NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ - PHẦN 2 pot

15 401 0
NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ - PHẦN 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ (tiếp theo) Sau đây là những nghiên cứu về khả năng lụa bị phân hủy trong mộ thuyền ở Châu Can, Động Xá (Hà Tây và Hưng Yên) đã được khoa học làm sáng tỏ. Theo nghiên cứu của trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Nguyễn Việt, Phạm Quốc Long) và nghiên cứu của Viện Hóa về các hợp chất thiên nhiên liên quan tới các miếng vải cổ (Chu Quang Truyền, Bạch Thị Lê) cho thấy: Nghiên cứu hơn 1300 mảnh vải và lụa khác nhau có tuổi khoảng 2100 đến 2300 năm, bước đầu biết chúng thuộc loại sợi thân cây gai (boehmira) và lanh (cannabis). Trên một số mảnh vải gai có hiện tượng sợi dọc mất đứt đoạn tạo ra như vải dệt kiểu đăng-ten (dental). Trong những công bố đầu tiên cho rằng do kĩ thuật dệt tạo nên vải như vậy, nhưng sau khi những mảnh vải này qua kính phóng đại cho thấy những vết lồi lõm, so le đều đặn ở phần sợi đăng-ten là dấu ấn tồn tại của những sợi dọc trước đây. Điều này cho thấy có hai khả năng sau: 1. Mảnh vải được dệt hoàn chỉnh, sau đó được rút sợi, tạo ra những khoảng trống như đăng-ten. Do vải liệm được chôn còn mới chưa giặt nên nếp đè của sợi bị rút ra vẫn còn nhận thấy được. 2. Mảnh vải đã được dệt bằng hai loại sợi khác nhau. Khi dệt, người ta đóng sợi trên khung dệt nhằm mục đích trang trí giống cách họ đã làm với miếng vải gai có băng nhuộm chàm bằng sợi lanh. Trong trường hợp này thì những sợi vải dọc đóng vào khung phải là sợi đã bị môi trường phân hủy. Các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm kiểm chứng cả hai trường hợp nêu trên: 1. Tiến hành dệt và rút sợi. 2. Tiến hành với thí nghiệm dùng hóa chất đặc hiệu của môi trường đất của tầng chứ mộ tại Chân Can có chứa các đặc trưng động thực vật (bao tử phấn hoa và tảo) của vùng đầm lầy ven biển, có tuổi C14 vào khoảng 4500 BP[1], tương ứng với ngập biển Holocene giữa tại vùng này. Mẫu đất của tầng này đã được phân tích địa hóa, cho thấy độ pH rất thấp (trong khoảng 1-4), trái lại độ SO3 lại rất cao. Đây là môi trường bảo quản tốt các vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật như gỗ, tre, nứa, vải sợi, thậm chí cả hạt quả. Một số có nguồn gốc động vật như xương, răng cũng được bảo quản rất tốt. Trong khi đó tóc, thịt, da lại bị phân hủy mạnh. Những đặc tính trên gợi ý cho sử dụng dung dịch SO3 với nồng độ khác nhau để khảo cứu độ phân hủy lụa (một sản phẩm chứa nhiều protein do con tằm tạo ra). Việc dự đoán lụa có cơ sở, do bằng chứng người Việt cổ Đông Sơn sử dụng lụa trong may y phục. Trong ngôi mộ Châu Can 2000 M1, nơi tìm được mảnh vải đăng-ten này, đã phát hiện dấu in của vải lụa trên một miếng đồng tùy tán. Những kết quả thử nghiệm: 1. Rút các sợi vải tạo đăng-ten của vải gai và vải lanh tại hai xưởng thực nghiệm ở Quản Bạ (Hà Giang) và Vạn Phúc (Hà Tây). Sợi được rút theo chiều dọc tương ứng với chiều của những sợi bị mất trong hiện trạng khảo cổ. Kết quả cũng tạo ra những miếng vải tương tự. Thậm chí cả giặt vò thử cũng thấy độ lượn sóng ở khoảng sợi được rút như trong tiêu bản gốc. 2. Thử nghiệm được