Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn ppt

7 455 5
Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn Công cuộc cải cách của vua Minh Mệnh ít nhiều đã thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế đất nước. Nông nghiệp, thủy lợi được chú trọng, việc khai thác mỏ vàng, kim loại, đá quí phát triển, nghề kim hoàn khôi phục trở lại, hàng năm vàng bạc đá quí và một số mặt hàng khác được tập trung đến thương cảng Hội An tỏa đi các nước. Hội An là khu vực lý tưởng của giới thương mại lúc đó, số lượng người Hoa, Nhật Bản ở Hội An ngày một tăng. Đây được coi là trung tâm cộng đồng Hoa kiều ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời nhà Nguyễn. Các cửa hàng mọc lên xung quanh các hội quán, với những cửa hàng kim hoàn, lụa tơ tằm, vải vóc, đồ sành, sứ, dược phẩm, v.v… bán sỉ và bán lẻ. Để đảm bảo sự tín thực, chắc chắn và ổn định lâu dài trong công việc làm ăn, mỗi chủ hiệu đều sử dụng ấn tín riêng. Ấn thường được làm bằng gỗ, bằng xương, bằng ngà và đá đẹp, hình thước kích cỡ ấn tùy theo sở thích của mỗi người, mặt dấu được khắc chữ Triện hay đơn giản theo lối Chân thư. Chuyến công tác vào Hội An năm 1989 chúng tôi đã được một thương nhân người Việt gốc Hoa cho xem các ấn tín của tiền nhân họ và bạn buôn thời đó[285]. Những quả ấn ở đây đều có ngoại hình làm đơn giản kiểu hình tháp bằng đầu và kiểu có núm cầm, kích cỡ to nhỏ khác nhau. Mặt dấu của mỗi quả ấn cũng hoàn toàn khác nhau, cái hình chữ nhật, cái hình vuông hoặc hình tròn. Bên trong dấu là những dòng chữ Triện hoặc Chân thư, kích thước họa tiết của dấu được làm theo ý muốn chủ nhân của chúng. Trong các loại hình ấn triện, đây là loại ấn có kích thước và hình dấu vào loại nhỏ, nét khắc chữ Triện rất đẹp và công phu. Đây thường là dấu tên họ của chủ hiệu và tên mặt hàng, hoặc chỉ khắc tên chủ hiệu không thôi. Đó là đặc trưng nổi bật về tính tự do của ấn tín tư nhân trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn. Xin giới thiệu một số hình dấu ấn mà chúng tôi đã in rập được ở Hội An. Hai quả ấn nhỏ, dấu khắc chữ Triện đóng chữ Ấn và chữ Chương. Dấu thứ nhất có hình vuông kích thước 1,15x1,15cm, bốn chữ Triện khắc vuông vức chia làm hai hàng là 4 chữ Diệp Khải Minh ấn 葉啓明印. Đây là ấn dấu tên riêng của một thương nhân tên là Diệp Khải Minh. (H. 214) Ấn dấu thứ hai có hình vuông, kích thước 1x1cm, bốn chữ Triện khắc vuông vức rất đẹp xếp hai hàng là bốn chữ Diệp Truyền Anh chương 葉傳英章. Đây cũng là ấn dấu của một tư thương gọi là Diệp Truyền Anh. (H. 215) Các cửa hàng lớn họ thường dùng mấy loại ấn dấu khác nhau. Ngoài ấn tên riêng còn có ấn lớn tên bản hiệu và ấn hóa đơn riêng. Những ấn dấu này thường khắc theo thể Chân thư và có kích thước lớn hơn dấu tên riêng rất nhiều. Điều đặc biệt ở đây là loại dấu này ít làm đường viền vòng ngoài mặt dấu, do đó khi áp lên giấy sẽ cho một, hai hoặc ba dòng chữ Hán bình thường. Nếu không tự tay cầm ấn đóng trên văn bản, mà chỉ xem dấu chữ Chân trên giấy như những dòng chữ Hán in, thì có lẽ chúng tôi cũng chưa dám khẳng định đây là những hình dấu trong lĩnh vực thương mại. Tất cả ấn loại này đều được làm bằng gỗ, có núm cầm, theo thể hình chữ nhật hoặc gần chữ nhật. Như dấu Diệp Đồng Xuân 葉同春 có kích thước 2,5x7,5cm. Ba chữ Hán xếp theo hàng dọc, kiểu Chân thư chữ lớn rất rõ ràng, đây là dấu hiệu cửa hàng gọi là Diệp Đồng Xuân. (H. 216) Có khi hai loại ấn dấu của một cửa hàng (một dấu tên hiệu và một dấu hóa đơn) có cùng một hình thức, kích cỡ, kiểu chữ và cách bố cục văn tự ở dấu. Trên dòng chữ dấu khắc hai chữ Chân Hội An 會安 xếp ngang, cỡ nhỏ bằng nửa chữ của dòng dấu, như dấu Hội An Diệp Đồng Nguyên hiệu thư đông 會安葉同源號書東 có kích thước 1,2x7,2cm. Đây là dấu cho hiệu sách Diệp Đồng Nguyên ở Hội An. (H. 217) Và dấu Hội An Diệp Đồng Nguyên phát hóa đơn 會安葉同源發貨單. Đây là dấu hóa đơn của hiệu Diệp Đồng Nguyên trên (H. 218) Cửa hàng kim hoàn và dược phẩm của người Hoa ở Hội An lại sử dụng ấn dấu có hình thể khác biệt. Khi đóng dấu trên giấy sẽ thành 3 dòng chữ Hán: dòng giữa chữ lớn gấp đôi chữ của hai dòng bên. Như dấu của cửa hiệu kim hoàn gốc người tỉnh Quảng Đông có kích thước 3x5cm, chữ khắc ở dấu theo thể Chân thư. Năm dòng chữ ở giữa là Quảng Đông di xương âm 廣東怡昌陰, bốn chữ dòng bên trái là Bản hiệu đại thụ 本校大售, bốn chữ dòng bên phải là Thập túc kim diệp 十足金葉. (H. 219) Đây là ấn dấu của cửa hàng kim hoàn vào loại lớn lúc bây giờ, tên hiệu gắn liền với địa danh quê hương của họ. Điều này cũng nói lên được sự tín thực, đảm bảo trong việc buôn bán làm ăn, nhất lại là đối với loại hàng là vàng, bạc phải sử dụng loại cân tiểu ly. Việc khẳng định loại vàng lá đủ mười tuổi (thập túc kim diệp) trong hình dấu, nó có giá trị hơn nhiều về lòng tin so với chiếc cân tiểu ly của bản tiệm đối với khách hàng đến mua và bán. Ngày nay các tiệm kim hoàn của ta vẫn sử dụng ấn riêng trên vàng bạc và hóa đơn, nhưng là chữ Quốc ngữ và số La Mã. Con dấu chữ Chân duy nhất có đường viền mà chúng tôi in rập được ở Hội An là ấn dấu của cửa hàng bông vải xưa. Ấn bằng gỗ có núm ấn ngắn, mặt dấu có kích thước 2,5x3,9cm, chữ trong dấu theo thể Chân thư. Phía trên là hai chữ Hội An 會安 viết ngang, dưới là ba dòng chữ Hán xếp theo hàng dọc. Hai chữ Miên xương 綿昌 ở giữa viết lớn gấp đôi các chữ khác, là tên bản hiệu, bốn chữ bên trái là Phát hóa đồ chương 發貨圖章, bốn chữ bên phải là Chi thủ bất chuẩn 支取不准. (H. 220) Chữ “Chương” cũng như chữ “ấn” 印, ở đây chỉ loại ấn dấu của cửa hiệu bán hàng này, và dòng chữ trên như là một khẩu hiệu không chỉ đối với những người mua hàng mà đối với những thành viên của bản hiệu bán hàng nữa. Những cửa hàng dược ở Hội An mà ngày nay cháu chắt vẫn duy trì được nghề nghiệp của tổ tiên họ, còn hàng hóa thì có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước. Như hiệu Nhị Thiên đường có gốc gác từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, xuất hiện ở nước ta từ thời Nguyễn sơ và còn tồn tại cho đến bây giờ, không ai là không biết đến hiệu dầu Nhị Thiên đường. Con dấu Quảng Đông nhị thiên đường 廣東二天堂 có từ thời Nguyễn còn lưu giữ được ở thị xã Hội An là minh chứng. (H. 221) Sự phong phú của ấn tín tư nhân trong thương mại thời Nguyễn không chỉ ở Hội An - Đà Nẵng, mà còn tiềm ẩn ở Bắc kỳ với thành Hà Nội cổ kính và ở Nam bộ một vùng Sài Gòn - Chợ Lớn sầm uất. Tại Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã in chụp được một số ấn dấu của thương nhân thời Nguyễn, xin nêu một ví dụ cuối cùng của mục này, ấn có ký hiệu BTLS 1368 bằng ngà, cao 4,2cm, chiều ngang 2,5cm, hình một con vật đứng trên khối hình chữ nhật. Mặt dấu hình chữ nhật đứng cỡ 0,8x2,5cm, bốn chữ Triện xếp theo một hàng là bốn chữ Mỹ ánh thảo đường 美映艸堂. Đây là ấn dấu của một bản hiệu ở Sài Gòn - Chợ Lớn có tên là Mỹ ánh thảo đường. (H. 222a&b). . Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn Công cuộc cải cách của vua Minh Mệnh ít nhiều đã thúc đẩy. tính tự do của ấn tín tư nhân trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn. Xin giới thiệu một số hình dấu ấn mà chúng tôi đã in rập được ở Hội An. Hai quả ấn nhỏ, dấu khắc chữ Triện đóng chữ Ấn. Sự phong phú của ấn tín tư nhân trong thương mại thời Nguyễn không chỉ ở Hội An - Đà Nẵng, mà còn tiềm ẩn ở Bắc kỳ với thành Hà Nội cổ kính và ở Nam bộ một vùng Sài Gòn - Chợ Lớn sầm uất.

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan