CÁC LOẠI HÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU Điều trị không phẫu thuật: Bao gồm lấy vôi răng và làm láng bề mặt chân răng hay còn được gọi là nạo túi (là điều trị làm sạch bề mặt chân răng loại bỏ vôi răng, mảng bám trong túi nha chu sâu, đồng thời làm láng bề mặt chân răng nhằm loại bỏ các độc tố vi khuẩn) kết hợp với liệu pháp kháng sinh tại chỗ, toàn thân tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong đa số trường hợp, điều trị không phẫu thuật kết hợp với điều trị duy trì và chế độ vệ sinh răng miệng tốt sẽ giải quyết được tình trạng bệnh nha chu của bạn mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên điều trị không phẫu thuật có một số hạn chế, do đó nếu mô nha chu vẫn chưa trở lại tình trạng lành mạnh, phẫu thuật sẽ được chỉ định nhằm mục đích phục hồi cấu trúc giải phẫu của mô nha chu và tạo thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng. Phẫu thuật nha chu: Khi bị bệnh nha chu, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật nha chu. Phẫu thuật nha chu là điều trị cần thiết nếu bác sĩ xác định răng và mô nha chu không thể phục hồi bằng điều trị không phẫu thuật. Dưới đây là 4 loại hình phẫu thuật nha chu được tiến hành thường xuyên nhất: Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu Phẫu thuật tái tạo mô Phẫu thuật làm dài thân răng Phẫu thuật ghép mô mềm Phẫu thuật thẩm mỹ: Bên cạnh những phẫu thuật điều trị bệnh nha chu, có những phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện thẩm mỹ. Thông thường, phẫu thuật thẩm mỹ đồng thời cải thiện các vấn đề chức năng. Các phẫu thuật thẩm mỹ nha chu thường gặp: Phẫu thuật tái tạo mô Phẫu thuật làm dài thân răng Phẫu thuật ghép mô mềm Nếu cần, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về phẫu thuật nha chu thẩm mỹ. Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Thông thường xương và nướu bám chặt vào răng, khi bị bệnh nha chu xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Theo thời gian túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu. Một khi xương ổ răng mất quá nhiều răng có thể phải nhổ bỏ. Bác sĩ sẽ đo độ sâu của túi nha chu và đề nghị phẫu thuật nhằm làm giảm độ sâu của túi do bạn không thể làm sạch được mảng bám vi khuẩn khi túi nha chu quá sâu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ bóc tách nướu ra khỏi xương, loại bỏ mô bệnh do vi khuẩn sau đó khâu lại. Trong một số trường hợp, bờ xương ổ gồ ghề sẽ được điều chỉnh để loại bỏ chỗ chứa vi khuẩn và tạo thuận lợi cho sự tái bám dính của nướu vào mô xương lành mạnh. Lợi ích của phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ vi khuẩn ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên việc loại bỏ vi khuẩn không đủ để ngăn bệnh tái phát. Sau khi phẫu thuật giảm độ sâu của túi nha chu, chế độ về sinh răng miệng tốt kết hợp với điều trị duy trì thường xuyên sẽ giúp bạn giữ được tình trạng răng miệng lành mạnh. Phẫu thuật tái tạo: Thông thường xương và nướu bám chặt vào răng, khi bị bệnh nha chu xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Theo thời gian túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu. Một khi xương ổ răng mất quá nhiều răng có thể phải nhổ bỏ. Nha sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật tái tạo khi có sự phá hủy của xưong nâng đỡ. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại. Trong quá trình phẫu thuật, nha sĩ sẽ bóc tách nướu, làm sạch mô bệnh, đặt vào sang thương các loại màng, xương ghép hay proteins kích thích tạo mô nhằm hỗ trợ khả năng tự nhiên của cơ thể tái tạo mô nha chu và xương. Có nhiều lựa chọn để cải thiện khả năng nâng đỡ của mô nha chu cũng như phục hồi xương ổ răng. Nha sĩ sẽ thảo luận với bạn về chọn lựa tốt nhất. Lợi ích của phẫu thuật: Việc loại bỏ vi khuẩn và tái tạo mô và xương giúp giảm độ sâu túi nha chu, sửa chữa những hư hại do quá trình bệnh gây