tiến hành xem độ bảo tồn của các loại sợi thông qua việc ngâm vải dệt bằng những sợi tương ứng trong dung dịch SO3 có nồng độ và thời gian khác nhau. 12 mẫu vải được dùng cho 2 đợt thí nghiệm. Đợt 1: dùng lụa có tuổi từ 40 – 50 năm nay và hai mẫu lụa cổ từ thế kỉ XVII, XVIII của hoạn quan Nguyễn Bá Khang ở Khoái Châu, Hưng Yên. Kết luận: 1. Trong môi trường chứa SO3, sợi tơ tằm có xu hướng bị phân hủy. Tuy nhiên chỉ với hàm lượng từ 10% trở lên, sợ tơ tằm mới bị phân hủy rõ, như vậy ta có thể quan sát trong thời gian vài tuần. Khi nồng độ SO3 cao tới 40% có thể thấy quá trình biến đổi của sợi tơ tằm. Sợi lanh Cannabis cũng bị SO3 phân hủy nhưng chậm hơn nhiều. Riêng sợi gai Boehmira hầu như không bị phân hủy. 2. Việc dùng các loại sợi có nguồn gốc khác nhau để dóng sợi dọc trên khung dệt nhằm mục đích trang trí là đã thấy trên những miếng vải có nhuộm sợi chàm indigo tìm được trong vùng mộ Động Xá. Điều trên cho thấy khả năng dùng sợi có nguồn gốc tơ tằm xen lẫn sợi gai để dệt ra vải có chất lượng cao và mang tính chất trang trí là hoàn toàn có khả năng diễn ra ở thời kì Đông Sơn. Quan sát dân tộc học ở những tiêu bản cạp váy cổ của người Mường, chúng ta thấy họ cũng sử dụng phương pháp kĩ thuật này để dệt rang trên rang dưới cho cạp váy. Những người Mường bây giờ không còn dùng sợi gai nữa mà thay thế bằng sợi bông (cotton). Những miếng vải đăng-ten tìm được trong mộ Châu Can và Động Xá khoảng trên 40 tiêu bản là loại vải gai (Động Xá) và lanh (Châu Can), kiểu dệt phối hợp những sợi tơ tằm bằng cách dóng sợi ngang xem lẫn trong những sợi dọc. Các khoảng cách sợi dọc bằng gai có thể đếm được dễ dàng trên tiêu bản Động xá, thường là 3, 6, 10. Các khoảng sợi tơ tằm cũng khoảng 3, 6, 10, 20. Những phát hiện và khảo cứu đã cho phép khẳng định cụ thể thêm việc sử dụng phổ biến sợi tơ tằm ở thời kì Đông Sơn, đặc biệt sử dụng trong kĩ thuật trang trí dệt vải, cũng như lụa để dùng trong trang phục. Vậy có thể nói rằng, trong những thế kỉ trước công nguyên người Việt cổ đã biết dệt vả và quan tâm tới các trang phục. Bảng nghiên cứu kết quả trong 2 thí nghiệm ngâm vải lụa trong dung dịch SO3 và những niên đại tuyệt đối dựa trên phương pháp khoa học C14 ở một số di chỉ văn hóa Đông Sơn. Thí nghiệm 1: Tìm nồng độ môi trường SO3 mà hòa tan được các mẫu vải lụa 1 – 6 kết quả cho trên bảng 1: Mẫu số 1: lụa Hà Đông năm 1990 (silk 100%) Mẫu số 2: lụa vân Hà Đông năm 1970 (silk 100%) Mẫu số 3: lụa Hà Đông năm 2003 (silk 100%) Mẫu số 4: lụa Hà Đông năm 1950 (silk 100%) Mẫu số 5: lụa Việt Nam TK XVII (silk 100%) Mẫu số 6: gấm Trung Quốc TK XVII (silk 100%) Thí nghiệm 2: Kiểm chứng độ hòa tan các mẩu vải 1 – 6 ở nồng độ dung dịch SO3 40%, kết quả cho trên bảng 2. Về niên đại tuyệt đối dựa trên phương pháp khoa học C14 ở một số di tích văn hóa Đông Sơn cho kết quả giám định như sau: [...]... ZK [2] 309: 26 55 +- 90 BP Việt Khê: B/n[3] 950: 24 80 +- 100 BP B/n 22 27: 24 15 +- 100 BP B/n 1449: 23 20 +- 100 BP Chiền Vậy: B/n 983: 23 50 +- 100 BP Quỳ Chữ: B/n 20 90: 25 20 +- 55 BP B/n 20 92A: 24 50 +- 55 BP Đồng Ngầm: B/n 24 48: 26 75 +- 40 BP Gò Mun mộ ĐS: B/n 128 7: 23 85 +- 60 BP Châu Can: B/n 1435: 23 25 +- 60 BP Châu Sơn: B/n 1874: 22 85 +- 45 BP Làng Cả: B/n 1783: 22 35 +- 40 BP Phú Lương: B/n 3538: 21 50... cổ (trước và sau khi có cuộc tiếp xúc với văn hóa Hán – Trung Hoa) Những di tích khảo cổ đã tìm thấy góp phần nhận di n xã hội thời Hùng vương trên đất nước Việt Nam thời cổ đại, đây là những minh chứng rõ nét cho chính sử Việt Nam có một xã hội văn minh xã hội sông Hồng, nơi có nền nông nghiệp lúa nước phát triển và kinh tế đa dạng đã tồn tại ở khu vực Đông Nam Á từ thời xa xưa Trong trang phục thời. .. 21 50 +- 60 BP B/n 3539: 20 60 +- 60 BP Làng Vạc: 1990 +- 85 BP Bái Tê: ZK 377: 1940 +- 80 BP Núi Nấp: ZK 378: 1670 +- 85 BP Qua các số liệu sai số cộng trừ dao động Độ chính xác từ 50 đến 100 năm trên thời gian hàng ngàn năm, ta có thể thấy văn hóa Đông Sơn tồn tại khoảng thế kỉ VII hoặc VIII TCN đến thế kỉ III SCN Niên đại này hoàn toàn phù hợp với nền văn hóa Đông Sơn của nước Văn Lang thời Hùng vương. .. quặp xuống Căn cứ từ những khuy này cho thấy đồ trang phục phải là các loại phải dày hoặc đệm nhiều lớp, hoặc bằng da, lông thú mới không bị khuy làm rách trang phục Trong những khuy được phát hiện còn thấy rõ một lớp mạ vàng ở phía ngoài, chứng tỏ đây là khuy dùng cho tầng lớp quý tộc, thủ lĩnh cấp cao, Lạc Hầu, Lạc Tướng Thời Pháp khảo cổ học đã tìm thấy một lưỡi rìu xéo bằng đồng ở Quốc Oai, Hà Tây,... Tây, dài 14cm tồn tại ở thế kỉ V TCN hiện lưu tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, mã số 15857 cũng có những hoa văn tương tự Những lưỡi rìu xéo ở thế kỉ V TCN của Đông Sơn cho ta nhiều điều suy nghĩ về một xã hội phát triển, phải chăng là tượng trưng cho một quyền uy cao quý, một báu vật để thờ nên mới được mạ vàng Hai lưỡi rìu độc đáo này đều được người ngoại quốc sưu tầm lưu giữ mà chúng ta... trên 10 chủng loại khuy cài từ to đến nhỏ Loại to có thể dài khoảng 7cm, loại nhỏ 2cm, có nhiều hình dạng cài móc và có mũ khuy khác nhau Có khuy mang hình dáng thuyền hoặc mỏ chim, một đầu dài ra và khoằm xuống vào khuy đồng bên kia mép áo Thường ở giữa khuy có một đanh tán để ấn định vị trí khuy bám chắc vào vải hoặc đồ da Hình dáng các khuy nói chung khỏe và thô Có khuy được đúc trang trí hình đầu... vàng dài 14,5 cm – kí hiệu H 723 , hiện được lưu giữ tại Bảo tàng nghệ thuật Bỉ ở Brussel Tại bảo tàng nhân chủng học Áo Volkerkund ở thủ đô Vienna cũng lưu giữ một lưỡi rìu xéo bằng đồng thau mạ vàng 12cm x 11cm – kí hiệu 179.161 Cả hai lưỡi rìu này đều trang trí hình người chèo thuyền kèm hình ảnh chó săn và hươu trong khung khoa văn ô trám Chiếc rìu xéo tìm được ở Vinh Quang – Hà Tây, dài 14cm tồn . NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ (tiếp theo) Sau đây là những nghiên cứu về khả năng lụa bị phân hủy trong mộ thuyền ở Châu. ZK [2] 309: 26 55 +- 90 BP Việt Khê: B/n[3] 950: 24 80 +- 100 BP B/n 22 27: 24 15 +- 100 BP B/n 1449: 23 20 +- 100 BP Chiền Vậy: B/n 983: 23 50 +- 100 BP Quỳ Chữ: B/n 20 90: 25 20 +- 55 BP B/n 20 92A:. 20 92A: 24 50 +- 55 BP Đồng Ngầm: B/n 24 48: 26 75 +- 40 BP Gò Mun mộ ĐS: B/n 128 7: 23 85 +- 60 BP Châu Can: B/n 1435: 23 25 +- 60 BP Châu Sơn: B/n 1874: 22 85 +- 45 BP Làng Cả: B/n 1783: 22 35 +-

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan