đó, hơn 300 tỷ đồng vốn cũng sẽ được giải ngân cho block B2 của dự án Giai Việt và dự án Hoàng Anh River View. Tổng mức đầu tư cho các dự án kể trên lên đến hơn 1.500 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, nhiều NĐT cho rằng muốn biết tình hình kinh doanh của SAM tốt hay không chỉ cần nhìn vào diễn biến của TTCK và thị trường BĐS, mà mở báo cáo tài chính ra xem chi phí, doanh thu Năm 2010 SAM đạt doanh thu hơn 800 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 120 tỷ đồng, bằng hơn phân nửa so với cùng kỳ năm trước. Trong kế hoạch kinh doanh năm 2011, SAM đặt ra mục tiêu doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 232 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất là sản xuất cáp (hơn 63%), BĐS (gần 30%), còn lại là mảng tài chính. Thế nhưng, trong cơ cấu lợi nhuận dự kiến, mảng BĐS chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 93 tỷ đồng, tài chính gần 74 tỷ đồng, sản xuất cáp chỉ hơn 65 tỷ đồng. Từ đây, có thể dễ dàng nhận thấy 2 mảng CK và BĐS được SAM lựa chọn để tạo lợi nhuận cho mình, ngành nghề truyền thống là sản xuất cáp bị đẩy xuống vị trí cuối cùng. Dù năm 2010 SAM có đầu tư 5,6 tỷ đồng để nâng cao năng lực sản xuất cáp quang, nhưng so với tổng số tiền đầu tư cho các dự án BĐS, 5,6 tỷ đồng là con số quá nhỏ nhoi. Song kỳ vọng vào BĐS và CK trong năm 2011 quả là điều không dễ. Dễ hiểu và khó hiểu Hiện tại, Chủ tịch HĐQT của SAM là ông Lý Kiệt, cũng là Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc VNPT. Nhưng nhắc lãnh đạo của SAM, nhiều NĐT chỉ nghĩ đến ông Đỗ Văn Trắc, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của SAM. Theo ý kiến chủ quan từ một vài NĐT đã “theo” SAM từ lâu, ông Đỗ Văn Trắc có rất nhiều công lao trong việc gầy dựng và đưa SAM phát triển, nhưng phải chịu trách nhiệm trong việc khiến SAM trở nên trì trệ những năm gần đây. Nhưng cũng phải thừa nhận cả 3 ngành nghề kinh doanh của SAM đều đang nằm trong giai đoạn hết sức khó khăn. Ông Hồ Ngọc Bạch, Phó phòng nguồn vốn NHTMCP Đại Á, phân tích: “Trước đây, khi VNPT bao tiêu sản phẩm của SAM chúng ta rất dễ nhận thấy mối quan hệ tương hỗ giữa 2 bên. Nhưng hiện tại, thời và thế không cho phép mối quan hệ này tiếp tục phát triển, việc VNPT tạm thời im tiếng là điều dễ hiểu”. Th.S Đào Trung Kiên (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) bổ sung: “Nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn là một chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp được đến đâu lại là chuyện khác. Theo quan điểm của tôi, phần vốn của VNPT tại SAM giờ đây chỉ mang yếu tố lịch sử chứ không phải SAM đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của VNPT nên VNPT nắm giữ nhiều. Tỷ lệ góp vốn 30% của VNPT có thể lớn so với quy mô của SAM nhưng lại nhỏ nếu so với quy mô của VNPT”. Thử làm một phép so sánh đơn giản, năm 2010 Mobifone (công ty trực thuộc VNPT) đạt doanh thu hơn 36.000 tỷ đồng, gấp 45 lần so với doanh thu của SAM; lợi nhuận trước thuế gần 6.000 tỷ đồng, gấp gần 40 lần lợi nhuận trước thuế của SAM. Giả sử SAM đạt được kế hoạch kinh doanh như đã đề ra trong năm 2011, phần lợi nhuận VNPT được hưởng sẽ vào khoảng 70 tỷ đồng, chỉ tương đương hơn 1% so với lợi nhuận kế hoạch của Mobifone. Nhìn ở góc độ lợi ích, việc VNPT ngó lơ SAM là dễ hiểu. Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn và có phần khó hiểu là khi vai trò của SAM trong hệ thống của VNPT đã không còn như trước tại sao VNPT không tiến hành thoái vốn? Có 3 nguyên nhân chính có thể đem ra mổ xẻ ở đây. Thứ nhất, đối với một tập đoàn nhà nước như VNPT, quyết định thoái vốn không hề đơn giản. Thứ hai, trong khối các công ty cổ phần hóa của VNPT có một số DN như CTCP BĐS Bưu chính Viễn thông (VNPT Land), CTCP ĐT-XD Bưu điện (PTIC). Những doanh nghiệp này phần nào “dính dáng” đến BĐS, cho thấy ý định của VNPT trong ngành này. Không loại trừ trường hợp, khi ngành BĐS thoát khỏi tình cảnh khó khăn, VNPT sẽ lại tiếp tục theo đuổi ý định của mình thông qua VNPT Land, PTIC và cả SAM. BĐS là một ngành rủi ro, nhưng nếu kiểm soát tốt sẽ đem về không ít hiệu quả. Thứ ba, TTCK diễn biến không thuận lợi nên việc bán ra CP lúc này cũng không khả thi. Chưa kể không ai muốn bán ra với giá rẻ mạt. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, SAM đóng cửa tại mức giá 1.3, phần vốn góp tương ứng của VNPT chỉ hơn 260 tỷ đồng. Với mức EPS xấp xỉ 1.800 đồng/CP, P/E của SAM hiện giờ chỉ hơn 7 lần. Mặc dù hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, SAM mới công bố công ty mẹ bị lỗ hơn 24 tỷ đồng trong quý I, nhưng SAM cũng có những lợi thế nhất định của mình như thương hiệu, khách hàng truyền thống, một số dự án có quỹ đất tốt. Giả sử lúc này VNPT bán ra một lượng lớn SAM, khả năng CP này giảm về mệnh giá, thậm chí xuống dưới mệnh giá rất dễ xảy ra. SAM cứ giảm 1.000 đồng thì giá trị phần vốn góp của VNPT cũng sẽ giảm hơn 20 tỷ đồng. Như vậy, VNPT hiện đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” đối với phần vốn góp của mình tại SAM. Như đã phân tích ở trên, việc thoái vốn tại SAM lúc này là không thể, nhưng nếu tiếp tục giữ lại cũng sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề. Phần vốn góp tại SAM có thể nhỏ so với VNPT nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đối với cả chục nghìn cổ đông còn lại. Tính đến ngày 16-2, SAM có 11.702 cổ đông nắm giữ với tỷ lệ dưới 1%. Bản thân SAM, với quy mô của mình, muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh ngay tức khắc cũng không phải dễ dàng, và đây chưa chắc là giải pháp hay. Có lẽ, ban lãnh đạo lẫn các cổ đông của SAM giờ chỉ có thể lựa chọn một giải pháp ít xấu nhất là chờ đợi TTCK và BĐS sớm hồi phục. Theo Thái Ca-Trần Cung ĐTTC . VNPT và SAM - Ai cần ai? Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang sở hữu 31,02% cổ phần tại CTCP Đầu tư - Phát triển SACOM (SAM) , tương đương hơn 20,28. không mấy ai nhớ đến vai trò và ảnh hưởng của VNPT tại SAM. Vì sao? SAM kinh doanh gì? Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang sở hữu 31,02% cổ phần tại CTCP Đầu tư - Phát triển. phần vốn của VNPT tại SAM giờ đây chỉ mang yếu tố lịch sử chứ không phải SAM đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của VNPT nên VNPT nắm giữ nhiều. Tỷ lệ góp vốn 30% của VNPT có thể lớn

Ngày đăng: 27/07/2014, 00:20

w