nên. Kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng và điều trị duy trì tốt, cơ hội giữ được bộ răng tự nhiên của bạn gia tăng và giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan với bệnh nha chu. Phẫu thuật làm dài răng: Điều trị nha chu là nền tảng trước điều trị phục hồi và thẩm mỹ nhằm cải thiện thẩm mỹ. Bạn có thể tham khảo nha sĩ về các phương pháp để cải thiện tình trạng “cười lộ nướu” do răng ngắn. Răng của bạn có thể không ngắn nhưng bị che phủ bởi quá nhiều mô nướu. Để cải thiện tình trạng này nha sĩ có thể tiến hành phẫu thuật làm dài thân răng. Trong quá trình phẫu thuật, mô nướu và xương sẽ được điều chỉnh để bộc lộ nhiều hơn thân răng tự nhiên. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 răng để tạo vẻ hài hòa của đường viền nướu hoặc nhiều răng để nụ cười của bạn đẹp hơn. Nha sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật làm dài răng trước điều trị phục hồi hoặc thẩm mỹ. Ví dụ trong trường hợp sâu răng dưới nướu hoặc cấu trúc răng còn lại quá ít không đủ khả năng lưu giữ phục hình. Trong những trường hợp này, phẫu thuật sẽ bộc lộ nhiều hơn cấu trúc răng để có thể tiến hành điều trị phục hồi. Lợi ích của phẫu thuật: Dù nhằm mục đích cải thiện chức năng hay thẩm mỹ, phẫu thuật làm dài thân răng mang lại cho bạn 2 lợi ích: nụ cười đẹp và sức khỏe nha chu lành mạnh. Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Phẫu thuật ghép mô mềm: Phẫu thuật nha chu có thể giải quyết các vấn đề nha khoa như tụt nướu cũng như làm cho nụ cười của bạn đẹp hơn. Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt nướu. Có thể bạn muốn che phủ phần chân răng bộc lộ vì thấy răng quá dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng có thể bạn chẳng hề bận tâm gì đến vấn đề thẩm mỹ nhưng bạn bị ê răng khi ăn hay uống thức ăn nóng hay lạnh. Tụt nướu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chải răng quá mạnh không đúng phương pháp hoặc do bệnh nha chu. Trước khi điều trị bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây tụt nướu. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi nhưng hư hại và ngăn chặn sự tụt nướu tiếp tục dẫn đền sự phá hủy mô nướu và xương. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể che phủ chân răng và tái tạo mô nướu. trong quá trình phẫu thuật, nha sĩ sẽ lấy mô nướu ở vùng khẩu cái hoặc vùng khác để che phủ chân răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng. Lợi ích của phẫu thuật: Phẫu thuật ghép mô mềm ngăn cản sự tiếp tục tụt nướu và mất xương. Trong một số trường hợp, phương pháp này dùng để che phủ chân răng ngăn chặn sâu răng. Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng ê buốt răng và cải thiện thâm mỹ. Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Phẫu thuật tăng kích thước sóng hàm: Sau khi nhổ răng, nướu và xương hàm vùng răng nhổ bị khuyết. điều này xảy ra do xương ổ răng bị tiêu khi không còn nâng đỡ răng. Vùng xương hàm khuyết lõm dẫn đến khả năng răng thay thế dài hơn so với răng bên cạnh và không tự nhiên. Nha sĩ có thể có thể lấp đầy vùng khuyết lõm này bằng các phương pháp phẫu thuật tăng kích thước song hàm nhăm tạo sự hài hòa của đương viền nướu, xương đem lại cho phục hình vẻ tự nhiên,thẩm mỹ và dễ vệ sinh. Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật . CÁC LOẠI HÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU Điều trị không phẫu thuật: Bao gồm lấy vôi răng và làm láng bề mặt chân răng hay còn được gọi là nạo túi (là điều trị làm sạch bề mặt chân răng loại. miệng. Phẫu thuật nha chu: Khi bị bệnh nha chu, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật nha chu. Phẫu thuật nha chu là điều trị cần thiết nếu bác sĩ xác định răng và mô nha chu không thể. về phẫu thuật nha chu thẩm mỹ. Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Thông thường xương và nướu bám chặt vào răng, khi bị bệnh nha chu xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh