1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cuộc hành quân vượt qua eo biển Kerch băng giá pptx

8 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 144,55 KB

Nội dung

Cuộc hành quân vượt qua eo biển Kerch băng giá Dịch từ http://www.battlefield.ru Trong cuộc chiến trên bán đảo Crưm, có một vai trò đặc biệt quan trọng là Hồng quân đã có thể thành công vượt qua eo biển Kerch băng đá vào tháng giêng năm 1942. Chiến dịch quân sự này đã được đặt ra rất lớn về mặt hậu cần, cũng như tổ chức những thách thức cho các đơn vị công binh của mặt trận Trans-Caucas và di chuyển một số lượng lớn quân đội cùng với những trang thiết bị để vượt qua eo biển vào giữa mùa đông với những nỗ lực, sáng tạo và thần tốc một cách tối đa. Thật đáng tiếc, cho đến tận hôm nay những tài liệu quân sự vẫn im lặng trước những hành động quả cảm và anh hùng của các chiến sĩ công binh trong chiến dịch này. Điều đó đã thúc giục tôi, nguyên là chỉ huy các đơn vị công binh của mặt trận và cũng là người đã từng tham gia trong sự kiện đó, phải nói lên những gì tôi đã trải qua để tổ chức cuộc vượt qua băng giá trong chiến dịch này. Vào tháng 12 năm 1941, quân đoàn số 51 khi đó là một bộ phận thuộc mặt trận Trans- Caucas, đã nhận lệnh bằng bất kỳ mọi phải vượt qua eo biển Kerch, tiêu diệt các nhóm quân địch đang đóng tại bán đảo Kerch và chiếm lại thành phố Kerch. Để hoàn thành được mục tiêu đó, quân đoàn đã phải tiến quân thẳng theo công sự Thổ Nhĩ Kỳ (Турецкий вал) và dọc theo nhà ga Ak-Monaj, với mục tiêu đánh chiếm một phần phía bắc của các vị trí Ak-Monaj. Để tạo điều kiện cho cuộc vượt eo biển được thuận tiện hơn, quân đoàn đã được sự hỗ trợ của đội tàu biển Azov và các lực lượng trong căn cứ hải quân Kerch. Cuộc vượt eo biển kéo dài từ tháng 12/1941 cho đến tháng 1/1942, đã phải trải qua dưới những điều kiện khí tượng vô cùng khắc nghiệt. Thời tiết cực kỳ buốt giá, đã lập tức trở lên tồi tệ hơn trước khi lịch trình được bắt đầu. Dự báo cho biết rằng, những điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ còn tiếp tục vào những tuần kế tiếp. Tuy nhiên, trung tướng D.T. Kozlov – chỉ huy mặt trận và phó đô đốc hải quân F.S. Oktjabrskij chỉ huy Hạm đội Biển Đen vẫn quyết định không trì hoãn chiến dịch, do ta cần phải giảm bớt sực ép sự vây hãm của địch tại cảng Sevastopol. Khi đó, các sĩ quan chỉ huy đã nhận thấy rằng, chiến dịch vượt eo biển trong thời tiết bão tố của mùa đông thì cực kỳ phức tạp, tuy nhiên cũng có phần nào bù đắp bởi yếu tố bất ngờ của chiến dịch. Các tàu chiến bắt đầu bắt đầu chất hàng vào chiều ngày 25/12, với thời tiết vẫn tiếp tục trở nên xấu hơn. Vào lúc 20 giờ 20, L.S. Frolov – chỉ huy căn cứ hải quân Kerch đã báo điều kiện thời tiết về cho chỉ huy quân đoàn số 51 – trung tướng V.N. Lvov: Tốc độ gió hiện đang ở mức 14 m/s; biển động cấp 5 – 6 (biển động đến biển động dữ dội, sóng đánh cao 2.5-6 mét hoặc 7.5-18 feet – ND). Báo cáo về thời tiết cũng được gửi đến tham mưu trưởng hạm đội Biển Đen – thiếu tướng hải quân