Bắc thuộc lần I & II Từ Bắc thuộc chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc. Có ba thời kỳ Bắc thuộc: Bắc thuộc lần thứ nhất (110 TCN - 541) Bắc thuộc lần thứ hai (602 - 905) Bắc thuộc lần thứ ba (1407 - 1418) Thông thường, người ta hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (207 TCN) cho đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập từ nhà Nam Hán (938); nghĩa là gộp hai lần Bắc thuộc thứ nhất và thứ hai. Trong thời gian này Việt Nam (Giao Chỉ) bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình: nhà Triệu, nhà Tây Hán, nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tống, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường, Nam Bắc triều phân tranh của Trung Quốc, và chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ Lý Bí với nước Vạn Xuân (541-602). Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân. Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này có thể ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Nhâm Diên và Tích Quang được cho là hai thái thú nhà Hán có công truyền bá kỹ thuật khai khẩn và trồng cấy. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam. Bắc thuộc lần thứ nhất Năm 110 TCN, nhà Hán đã chiếm được Việt Nam và chia làm chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ có trị sở tại Long Biên. Năm 40, thái thú Giao Chỉ là Tô Định tàn ác,giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa đánh được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua. Năm 42, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang. Năm 248, có người con gái ở quận Cửu Chân là Triệu Thị Trinh họp dân chúng đánh đuổi các quan lại đô hộ ở các quận huyện, sau bị Lục Dận là thứ sử đàn áp phải chịu thất bại. Thời kỳ Vạn Xuân Năm 541, vì chính sự hà khắc của quan lại địa phương, Lý Bí, với sự giúp đỡ của Tinh Thiều, Phạm Tu và Triệu Túc, nổi lên đánh đuổi quan lại , rồi xưng là Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm 545, nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem quân sang tái chiếm. Nam Đế đem ba vạn quân chống cự, thua trận phải rút lui về động Khuất Lạo. Ông sai tướng là Triệu Quang Phục cầm binh chống giữ. Quang Phục đem quân về đầm Dạ Trạch, dựa vào hình thế nhiều bụi rậm, lau lách ở đó để kháng chiến. Triệu Quang Phục là con Triệu Túc theo Nam Đế đánh dẹp được phong làm Tả tướng quân. Năm 548, Nam Đế mất. Triệu Quang Phục bèn xưng làm Triệu Việt Vương. Năm 550, nhà Lương có loạn phải triệu Trần Bá Tiên về. Bá Tiên giao quyền cho phó tướng Dương Sàn. Triệu Quang Phục ra đánh giết Dương Sàn, đóng đô ở thành Long Biên. Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo trước đó ở đất người Di Lạo, lập nước Dã Năng xưng làm Đào Lang Vương. Năm 555 Lý Thiên Bảo chết không có con nối dõi, tướng của ông là Lý Phật Tử nối ngôi. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương không thắng được. Hai bên chia đôi đất giảng hoà. Lý Phật Tử vào thành Ô Diên sai con là Nhã Lang sang xin cưới con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Triệu Việt Vương yêu con bèn cho Nhã Lang ở rể. Năm 571, bị Lý Phật Tử đánh úp, Triệu Việt Vương thua trận chạy ra cửa biển Đại Nha tự vẫn. Lý Phật Tử xưng làm (hậu) Lý Nam Đế vẫn đóng đô ở Ô Diên sau đổi lên Phong Châu. Bắc thuộc lần thứ hai Thuộc Tùy - Đường Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về bắc rồi chết ở đó. Năm Nhâm Tuất (722) tức năm Khai Nguyên thứ mười, đời Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, Mai Thúc Loan đã khởi nghĩa tại Hoan Châu, chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn là căn cứ chính chống quân chiếm đóng nhà Đường. Năm 791, Cao Chính Bình làm An Nam đô hộ phủ bắt dân đóng góp nặng nề, Phùng Hưng dấy binh vây phủ. Chính Bình lo sợ thành bệnh mà chết. Phùng Hưng vào thành chưa được bao lâu thì chết, con là Phùng An lên thay và tôn hiệu cha làm Bố Cái Đại Vương. Nhà Đường sai Triệu Xương sang dụ, Phùng An đem quân ra hàng. Họ Khúc tự chủ Năm 905, hào trưởng người Việt ở Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ chiếm giữ châu trị, xưng là tiết độ sứ, có ý khôi phục nền độc lập. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục làm Tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Nam Hán chiếm đóng Năm 923, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về bắc, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu. Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Thừa Mỹ đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết Độ Sứ. Dứt họa Nam Hán Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để thay chức. Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc này. Cách phân chia thời gian trên đây căn cứ vào sử sách vì các sử gia cho rằng: đến năm 939, khi Ngô Quyền chính thức xưng vương, Việt Nam (bấy giờ gọi là "Tĩnh Hải quân") mới được coi là tách ra khỏi Trung Quốc. Trên thực tế, người Việt đã tự quản từ năm 905, sau đó chỉ bị Nam Hán chiếm đóng trong thời gian ngắn. Bắc thuộc lần thứ hai trên thực tế chấm dứt năm 931 với chiến thắng của Dương Đình Nghệ. . Bắc thuộc lần I & II Từ Bắc thuộc chỉ th i kỳ Việt Nam bị đặt dư i quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc. Có ba th i kỳ Bắc thuộc: Bắc thuộc. gi i quan l i phong kiến ở Việt Nam. Nhiều ngư i Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở l i, dần dần kết hôn v i ngư i Việt và hòa nhập vào xã h i Việt Nam, và con cháu trở thành ngư i Việt. v i th i gian độc lập ngắn ng i như th i kỳ Hai Bà Trưng (40-43), th i kỳ Lý Bí v i nước Vạn Xuân (541-602). Trong suốt các th i kỳ Bắc thuộc, các triều đ i Trung Quốc không ngừng thực hiện