Cách ứng xử với đạo văn “Đạo” trong văn chương, báo chí không còn là chuyện quá mới mẻ. Cách những người viết ứng xử thế nào khi sự việc xảy ra mới khiến độc giả quan tâm. Đôi lúc, nhiều người quên mất rằng, những độc giả chân chính mới chính là người nhìn thấy được nhiều bình diện và đưa ra những đánh giá hợp lý nhất. Nhìn lại những cách ứng xử trong một số vụ “đạo” văn chương, báo chí gần đây, chúng ta nhận thấy không ít người chưa thực sự nhìn nhận được vấn đề. Vừa qua, có những người vô tình dính đến nghi án đạo văn đã chọn một cách ứng xử thông minh: chính thức giải trình cáo lỗi về sự việc không mong muốn xảy ra và hứa sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công việc của mình. Dù lời thanh minh của họ có thể chưa thực sự khiến tác giả và độc giả thoả mãn, nhưng cũng thể hiện được ý thức ứng xử văn minh của một người viết. Có lỗi thì nhận lỗi, không chủ định đạo văn thì nói rõ để bạn đọc và công luận thông cảm. Thiết nghĩ, đó là hành xử tối thiểu để người dính nghi án đạo văn còn giữ được sự tôn trọng của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những người không biết cách giải quyết các nghi án đạo văn của mình, gây không ít bức xức cho xã hội. “Đánh trống trước cửa nhà sấm” Đầu tháng 4 vừa rồi, giới văn chương lại một phen xôn xao khi Võ Thị Lệ Thuỷ, bút danh Lê Thuỷ, Trưởng Ban biên tập tạp chí Nâm Nung bị phát giác “đạo” trắng trợn nhiều truyện ngắn của các tác giả nổi tiếng. Cụ thể, Lê Thuỷ đã “copy, paste” khá nhiều truyện ngắn đã in của nhiều nhà văn ghi được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Đó là các truyện ngắn Bóng Kơnia đổ dài, Miền đất hoa vàng của Dương Bình Nguyên, Trong tim tôi có một vị tướng của Hoài Hương, Vết chân ngựa trên đường mòn của Đỗ Bích Thuý, Tiếng gọi lưng chừng dốc của Phạm Duy Nghĩa…Những truyện ngắn này đều được in lại trên tạp chí Nâm Nung và ký tên Lê Thuỷ. Khi bị phát giác là đã vi phạm Luật Bản quyền, Lê Thuỷ đã tỏ thái độ quanh co và cho rằng “Người ta chơi xấu em”. Trước những bằng chứng không thể chối từ, người chuyên “đạo” văn này đã khóc, chịu “cúi đầu nhận tội”. Tuy nhiên, Lê Thuỷ vẫn chưa chính thức đưa ra một lời xin lỗi cụ thể đối với tác giả bị cô “đạo” truyện. Lý do “đạo” của cô gái cao nguyên này cũng thật khó chấp nhận: “Thứ nhất do em quá thích truyện của các anh chị đó nên không kìm chế được bản thân. Thứ hai do trước đây em cũng có sáng tác, đã in một tập truyện ngắn riêng năm 2004 tại NXB Kim Đồng, đã được khen như một tài năng mà lâu nay không viết được nữa nên em…Thứ ba do em cũng muốn thử xem cả nước có ai đọc Nâm Nung không, Hội Trung ương có quan tâm tới Hội địa phương không…”. Sau khi Lê Thuỷ quanh co, cãi chày cãi cối, rồi nhận sai và hứa từ nay không làm thế nữa, độc giả không còn được theo dõi bất cứ động thái nào của cả bên “bị can” và “bị hại” nữa. Ảnh chụp từ blog của tác giả Nguyệt Vũ đăng tải những ý kiến với Hoàng Yến Anh, người đã sao chép nhiều câu và ý thơ của nhà thơ này. “Bút chiến” đạo thơ Những ngày này, độc giả đang hồi hộp theo dõi trận bút chiến giữa nhà thơ Nguyệt Vũ, những người bạn và người hâm mộ thơ chị với cây bút trẻ Hoàng Yến Anh. Khi bị phát hiện đã “sao chép” nhiều câu và ý thơ của nhà thơ Nguyệt Vũ (Minh Nguyệt) và Jasmin (Trần Thu Hà), Hoàng Yến Anh (một lưu học sinh ở Đức) đã khiến nhiều độc giả bức xúc vì cách cô nhận lỗi. Trong bài viết Giữ lửa cho niềm tin đăng trên trang web của mình, Hoàng Yến Anh đã viết: “Chị Minh Nguyệt có yêu cầu tôi gửi cho chị bản mềm của hai tập thơ “Lời của con” và “Giấu” kèm theo lời viết đại loại như nếu không tự giác gửi thì đừng có trách. Tôi đã không gửi cho chị chẳng phải vì tôi sợ mà tôi nghĩ rằng chị chẳng có tư cách gì để đòi hỏi tôi điều đó cả, nếu chị muốn tìm mọi cách để tiếp tục săn lùng những câu từ mà tôi mượn của người khác và đưa lên Văn nghệ trẻ thì Google hoàn toàn có thể giúp chị dễ dàng thực hiện điều đó. Hậu quả của việc tôi không gửi bản mềm cho chị có thể là một ngày nào đó trên báo Văn nghệ trẻ sẽ có đoạn viết: “Tôi yêu cầu tác giả gửi bản mềm 2 tập thơ nhưng cô ấy không dám gửi.” Hoàng Yến Anh đã xem việc “cái tên HYA có thể sẽ còn “được” mổ xẻ trên mặt báo nhiều nữa” là một việc gì đó rất “vinh quang”. Cô còn xấc xược nói nhà thơ Nguyệt Vũ là: “Chị chẳng có gì nổi bật và tôi cũng thế, cả hai chẳng có gì là xuất sắc để “đánh bóng” được cho nhau”. Có thể lắm, nhiều người đọc sẽ truy cập vào trang web của Yến Anh nhưng không phải để lắng nghe tâm tình của một người viết nhẹ nhàng và không “háo danh”, mà là để giật mình bởi sự khoe khoang quá lố về bản thân trong tất cả các bài viết của cô gái này, bắt đầu từ tự bạch trở đi. Hầu hết ý kiến đều cho rằng Hoàng Yến Anh đã sai trong trường hợp này. Đọc một vài bài thơ, bài viết của cô, ta cũng chỉ thấy được tác phong thơ nghiệp dư và sự ảo tưởng về bản thân của Hoàng Yến Anh. Cuộc “bút chiến” không biết bao giờ mới kết thúc. Những vụ việc “đạo” trong văn chương, báo chí cũng chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Nhưng chắc chắn một điều rằng, như một blogger đã nói: “Nghiệp viết đòi hỏi khắt khe và can đảm, nếu ai muốn trở thành “nhà thơ” vội vàng và bất chính thì thật là nông nổi!”. Sa Nam . Cách ứng xử với đạo văn Đạo trong văn chương, báo chí không còn là chuyện quá mới mẻ. Cách những người viết ứng xử thế nào khi sự việc xảy ra mới khiến. những cách ứng xử trong một số vụ đạo văn chương, báo chí gần đây, chúng ta nhận thấy không ít người chưa thực sự nhìn nhận được vấn đề. Vừa qua, có những người vô tình dính đến nghi án đạo văn. thức ứng xử văn minh của một người viết. Có lỗi thì nhận lỗi, không chủ định đạo văn thì nói rõ để bạn đọc và công luận thông cảm. Thiết nghĩ, đó là hành xử tối thiểu để người dính nghi án đạo