I.D. Eliseev. Bất kể đến thời tiết tồi tệ, vào hồi 23 giờ 10, cả hai vị tướng chỉ huy Lvov và Eliseev vẫn ra lệnh cho tiến hành chiến dịch chư kế hoạch đã định. Cuộc vượt biển được tiến hành trong điều kiều kiện hoàn toàn không thuận tiện. Những chiếc xà lan chiến đấu được lai dắt đang chuyên chở binh sĩ và trang thiết bị đã bị ngập nước và bị rời ra khỏi những chiếc tàu kéo của chúng. Do vậy, những chiếc tàu kéo đã bị giảm tốc độ và một vài phân đội chiến đấu đã phải quay lại cảng. Tuy nhiên, đến ngày 26/12 các binh sĩ Hồng quân đã đổ bộ được lên gần những ngôi làng ở Kamysh-Burun và Staryj Karantin cũng như ở khu vực Mũi Zjuk – Mũi Hroni. Để tiếp nhận các cuộc đổ bộ mới, trung tướng Lvov và chỉ huy mặt trận Kozlov đã ra lệnh cho các đội quân tiếp viện tăng cường ở nhiều điểm đầu cầu. Một vài đội tàu chiến được điều ra biển, tuy nhiên những cuộc đổ bộ tiếp theo chỉ có thể tiếp bờ được ở Kamysh – Burun và gần thành phố Eltigen. Ngày 27/12, thời tiết lại càng xấu hơn và không có một cuộc đổ bộ tiếp theo nào có thể thực hiện được nữa. Giông tố có phần giảm bớt hơn vào ngày hôm sau, tuy nhiên, các đội quân tiếp viện bắt đầu tiếp cận đến bán đảo. Những cuộc đổ bộ liên tiếp được tổ chức trong suốt ngày 30/12, trong thời gian đó đội tàu Azov đã chuyển được khoảng 6.000 binh sĩ của sư đoàn súng trường số 224 cùng với 9 chiếc xe tăng, 28 khẩu súng cối và 204 tấn đạn dược. Ngoài ra, các chiếc tàu của căn cứ hải quân Kerch cũng đã đưa được 11.225 binh sĩ, 47 khẩu pháo, 229 khẩu súng máy, 198 súng cối, 12 chiếc xe tải và 210 con ngựa chiến. Còn lại, một bộ phận thuộc đội hình thứ nhất của của quân đoàn số 51, kể cả một số binh sĩ thuộc các sư đoàn súng trường số 224 và số 302 , hầu như tất cả pháo đều theo họ, cùng với toàn bộ đội hình hai (các sư đoàn súng trường số 390 và số 396 và lữ đoàn súng trường số 12) còn đang ở lại các khu đóng quân của họ trên bán đảo Taman. Ngày 28/12, hạm đội Biển Đen đã chuyên chở các đơn vị thuộc quân đoàn số 44 và đổ bộ tất cả lên cảng Feodosija tại vùng thắt của bán đảo Kerch vào đêm ngày 29/12. Với kết quả của cuộc đổ bộ này, quân địch đã phải bắt đầu tổ chức rút quân ra khỏi vùng Kerch. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết quả xấu nên đã ngăn cản đội tàu Azov chuyển được hết số lượng binh sĩ của quân đoàn số 51 để tham gia tác chiến. Ngày 30/12, ban tham mưu mặt trận nhận được báo cáo về sự đóng băng trên eo biển Kerch, nhưng các tàu chiến vẫn còn có thể chuyên chở được các binh sĩ đến bán đảo. Một sự thay đổi vào đêm ngày 31/12, khi đó ban tham mưu đã nhận được điện tín của Công binh trưởng, đại tá V.P. Shurygin thuộc quân đoàn số 51 thông báo về việc băng đá đang trôi dữ dội trên eo biển. Các chiếc tàu ở đang trong luồng băng trôi đã trở nên không thể kiểm soát được và bị trôi theo băng đá hoặc bị ngắc ngư quanh bờ. Hạm đội đã xác nhận được thông tin này vào buổi sáng hôm sau. Thông báo đã nói rõ rằng, các loại tàu thủy và tàu vận chuyển quân dụng hiện đang ở bán đảo Taman, không thể nào