1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khổng Tử (551 - 479 trước Tây Lịch), vị Thầy của muôn đời ._1 doc

7 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 311,85 KB

Nội dung

Khổng Tử (551 - 479 trước Tây Lịch), vị Thầy của muôn đời Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của Cổ Nhân đã có từ trước, tuy nhiên ông đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các quan niệm căn bản không những của nền Khổng Học mà của nền Triết Học Trung Hoa. Năm điều căn bản này là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Khổng Tử tin rằng người “quân tử” không nhất thiết phải là một nhà quý tộc và người đó phải làm gương tốt về đạo đức cho các người khác noi theo. Vua nước Tề bên cạnh bèn tìm cách hãm hại nước Lỗ bằng cách đưa qua tặng vua Lỗ 80 gái đẹp và 30 ngựa tốt, khiến cho vua Lỗ đam mê. Vì thế Khổng Tử đã từ chức, rồi rời qua nước Vệ cùng một số môn đệ trong đó có Tử Lộ (Tzu-lu) và Nhan Hồi (Yen Hui) là người học trò được ưa thích. Sau khi ở nước Vệ 10 tháng mà không được vua nước này trọng dụng, Khổng Tử lại đi qua nước Trần và trên đường đi tại đất Khuông, ông bị nhầm lẫn là Dương Hổ (Yang Hu), một tên tàn bạo, nên bị quân lính vây hãm. Các môn đệ định xông ra chống cự nhưng Khổng Tử không cho phép và bảo thầy Tử Lộ đem đàn ra gẩy và chính mình hát theo, nhờ đó mới chứng tỏ được sự thực. Rồi trong thời gian ở nước Tống, Khổng Tử suýt bị ám hại bởi quan Tư Mã tên là Hoàn Khôi (Huan T’ui). Sở dĩ Khổng Tử đi hết nước này qua nước kia vì chỉ muốn đem cái sở học của mình về trị dân để thuyết phục các bậc vua chúa nhưng vào thời kỳ loạn lạc đó, không bậc vương giả nào chú ý đến các điều lễ nghĩa của Khổng Tử. Có lẽ trong thời gian đi chu du thiên hạ này, trường phái Khổng Học đã được củng cố và số môn đệ theo học cũng gia tăng rất nhiều. Tính ra từ khi rời nước Lỗ, Khổng Tử đã đi qua tất cả 14 nước và trở về quê hương vào tuổi 68, có lẽ vào năm 484 trước Tây Lịch. Không có văn bản nào ghi lại các năm cuối đời của Khổng Tử song chắc chắn ông đã dùng quãng thời gian cuối cùng này để dạy học trò, đọc lại tất cả các tài liệu thu thập được trong các chuyến đi và biên soạn các tác phẩm. Những năm cuối cùng cũng là giai đoạn bất hạnh đối với Khổng Tử vì người con trai độc nhất của ông qua đời, rồi tới lượt Nhan Hồi là môn đệ yêu quý. Năm 480, Tử Lộ cũng chết vì trận mạc. Khổng Tử mất vào năm 497, thọ 72 tuổi, mộ chôn tại Khổng Lâm, cách huyện Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông hai dậm. Các môn đệ rất thương tiếc vị Thầy nên họ đã làm nhà bên mộ và để tang trong nhiều năm. 2/ Các sách của Khổng Tử Khổng Tử được coi là một trong các nhà biên soạn một số sách cổ quan trọng nhất của Trung Hoa. Ông đã xếp đặt lại các văn thơ cổ trong cuốn Kinh Thi (the Book of Odes = Shih Ching). Đây là bộ sách chép các bài ca, bài dao từ thời thượng cổ tới đời vua Bình Vương nhà Chu. Bộ Kinh Thư (the Book of Documents = Shu Ching) của Khổng Tử là một bộ sử rất có giá trị, đã ghi chép các lời vua tôi khuyên bảo nhau, từ đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu. Bộ Kinh Dịch (the Book of Changes = I Ching) là bộ sách lý học, giải thích quan niệm của người Trung Hoa cổ xưa về cách biến hóa của trời đất, trong đó có cả cách bói toán để đoán trước điều lành dữ. Khổng Tử đã soạn lại sách này nhưng giảng rõ thêm về phần đạo lý khiến cho sau này, Kinh Dịch là một bộ sách trọng yếu của Nho Giáo. Bộ sách thứ tư của Khổng Tử là Kinh Lễ (the Records of Rites = Li Chi). Đây là bộ sách ghi chép các lễ nghi để duy trì các tình cảm tốt, các phép tắc cư xử trong xã hội. Kinh Nhạc (the Book of Music = Yueh Ching) là bộ sách thứ năm, đã bị thiệt hại nhiều nhất do việc nhà