Thai nhi Thai hành được hiểu là hiện tượng hay hội chứng buồn nôn và nôn xảy ra trên thai phụ, do quá trình mang thai. Về mặt xuất độ thì phần lớn thai phụ có trải qua hiện tượng thai hành, có khỏang từ 60_70%. Đa số bắt đầu ở tuần thứ 9-10 và nặng nhất vào tuần thứ 11-12. Về biểu hiện thì khá đa dạng về mức độ cũng như yếu tố thúc đẩy gây nôn ói. Biểu hiện trải trên một giới hạn rộng từ nôn ói một ít vào buổi sáng (morning sickness), nôn ói với vài lọai thức ăn nhất định đến nôn ói liên tục, ko ăn uống gì được và gầy sút, rối loạn điện giải, trụy mạch, và có thể có tử vong (hyperemesis gravidarum). Cơ chế bệnh sinh của thai hành vẫn còn ở mức giả thuyết. Người ta đề cập nhiều đến 2 cơ chế là Tâm lý và Nội tiết. Các vấn đề của bệnh nhân khi bị thai hành bao gồm: 1) Tâm lý: thai hành nhiều gây nhiều sợ hãi, lo lắng cho thai phụ, nhất là các thai phụ trẻ, thiếu kinh nghiệm. 2) Rối loạn nước - điện giải: có thể rất đa dạng, có thể là kiềm chuyển hóa do mất H, toan chuyển hóa do đói, hạ Kali, tăng Na, tăng Ca, Thường nhẹ, nhưng nếu không được điều chỉnh, có thể gây nguy hiểm. Trụy mạch thường ít xảy ra. 3) Dinh dưỡng kém: rất dễ bị hạ đường huyết, gây ảnh hưởng ko tốt cho thai. Hướng tiếp cận bệnh nhân: Trước hết, cần xác định chẩn đoán thai hành bằng cách loại trừ các nguyên nhân nội ngoại khoa gây nôn ói khác. Đặc điểm nôn ói do thai hành bao gồm: thường nhiều vào buổi sáng và giảm dần, ói ngay sau ăn hay ngay khi thấy thức ăn, liên quan đến một số loại thức ăn hay mùi vị nhất định, có ra nhiều nước bọt, tăng cảm khứu giác và giảm vị giác. Đánh giá mức độ trầm trọng của tình trạng nôn ói kéo dài thao các vấn đề nêu trên: dựa vào lâm sàng và CLS, nên có đủ các XN sau: ion đồ, đường huyết, keton niệu hoặc máu. Hướng xử trí: Cân nhắc chỉ định Nhập viện với những lợi ích sau: 1) Trấn an tâm lý. 2) Theo dõi sát những nguy cơ biến chứng chuyển hóa và nếu bn có thêm các vấn đề khác về sản khoa. 3) Thực hiện các điều trị chỉ có thể thực hiện tại BV: bù dịch, nuôi ăn đường tĩnh mạch. Các điều trị bao gồm: 1) Trấn an bệnh nhân: giải thích đây là một hiện tượng sinh lý "khá bình thường", động viện bệnh nhân chấp nhận sống chung với nó. 2) Điều chỉnh các rối loạn nước điện giải nếu cần. 3) Chống ói: gồm các biện pháp sau a) Thuốc chống ói: giá trị của các thuốc chống ói so với placebo cũng còn được bàn cãi, nhưng khi cần có thể dùng các thuốc sau: Prochlorperazine, Promethazine, Methylprednisolone. b ) Các vị thuốc Nam: một số trường hợp thêm gừng, tiêu vào thức ăn giúp giảm triệu chứng. c) Nhịn ăn hoàn tòan: Với các trường hợp quá nhạy cảm phải thực hiện chế độ nhịn ăn hoàn toàn (và kể cả uống) ("nothing by mouth") trong 48 giờ và nuôi ăn bn bằng đường tĩnh mạch. d) Thay đổi cách ăn uống: ăn ngay khi thấy đói, ăn bất cứ món gì thấy thích, ngưng ngay khi cảm giác khó chịu, ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế thức ăn nhiều mỡ, đạm, ghi nhận những thức ăn hay gây ói và tránh chúng. Tóm lại, thai hành là một hiện tương rất thường gặp, nhưng tỷ lệ nặng đến mức cần điều trị là ko nhiều. Vấn đề quan trọng là trấn an tâm lý thai phụ và hướng dẫn một chế độ ăn phù hợp! . Thai nhi Thai hành được hiểu là hiện tượng hay hội chứng buồn nôn và nôn xảy ra trên thai phụ, do quá trình mang thai. Về mặt xuất độ thì phần lớn thai phụ có trải qua hiện tượng thai. của thai hành vẫn còn ở mức giả thuyết. Người ta đề cập nhi u đến 2 cơ chế là Tâm lý và Nội tiết. Các vấn đề của bệnh nhân khi bị thai hành bao gồm: 1) Tâm lý: thai hành nhi u gây nhi u. ko tốt cho thai. Hướng tiếp cận bệnh nhân: Trước hết, cần xác định chẩn đoán thai hành bằng cách loại trừ các nguyên nhân nội ngoại khoa gây nôn ói khác. Đặc điểm nôn ói do thai hành