rời khỏi cảng được, những nỗ lực giải thoát cho các chiếc tàu và binh sĩ đang được tiến hành trên biển. Với tình thế này, chỉ huy mặt trận đã yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình băng trôi và chỉ thị cho chuẩn bị một cuộc vượt băng đá, ít nhất cũng phải vượt là các đội hình bộ binh. Đại tá Shurygin cùng với ban tham mưu của mình đã nghiên cứu tình băng đá trên eo biển và bắt đầu cho lắp ráp các trang thiết bị cần thiết để tổ chức một cuộc vượt eo qua băng đá. Thêm nữa, ban tham mưu công binh cần nhanh chóng soạn thảo và phân bổ cho binh sĩ những hướng dẫn để chế tạo ván trượt tuyết, liếp đi tuyết và trang bị xe trượt tuyết. Những đơn vị xây dựng của mặt trận cũng được tập trung chế tạo các thiết bị này, trong khi đó tiểu đoàn Công binh Cơ giới số 132 và tiều đoàn Cơ giới cầu cống số 6 cùng với một số đơn vị phụ trợ đã được giao phó tự chuẩn bị vượt biển. Công binh của quân đoàn và của mặt trận liên tục khảo xát tình hình băng trôi. Vào các ngày 3 – thàng giêng, các đơn vị chỉ đạo khảo sát bất ngờ phải đối mặt với các điều kiện thách thức rất đặc biệt, do sự xuất hiện một số lượng đáng kể những vết nứt trên băng và khá nhiều vị trí băng mềm cùng với hướng gió đông bắc thổi quá mạnh. Những người lính công binh phải tiến về trước theo từng đội hình một, họ cẩn thận đo đạc độ dày của băng trong khi đã cột chặt cáp an toàn qua băng và kéo những tấm ván gỗ bắc ngang làm cầu ở các vị trí băng nứt quá lớn Trong khi lính công binh vẫn đang tiếp tục khảo sát băng, các binh sĩ quân đội đã tự chuẩn bị các trang thiết bị để vượt băng. Qua vài ngày, các binh sĩ đã làm được hơn 1500 tấm ván trượt tuyết và đôi giầy đi tuyết cùng với vài tá xe trượt tuyết. Cuộc vượt băng bắt đầu, các sĩ quan công binh đã vạch rõ lộ trình và dẫn dắt đội hình binh sĩ băng trên biển. Băng vẫn còn khá mềm và rất dễ bị tan vỡ, các sĩ quan công binh buộc phải vạch ra các tuyến lộ trình mới vài lần trong một ngày. Lính bộ binh tổ chức vượt biển từng đội hình một với khoảng cách từ 5 – 7 mét. Độ dày của băng như đã nói thì chỉ có thể chuyển những khẩu súng máy trên những chiếc xe trượt tuyết, còn những khẩu pháo đành để lại phía sau. Ngày 6 tháng giêng, khoảng 13 ngàn binh sĩ thuộc các sư đoàn số 302 và số 244, cùng với các đơn vị thuộc sư đoàn súng trường số 396 và hầu hết lữ đoàn súng súng trường số 12 đã vượt băng an toàn. Tiểu đoàn công binh cơ giới số 132 do đại úy P.N. Nikonov chỉ huy rất đáng được đề cập đến, vì họ đã vạch ra được các tuyến lộ trình và hướng dẫn các đội hình bộ binh vượt qua biển đóng băng trong cuộc hành quân này. Do không có một trang thiết bị hạng nặng nào có thể chuyên trở vượt qua biển đóng băng ở giai đoạn này của cuộc hành quân, nên chỉ huy mặt trận quyết định dừng cuộc vượt băng. Những đơn vị còn lại thuộc quân đoàn số 51 đã nhận được chỉ thị tiếp tục cố gắng đưa tàu vận chuyển vượt biển từ mũi phía nam thuộc bán đảo Taman. Trong khi đó, đội hình thứ hai của mặt trận (Quân đoàn 47 và một sư đoàn kỵ binh Cô dắc Kuban) được lệnh đến Anapa và Novorossijsk, ở đó, hạm đội Biển Đen sẽ có thể đưa họ đổ bộ đến bờ biển Crưm. Công binh trưởng, đại tá S.V. Holodov thuộc quân đoàn 47 nhận nhiệm vụ tổ chức cuộc vượt biển cuối cùng này. Với tiển triển của cuộc hành quân, đòi hỏi người chịu trách nhiệm quản lý người và trang thiết bị từ bán đảo Taman đã trở thành một vấn đề chủ yếu. Ở quân đoàn 51, vấn đề này đã được giải quyết bởi chính các sĩ quan tham mưu, họ đã có mặt ngay tại các vị trí đưa lên tàu mà không có bất kỳ sự quản lý hậu cần tập trung nào. Trong khi đó, tại các điểm tập kết của quân đoàn vẫn còn lại khoảng hơn 50 ngàn binh lính, hầu hết trong số đó là những đơn vị pháo binh và vũ khí hạng nặng cùng với một khối lượng đạn dược đáng kể. Như đã nói, chỉ huy mặt trận đã quyết định cho tổng chỉ huy các khu vực phía sau – trung tướng V.K. Mordvinov sẽ đứng ra chịu trách nhiệm tập trung và quản lý chuyên chở người và trang thiết bị từ tất cả các mạn tàu của hạm đội Biển Đen trên bờ biển Capcas phía bắc đến các đầu cầu ở Kerch. Khi đó, tôi là Công binh trưởng của mặt trận đã trực tiếp thi hành một số chức năng tại quân đoàn 51. Nhiệm vụ của tôi là sử dụng tàu của đội tàu Azov, vận chuyển pháo và đạn dược đến các điểm đầu cầu trong những ngày 8 – 10 tháng giêng, cùng với tổ chức vận chuyển trang thiết bị hạng nặng tự vượt qua biển đóng băng vào cơ hội đầu tiên có thể. Do đó, sở chỉ huy mặt trận đã ngay lập tức nhận trách nhiệm chỉ huy tất cả các cuộc hành quân vượt biển, các sĩ quan chỉ huy của của các quân đoàn số 44 và số 51 được rảnh rang để tập trung vào chỉ huy các trận đánh cho binh sĩ đã vượt qua eo biển. Do đó, ban tham mưu của quân đoàn 51 đã tự di chuyển ra khỏi Kerch và tiến sát tới tiền tuyến, tổng chỉ huy chiến dịch của quân đoàn – thiếu tướng N.I. Dubinin ở lại phía sau cùng phối hợp với mặt trận. Một mệnh lệnh mới được cơ cấu rộng lớn hơn để loại bỏ những sai sót hậu cần trong các đợt vận chuyển binh lính vượt eo biển, cho phép lập kế hoạch cũng như thi hành lệnh vượt biển cho các đơn vị tham gia khác được dễ dàng hơn. Các sĩ quan chỉ huy quân đoàn đặt vấn đề vận chuyển pháo, đạn dược cùng các đơn vị công binh và tín hiệu lên ưu tiên hàng đầu trong 3 – 4 ngày đầu tiên ngay sau khi mệnh lệnh mới được ban hành. Những yêu cầu đã được thực hiện. Trong vòng ba ngày, các tàu vận chuyển đã suôi ngược giữa mũi phía nam thuộc bán đảo Taman và các vị trí đổ bộ ở Kerch để chuyên chở hơn 8.250 binh sĩ, 120 xe vận tải, 113 khẩu pháo dã chiến, 40 khẩu cối cùng với các trang thiết bị khác. Trong các chuyến vận chuyển này bao gồm tất cả các pháo binh thuộc trung đoàn súng trường núi 105 và các sư đoàn súng trường số 302 và số 390, thêm cả một số súng của các sư đoàn súng trường số 224 và số 396 và lữ đoàn súng trường 12. Dòng băng đã phá hủy một số bến tàu trên bán đảo Kerch, và hoàn toàn bao phủ các vị trí dỡ hàng khác. Do đó, làm giảm sút nghiêm trọng khả năng bốc dỡ của quân đoàn 51, chỉ các vị trí Enikal, Kerch và Kamysh-Burun là còn có thể sử dụng được, nhưng tại những nơi đó máy bay địch đã liên tục oanh kích và đã làm hư hỏng nặng. Các đơn vị công binh đã phải tiến hành sửa chữa lại những vị trí bị hư hại, tuy nhiên tiến trình bốc dỡ còn diễn ra rất chậm chạp. Theo như tính toán của chúng tôi khi đó, để chuyển đội hình hai của quân đoàn 51 bằng tàu thủy sẽ phải đến tận giữa tháng hai mới hoàn thành. Vậy chỉ còn một con đường để tăng tốc hành quân là một số binh sĩ cần phải vượt qua biển đóng băng một lần nữa, phương án này đã được chấp nhận. Từ ngày 11 đến ngày 18 tháng giêng năm 1942, nhiệt độ trung bình hàng ngày vào khoảng từ âm 18 đến âm 20 độ C (khoảng âm 28 độ F – ND). Phần phía nam eo biển Kerch cho đến Enikal vẫn còn toàn đóng băng. Về phía khác, băng đóng xem như toàn bộ gần xóm chài nhỏ Zhukovka, tuy nhiên chưa có một cuộc vượt biển nào được tổ chức tại đây. Ngỳa 18 tháng giêng, tôi bắt đầu tiến hành một cuộc khảo sát dòng băng cứng trên vùng Zhukovka-Glejki thuộc bờ biển Crưm. Ông giám đốc tập thể đánh cá của chính quyền địa phương đã giúp tuyển chọn một số người đánh cá lão luyện, những người rất thông thuộc về eo biển này. Họ rất nhiệt tình giúp đỡ trong cuộc khảo sát băng đóng, và dẫn đường cho binh sĩ vượt biển. Thực tế là, trong cuộc nội chiến (cuộc nội chiến của nước Nga, 1918 – 1922 – ND) một số trong những người đánh cá đó đã giúp đỡ các đơn vị Hồng quân vượt eo biển từ Kerch vào Taman. 12 người đánh cá đã tham gia với tiểu đoàn công binh 75 và đợt khảo sát băng được bắt đầu vào ngày 19 tháng giêng. Đầu tiên, những người đánh cá chạy từ Kerch đến bán đảo Taman, lấy các số đo độ dày của băng ở các vị trí trên eo biển. Khi sang đến bờ bên kia, họ quay lại bằng lộ trình khác, tiếp theo là các nhóm khảo sát cùng với các sĩ quan và người thuộc tiểu đoàn công binh 75. Tất cả có tám nhóm 10 – 12 người, mỗi nhóm đều do một sĩ quan chỉ huy cùng với 1 – 2 người đánh cá đi kèm, vẽ bản đồ thành tám lộ trình riêng để vượt eo biển. Cùng với các thiết bị trắc địa, tám nhóm khảo sát còn mang theo điện thoại dã chiến, cứ hai kilômét lại báo cáo về cho Công binh trưởng của mặt trận. Những báo cáo đó mô tả lại các tình trạng đóng băng và độ dày của nó cũng như những công việc cần phải làm để gia cường tảng băng và làm các lộ trình cho binh sĩ có thể vượt qua được. Khoảng 14 giờ ngày 19 tháng giêng, các nhóm khảo sát đã tiếp cận được đến bán đảo Taman và thiết lập điện thoại liên lạc với căn cứ ban tham mưu vượt biển ở tại Zhukovka. Các báo cáo có chiều hướng rất thuận lợi: độ dày của băng trên cả tám lộ trình đều trong phạm vi từ 14 đến 20 Cm, và không có rạn nứt trên băng. Một số lộ trình cần được đẽo bớt trên đường đi những gợn băng có cạnh sắc nhọn. Khi họ đã tiếp cận được đến bờ bán đảo Taman, những trinh sát liền nhận nhiệm vụ liên lạc với các chỉ huy đơn vị bộ binh và pháo binh để kết nối thông tin qua đường điện thoại giữa họ với chỉ huy chiến dịch vượt biển – nghĩa là Công binh trưởng của mặt trận. Để hoàn thành nhiệm vụ này, lính trinh sát đã lên kế hoạch, chọn lọc các tuyến lộ trình luân phiên cho các trường hợp tám lộ trình đã xác định trước gặp sự cố trong khi binh sĩ của chúng ta đang tiến hành cuộc vượt băng. Đoàn binh sĩ đầu tiên được tiến hành tổ chức vượt băng, đoàn này là những bộ phận còn lại thuộc sư đoàn súng trường 224 và lữ đoàn súng trường 12, cùng với các khẩu đội pháo binh, tín hiệu và các đơn vị phụ trợ khác. Đoàn vượt băng tiếp theo gồm có, các sư đoàn súng trường số 390 và số 396 và toàn bộ các binh lính hỗ trợ của họ, trong khi đoàn thứ ba vượt băng gồm có tất cả các đơn vị hỗ trợ còn lại và các quân chủng hậu quân của quân đoàn. Mỗi sư đoàn được tổ chức vượt băng tại hai tuyến lộ trình riêng biệt, phụ thuộc vào từng vị trí đóng quân của họ. Những sự chuẩn bị của binh sĩ gồm, dây thừng dự trữ và những tấm ván gỗ để gia cố nền băng đóng nếu cần thiết. Theo chỉ thị nghiên cứu tính khả thi cho việc vận chuyển ngựa vượt băng, trong mỗi đội hình bộ binh sẽ dẫn theo ngựa, chúng cách nhau cứ 30 mét một con. Pháo binh được bố trí vượt băng trên các xe trượt tuyết. Cuộc vượt biển đóng băng của các binh sĩ được bố trí tiến hành vào hồi 22 giờ ngày 19 tháng giêng. Các tuyến lộ trình được vạch ra như dự tính. Những điểm xuất phát cho các tuyến được đánh số từ phải sang trái, được xác định vị trí tại vùng Kordon Ilicha-Chushka. Những điểm cuối bên kia Crưm của eo biển là phía bắc ngôi làng Glejka. Hầu hết các tuyến lộ trình đều chạy từ dải Chushka về phía tây và chảy vào Crưm theo hướng gần hoặc thẳng đến phía bắc Zhukovka. Kiểm soát toàn bộ chiến dịch được duy trì qua đường điện thoại dã chiến. Các tuyến liên lạc này được sĩ quan chỉ huy thường trực của chiến dịch liên tục giữ liên lạc với cả tám điểm xuất phát, cũng như với các trạm kiểm tra được bố trí cứ ba kilômet một trạm trên mỗi tuyến lộ trình. Khi đó còn có thêm bốn trạm kiểm tra trên bờ biển Crưm. Tiểu đoàn công binh 75 đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chiến dịch này. Trên mỗi tuyến lộ trình, còn có thêm từ 2 – 3 đường hỗ trợ thêm được vạch kế hoạch. Các trạm kiểm tra liên tục thông báo cho sở chỉ huy về tiến triển của các đội hình hoặc bất kỳ một sự cần thiết nào để lập lại tuyến lộ trình mới. Toàn bộ cuộc vượt biển được chia thành từng đoạn 3Km, mỗi đoạn được trợ giúp bởi một đội công binh chuyên trách để giữ nhiệm vụ theo dõi và nghiên cứu tình hình băng đóng sau khi đội hình binh sĩ đã đi qua. Nếu như có rạn nứt xuất hiện dọc theo lộ trình, thì đội hình tiếp theo ngay lập tức được chuyển sang đường phụ. Trên mỗi tuyến của 8 lộ trình, còn có thêm một đội công binh cùng với các sĩ quan có nhiệm vụ gia cố nền băng ở những nơi cần thiết, xuyên qua những tảng băng và thành lập những đường liên kết giữa các tảng băng với bờ biển, bởi biển đóng băng thường khá yếu ở những vị trí gần bờ. Binh sĩ nhất định bị cấm dừng lại với bất kỳ lý do nào trong khi đang tiến hành vượt eo biển – điểm dừng nghỉ đầu tiên của họ được bố trí tại bờ biển Crưm. Mỗi đội hình được ước định thời gian là 5 giờ để vượt qua phía bên phải lộ trình và từ 2 – 3 giờ từ giữa tuyến đến hết phía bên trái lộ trình. Đội hình tiếp theo sẽ được bắt đầu vượt khi đội hình phía trước đã đi đến trạm kiểm tra đầu tiên trên tuyến và sau khi được các công binh xác nhận điều kiện của băng có thể thuận tiện để tiếp tục cuộc hành quân. Khoảng thời gian giữa hai đội hình trung bình là từ 2 – 2.5 giờ. Trong trường hợp có bão tuyết, các đội hình sẽ được công binh và dân đánh cá hộ tống đến trạm kiển tra tiếp theo. Bộ phận công binh dự bị được đặt tại Zhukovka. Bộ phận này được tăng cường cho các đội công binh hộ tống đội hình hành quân hoặc để gia cố nền băng khi cần thiết. Đội dự bị còn có thêm các đơn vị lặn để nhận nhiệm vụ tìm kiếm hoặc cứu hộ. Vào 20 giờ ngày 19 tháng giêng, chỉ huy mặt trận đã thông báo điều kiện kiện băng đóng thuận lợi cho quân đoàn 51 để tiến hành cuộc vượt biển, từ các đội hình thứ nhất và thứ hai của binh sĩ đến các đơn vị pháo binh thuộc sư đoàn. Chỉ huy ra lệnh, cần tiến hành tổ chức vượt biển ngay sau khi thời cơ cho phép và đánh giá tình hình ít nhất một lần trong vòng 12 tiếng. Cuộc vượt biển không được tiến hành vào ban ngày để tránh bị phát hiện. Bất kỳ một công việc nào có liên quan đến gia cố nền băng được tiến hành vào vào ban ngày, đều chỉ được tổ chức bởi một nhóm nhỏ công binh. Cuộc hành quân vượt biển đóng băng được mở đầu vào đêm ngày 20 tháng giêng năm 1942. Các đội hình được tổ chức vượt biển trong đêm đầu tiên này gồm có, các đơn vị thuộc lữ đoàn súng trường 12 và các sư đoàn súng trường số 224 và số 302, cùng với một phần pháo binh của họ. Ngày hôm sau, một số xe ngựa được thử nghiệm vượt biển. Cuộc vượt biển vào đêm đầu tiên rất thành công, bộ tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức vượt biển cho các binh sĩ còn lại thuộc quân đoàn 51, loại trừ các khẩu đội pháo hạng nặng thuộc bộ tư lệnh dự bị, các khẩu đội này sẽ được vận chuyển bằng tàu biển. Vào đêm thứ hai của chiến dịch, quân đoàn đã vượt biển thành công. Trong đó có toàn bộ đội hình thứ nhất cùng với pháo binh và quân trữ của họ, đợt này còn có thêm các bộ phận thuộc đội hình thứ hai. Vào trong đêm này, quân đoàn còn cho các xe vận tải chạy thử nghiệm. Kinh nghiệm đã trải qua trong cuộc vượt biển ngay lập tức được phổ biến rộng khắp các đơn vị của mặt trận. Trong vài đêm kế tiếp, toàn bộ quân đoàn 47, một sư đoàn kỵ binh và hai trung đoàn biên phòng với toàn bộ quân trữ và pháo binh của họ vượt biển an toàn. Các đơn vị kỵ binh và xe trượt tuyết vận chuyển quân trữ được hành quân với khoảng cách thời gian rất lớn, các kỵ sĩ phải xuống ngựa khi đi trên băng. Đồng thời, các nguồn tiếp tế thêm được gửi cho các đơn vị thuộc quân đoàn số 47 và số 51 cũng đã được chuyển qua eo biển. Trong các điều kiện tuyết rơi và sương mù là điều kiện lý tưởng để che mắt máy bay địch đánh phá trên biển, khi đó thêm nhiều đội hình được tổ chức vượt biển vào ban ngày. Tình hình tiếp tế dần trở lại ổn định. Những chiếc xe tải được chuyển qua biển đóng băng đã xuất hiện những vấn đề ngoại lệ. Lái xe thường vi phạm các khoảng cách đã qui định giữa các xe, nên đã gây ra vượt tải trọng trên mặt bằng cục bộ của băng, do đó xe tải bị sụt xuống. Để ngăn ngừa thương vong, các cánh cửa của xe được mở trong suốt cuộc hành quân, với mục đích để cho lái xe có thời gian thoát khỏi những chiếc xe bị chìm và thậm trí dỡ được một số hặc tất cả hàng hóa ra khỏi xe. Sự trợ giúp đáng kể cho các chuyến vượt biển này phải nói đến là các đội công binh, họ đã hộ tống quên mình trên từng đoạn đường vượt biển. Một chiếc xe tải chỉ mất khoảng chừng từ 15 -20 phút là chìm, do đó các lái xe đã được chỉ thị không được chốt khóa vị trí hàng hóa để có thể nhanh chóng bốc dỡ nếu có tình huống bất lợi xảy ra. Vấn đề này đã hạn chế tối đa sự mất mát hàng hóa do rủi ro. Trong toàn bộ chiến dịch, tổng số ô tô bị mất mát là không nhiều, chỉ khoảng 60 chiếc bị chìm. So số lượng của các quân đoàn số 47 và số 51 cùng với các đơn vị chiến đấu bị thiệt hại trên mặt trận Crưm là quá nhỏ. Những chiếc xe tải bị chìm xuống biển, sau đó được các thợ lặn của tiểu đoàn công binh 75 trục vớt và trả lại tham gia chiến đấu. Những nỗ lực trục vớt được tiến hành hầu như lập tức ngay sau khi được báo có rủi ro. Có điều rất thú vị, toàn bộ hai tuần rưỡi trong giai đoạn của chiến dịch, quân Đức không hề đánh bom vào các lộ trình hành quân. Trong khi đó, các tàu hộ tống chạy dọc theo mỏm phía nam bán đảo Taman thì bị oanh tạc hàng ngày. Một vài lần, máy bay địch đã dội bom trực tiếp vào hải trình của tàu biển nhưng trùm sang cả lộ trình trên băng. Hình như, khi đó bọn địch không thể tin rằng ta lại có thể chuyển một số lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị vượt qua dòng băng trôi. Sự tổ chức tài tình, đã định ra giới hạn vượt biển vào đêm tối hoặc vào thời gian có tầm nhìn thấp, cũng như các hoạt động an toàn chặt chẽ đã hầu như đóng góp vào che mắt sự đánh giá của địch về khả năng của cuộc vượt biển. Kinh nghiệm cho thấy, trong chiến dịch Kerch đã chứng tỏ hiệu lực của tính phối hợp giữa sự chuẩn bị vượt biển chặt chẽ với các cuộc đổ bộ của hải quân để chuyên chở một số lượng lớn về người và thiết bị vượt qua eo biển Kerch. Nhờ có thế chủ động và những nỗ lực của công binh, chiến dịch đã đạt được thắng lợi trong cuộc hành quân vượt qua eo biển Kerch đóng băng với toàn bộ hai quân đoàn cùng với khối lượng quân nhu khổng lồ. . Cuộc hành quân vượt qua eo biển Kerch băng giá Dịch từ http://www.battlefield.ru Trong cuộc chiến trên bán đảo Crưm, có một vai trò đặc biệt quan trọng là Hồng quân đã có thể thành. bộ binh vượt qua biển đóng băng trong cuộc hành quân này. Do không có một trang thiết bị hạng nặng nào có thể chuyên trở vượt qua biển đóng băng ở giai đoạn này của cuộc hành quân, nên chỉ. phải vượt qua eo biển Kerch, tiêu diệt các nhóm quân địch đang đóng tại bán đảo Kerch và chiếm lại thành phố Kerch. Để hoàn thành được mục tiêu đó, quân đoàn đã phải tiến quân thẳng theo công

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w