Tần đốt sách. Bộ sách quan trọng nhất và do chính Khổng Tử soạn ra là Kinh Xuân Thu (the Spring and Autumn Annals = Ch’un Ch’iu). Khổng Tử đã dùng lối viết sử để chép các chuyện về nước Lỗ, với đầy đủ niên biểu của 12 vị vua từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công, bắt đầu từ năm 722 tới năm 479 trước Tây Lịch. Đây là một bộ sách hàm chứa các triết lý về nền chính trị của nước Trung Hoa thời cổ. Sau khi Khổng Tử đã qua đời, các môn đệ của ông đã biên soạn cuốn Luận Ngữ (the Analects = the Edited Conversations = Lun Yu) ghi chép các đàm thoại của Khổng Tử với các vua quan và các môn đệ. Cuốn sách này nhấn mạnh tới nền triết học chính trị (political philosophy) của Khổng Tử. Khổng Tử đã quan tâm tới sự vô đạo đức và thiếu đạo đức của các chính quyền thời đó và ông đã cố gắng tìm kiếm một vị vua chúa chấp nhận quan điểm của ông là phải dùng các tiêu chuẩn đạo đức làm nguyên tắc trong việc cai trị dân chúng. Khổng Tử cho rằng việc chính trị trở nên tốt hay xấu là do nhà cai trị và người này phải mang lại hạnh phúc và an lạc cho người dân, muốn thế, bậc vua chuá phải làm gương tốt để ảnh hưởng đến hành động của những người khác. Khổng Tử bác bỏ cách dùng luật pháp nghiêm ngặt và tin rằng dùng các tập quán về luân lý và sự hợp lẽ (compliance) là cách hay nhất để duy trì trật tự trong xã hội. Tôn chỉ này của Khổng Tử được nói ra ở Kinh Xuân Thu với các ý nghĩa “chính danh và định phận", và một nước được thịnh trị vì nơi đó “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Khi danh phận đã được định rõ thì mọi người đều có địa vị chính đáng của mình, trên ra trên, dưới ra dưới, tất cả đều có trật tự phân minh. Đây là chủ thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử (the Rectification of Names = Cheng-minh). Khổng Tử coi những năm đầu của nhà Chu là có hình thức chính quyền tốt đẹp nhất. Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của Cổ Nhân đã có từ trước, tuy nhiên ông đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các quan niệm căn bản không những của nền Khổng Học mà của nền Triết Học Trung Hoa. Năm điều căn bản này là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Khổng Tử tin rằng người “quân tử” không nhất thiết phải là một nhà quý tộc và người đó phải làm gương tốt về đạo đức cho các người khác noi theo. Khổng Phu Tử quả là một nhà Nhân Bản, một trong các bậc Thầy vĩ đại của lịch sử Trung Hoa. Ảnh hưởng của ông đối với các môn đệ đương thời rất sâu rộng và những người này đã cắt nghĩa lý thuyết của Khổng Tử khiến cho tới đời nhà Tiền Hán (từ năm 206 trước Tây Lịch tới năm 8 sau TL), lý thuyết Khổng Giáo đã trở nên ý thức hệ của triều đại đó. Quan niệm về bản tính Thiện của con người cùng sự quan trọng của đức tính Nhân và lòng Nhân Đạo trong chính trị và trong đời sống hàng ngày đã được sau này Mạnh Tử (Mencius) khai triển và được Tuân Tử đưa vào thực tế. Do các điều giảng dạy đạo làm người rất thực tế và đầy lòng Nhân, đạo Khổng vẫn tiếp tục được coi là một triết lý sống rất mạnh và phổ thông tại Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam./. . Khổng Tử (5 51 - 479 trước Tây Lịch), vị Thầy của muôn đời Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của Cổ Nhân đã có từ trước, tuy nhiên ông. thuyết của Khổng Tử khiến cho tới đời nhà Tiền Hán (từ năm 206 trước Tây Lịch tới năm 8 sau TL), lý thuyết Khổng Giáo đã trở nên ý thức hệ của triều đại đó. Quan niệm về bản tính Thiện của con. thương tiếc vị Thầy nên họ đã làm nhà bên mộ và để tang trong nhiều năm. 2/ Các sách của Khổng Tử Khổng Tử được coi là một trong các nhà biên soạn một số sách cổ quan trọng nhất của Trung

Ngày đăng: 26/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w