Kỹ thuật chọc hút tinh hoàn, mào tinh và sinh thiết tinh hoàn Summary 325 azoospermic patients were carried out PESA, MESA and testicular biopsy in IVF Center - Military Medical University for 2 years (from 2008 to 2009). Results showed that 158 cases (48,61%) may have their own children by PESA- ICSI, TESE-ICSI techniques or in vitro culture of spermatid and 167 cases (representing 51,39% of azoospermic patients remaining) must be technical support by applying reproductive sperm. Tóm tắt 325 Bệnh nhân Azoospermia được thực hiện kỹ thuật PESA-MESA và testicular biopsy tại Trung Tâm Công Nghệ Phôi - Học Viện Quân Y trong 2 năm 2008 – 2009. Kết quả cho thấy có 158 ca (48,61%) có thể có con của chính mình bằng các kỹ thuật PESA-ICSI, TESE-ICSI hay nuôi cấy tinh tử và 167 ca (chiếm 51,39% số bệnh nhân Azoospermia còn lại) phải thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng xin tinh trùng. Nhìn chung bệnh nhân Azoospermia có thể tích tinh hoàn nhỏ hơn bình thường (6,35ml so với 12-15ml) và nồng độ FSH, LH cao trong máu (FSH: 25,73; LH: 14,82) trong khi testosterone máu không có sự thay đổi đáng kể. 1. Đặt vấn đề Vô sinh nam do không có tinh trùng trong tinh dịch (azoospermia) là một trong những vấn đề khó khăn trong điều trị. Kết quả xét nghiệm azoospermia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bệnh nhân trong việc xác định hướng điều trị tiếp theo. Trên cở sở đó, chúng tôi tiến hành các biện pháp kỹ thuật PESA, MESA và testicular biopsy để xác định nguyên nhân chính của azoo, góp phần tư vấn cho bệnh nhân hướng lựa chọn điều trị hiệu quả nhất. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 325 bệnh nhân azoo được thực hiện trong 2 năm 2008-2009 tại Trung Tâm Công Nghệ Phôi - Học Viện Quân Y. Các bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm TDĐ azoo ít nhất 3 lần, được điều trị phác đồ kích thích sinh tinh ít nhất 3 tháng (phác đồ tùy theo từng bệnh nhân). Có đầy đủ các xét nghiệm máu thường quy trong giới hạn bình thường, không có chống chỉ định. Bệnh nhân được hẹn để làm thủ thuật PESA, MESA. Nếu PESA hay MESA không tìm thấy tinh trùng, kỹ thuật testicular biopsy được thực hiện [3, 4, 5]. Mẫu sinh thiết tinh hoàn được cố định làm tiêu bản nhuộm H.E (Hematoxilin Eosine) và quan sát hình ảnh vi thể mô tinh hoàn [1]. Xử lý số liệu bằng STATA 10.0 3. Kết quả và bàn luận Quá trình thực hiện kỹ thuật với 325 bệnh nhân trên, chúng tôi rút ra một số kết quả sau: 3.1. Nhận xét chung về bệnh nhân: Tuổi, thời gian vô sinh trung bình được thể hiện ở bảng 1 Tuổi (năm) ± SD Thời gian vô sinh (năm) ± SD 31,22 ± 6,80 4,65 ± 4,95 Độ tuổi và thời gian vô sinh phù hợp với độ tuổi sinh sản và thời gian đang tham gia điều trị. 3.2. Thể tích tinh hoàn bệnh nhân: Kết quả về thể tích tinh hoàn trung bình của bệnh nhân - bảng 2 Nhóm Bệnh nhân ± SD Người bình thường P Thể tích (ml) 6,35 ± 2,57 12 - 15 < 0,01 Nhìn chung bệnh nhân có thể tích tinh hoàn nhỏ hơn bình thường, nói lên suy giảm về chức năng sản xuất tinh trùng. Phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thành Như [2]. 3.3. Nồng độ hocmon nội tiết - bảng 3: Bệnh nhân ± SD Người bình thư ờng FSH (mIU/ml) 25,73 ± 7,65 2,5 - 5 LH (mIU/ml) 14,82 ± 5,39 4 - 8 TESTOSTERONE (ng/ml) 3,75 ± 1,84 2,5 – 5 Kết quả chung về xét nghiệm nội tiết tố của bệnh nhân cho thấy nồng độ FSH và LH tăng cao hơn bình thường có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Chứng tỏ chức năng sản xuất tinh trùng suy giảm, tuyến yên tăng tiết FSH và LH để kích thích biểu mô tinh phát triển. Phù hợp với Dohle [6]. 3.4. Kết quả MESA, PESA và sinh thiết tinh hoàn: 325 ca PESA, MESA được thực hiện - bảng 4: PESA MESA 115 (35,38%) 210 (64,62%) 210 ca MESA không phát hiện tinh trùng được tiến hành kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn, kết quả H.E sau biopsy, phần lớn mô tinh có rối loạn sinh tinh không thể hồi phục, tuy nhiên 43 ca có thể hồi phục (bảng 5). Có khả năng hồi phục Không có khả năng hồi phục 43 (20,47%) 167 (79,53%) Tổng hợp khả năng thu được tinh trùng từ kỹ thuật PESA, MESA, TESE hay nuôi cấy tinh tử ở 325 bệnh nhân như sau (bảng 6): Tinh trùng thu được từ PESA, MESA TESE hay nuôi cấy tinh tử Không có khả năng hồi phục 158 (48,61%) 167 (51,39%) Kết quả cho thấy gần 50% số bệnh nhân azoospermia có khả năng thu được tinh trùng qua các kỹ thuật PESA, MESA, TESE hay nuôi cấy tinh tử. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dohle và cs [6]. 4. Kết luận 325 bệnh nhân azoospermia thăm khám và điều trị tại Trung Tâm Công Nghệ Phôi - Học Viện Quân Y trong 2 năm 2008-2009, được thực hiện các kỹ thuật PESA, MESA testicular biopsy. Một số kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân có thể tích tinh hoàn nhỏ hơn bình thường (6,35ml so với 12-15ml); nồng độ FSH, LH cao trong máu (FSH: 25,73; LH: 14,82) trong khi testosterone máu không có sự thay đổi đáng kể. Có 158 ca (48,61%) có thể có con của chính mình bằng các kỹ thuật PESA-ICSI, TESE-ICSI hay nuôi cấy tinh tử và 167 ca (chiếm 51,39% số bệnh nhân azoospermia còn lại) phải thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng xin tinh trùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các kỹ thuật mô học. Nhà xuất bản y học 1985. 2. Nguyễn Thành Như. Tinh hoàn có thể tích bao nhiêu là an toàn. Tạp chí giới tính; tháng 10/2009. 3. Temple-Smith PD, Southwick GJ, Yates CA, Trounson AO, de Kretser DM. Human pregnancy by IVF using sperm aspirated from the epididymis. J In- vitro Fert Embryo Transfer. 1985;2(3):119-22. 4. Craft P, Shrivastav P. Treatment of male infertility. Lancet.1994;344(8916):191- 5. Devroey P, Liu J, Nagy Z, Goossens A, Tournaye H, Camus M, et al. Pregnancies after testicular sperm extraction and intracytoplasmic sperm injection in non-obstructive azoospermia. Hum Reprod. 1995;10(6):1457-60. 6. G.R. Dohle, A. Jungwirth, G. Colpi, A. Giwercman, T. Diemer, T.B. Hargreave. Guidelines on Male Infertility. European Association of Urology 2007. . Kỹ thuật chọc hút tinh hoàn, mào tinh và sinh thiết tinh hoàn Summary 325 azoospermic patients were carried out PESA, MESA. PESA và sinh thiết tinh hoàn: 325 ca PESA, MESA được thực hiện - bảng 4: PESA MESA 115 (35,38%) 210 (64,62%) 210 ca MESA không phát hiện tinh trùng được tiến hành kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn, . thấy tinh trùng, kỹ thuật testicular biopsy được thực hiện [3, 4, 5]. Mẫu sinh thiết tinh hoàn được cố định làm tiêu bản nhuộm H.E (Hematoxilin Eosine) và quan sát hình ảnh vi thể mô tinh hoàn