Kiến thức: - Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số côn trùng - Trẻ biết được quá trình sinh trưởng của con bọ rùa - Trẻ nhận biết một số con côn trùng có lợi và một số con côn
Trang 1ĐỀ TÀI : Một số côn trùng
1/ MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số côn trùng
- Trẻ biết được quá trình sinh trưởng của con bọ rùa
- Trẻ nhận biết một số con côn trùng có lợi và một số con côn trùng gây hại
2 Kỹ năng:
- Trẻ so sánh, phân biệt các loại côn trùng
- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ qua các hoạt động
3 Thái độ
- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có lợi
II/ CHUẨN BỊ:
1.Của giáo viên:
- Cô thiết kế hình ảnh và đoạn video clip về côn trùng
- Bài giảng soạn trên phần mềm PP
- Tài nguyên cho phần trình chiếu Power point: hình ảnh về một số loài côn trùng
- Băng từ: “mình tròn hình cái trống; phủ giáp trụ; thiên địch; Con rệp lúa”
2 Của học sinh:
- Lô tô côn trùng, tranh côn trùng, băng từ.Vật liệu mở để trẻ tạo sản phẩm
3 Đồ dùng dạy học:
- Phần mềm PP, phần mềm trình chiếu đoạn videocip
- Thu âm, nhạc mp3
Trang 2III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp
*Cho trẻ xem đoạn phim
“ Những chú bọ rùa đáng yêu”
5 phút
- Trẻ xem phim
Hoạt động 1
* Cùng trẻ khám phá
* Cô cung cấp kiến thức
- Gợi hỏi trẻ: con nhìn thấy điều gì trong
đoạn
Phim? Con hãy kể tên các loại côn trùng
trong phim con vừa xem
- Chơi trò chơi: chọn hình côn trùng theo ý
thích
- Cô cho mỗi nhóm 3 phút để thảo luận về
côn trùng nhóm mình: tên gọi, hình dạng,
sống ở đâu, cô theo dõi hướng dẫn trẻ nhận
xét
- Sau khi các nhóm đã trình bày xong Cô
cho cả lớp xem lại về hình, tên gọi, đời sống
và một số đặc điểm của các con côn trùng: bọ
rùa, ruồi, nhện
- Cô kết hợp cung cấp kiến thức về sinh
sản, sinh trưởng, và giáo dục
a) Gợi ý trẻ nhận xét về con bọ
rùa:(xemtranh)
Cô cho trẻ biết:
- Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn
trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp
trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có
loài không có) Người ta phân loại bọ rùa tùy
theo số chấm và hình thái cơ thể
- Bọ rùa - loài vật có ích
- Người ta sử dụng bọ rùa làm thiên địch
để phòng trị côn trùng có hại rất có hiệu quả
15 Phút
- Trẻ kể tên con côn trùng trong phim
- Trẻ chọn hình côn trùng theo ý thích
- Sau khi chọn hình côn trùng xong trẻ về ngồi theo nhóm
có cùng hình côn trùng, cùng trao đổi về lô tô con côn trùng đó ( 3 nhóm)
- Gợi ý trẻ nhóm trẻ nhận xét và nêu đặc điểm con bọ rùa,
con ruồi, con nhện
- Trẻ quan sát
Trang 3- Nếu phát hiện rệp lúa trên cây thì nên
tìm vài con bọ rùa (1 con cũng được) đặt
lên Một lúc sau, bọ rùa sẽ đánh chén
sạch sẽ lũ rệp lúa
- Cô giải thích và cho trẻ nhắc lại từ: mình
tròn hình cái trống; phủ giáp trụ; thiên địch;
Con rệp lúa
Cho trẻ biết sự sinh sản của bọ rùa
(kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa)
- Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây
Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1
đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây
- Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng Vừa
nở, ấu trùng đã ăn ngay vỏ trứng và ăn các
trứng khác (trứng không nở)
b) Gợi ý trẻ nhận xét về con nhện (xem
tranh)
- Cơ thể nhện có dạng hình trứng, hoăc
hình tròn dài 0,5cm, có 4 đôi chân, chúng có
mầu đỏ, sẫm, đỏ tía, dọc 2 bên hông và lưng
có những lông dựng đứng lên trên những nốt
sần
- Ích lợi của con nhện: giăng tơ bắt ruồi,
muỗi
c) Gợi ý trẻ nhận xét về con ruồi (xem
tranh)
- Trên đầu con ruồi có 2 mắt nhưng đó là
mắt kép, có khoảng 4.000 mắt đơn và trên
đỉnh đầu còn có 3 mắt đơn nữa
- Ruồi có một đôi cánh, bờ cánh dày, thành
gờ cứng cho nên bay rất khỏe
- Ruồi thích ánh sáng, sợ tối, thích nơi ấm
áp, sợ rét buốt
Tác hại của con ruồi: gieo mầm bệnh cho
con người
- Nhiều cá nhân lặp lại từ “mình tròn hình cái trống; phủ giáp trụ; thiên địch; Con rệp lúa”
- Trẻ quan sát
- Trẻ xem tranh minh họa và nhắc lại:
Trứng sắp nở → ấu trùng →Bọ rùa con
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
Trang 4Hoạt động 2
So sánh
* Cho trẻ biết sự giống nhau của các con
côn trùng:
- Bọ rùa, nhện, ruồi: thuộc lớp côn trùng
* Sự khác nhau:
Bọ rùa có lợi: ăn rệp hại lúa
Nhện: Giăng tơ bắt ruồi muỗi
Con ruồi có hại: Gieo mầm bệnh cho con
người
* Cho trẻ kể tên và xem một số loại côn
trùng khác trên màn hình kết hợp gợi ý trẻ
nêu ích lợi và tác hại của côn trùng
Phân loại, phân nhóm côn trùng
- Chơi cùng trẻ trò chơi “gió thổi” thổi các
chú bọ rùa con bay đi tìm bạn Cô hô “về nhà”
bạn nào có lô tô con côn trùng thuộc nhóm có
ích thì về bức tranh có con côn trùng nhóm
đó, bạn nào có lô tô côn trùng có hại thì về
nhóm con côn trùng có hại
- Cô gợi ý các chú bọ rùa con, chọn băng từ
tên con vật gắn tương ứng vào lô tô
- Cô theo dõi, nhắc nhỡ trẻ
- Trẻ kết hợp nhận xét cùng cô
- Trẻ quan sát và kể tên: con gián, con ong, con bướm, con chồn chuồn, con muỗi, con kiến
- Trẻ nêu ích lợi con ong, con bướm: thụ phấn cho hoa; tác hại: phá hoại mùa màng (chuồn chuồn, châu chấu…) gieo mầm bệnh (con muỗi, con ruồi…)
-Trẻ chọn lô tô côn trùng xung quanh lớp, khi nghe tín hiệu thì chạy về nơi cô yêu cầu
- Mỗi cá nhân tự tìm băng từ trong rổ, lên gắn tương ứng vào lô tô sau đọc các băng từ ( nhóm, cả lớp và nhiều cá nhân đọc)
Hoạt động 3
Luyện tập - Trò chơi
a/ Chơi kể đủ ba con côn trùng có cánh:
- Cô động viên cháu kể nhanh và không
trùng lắp
b/ Trò chơi tạo dáng:
- Cô yêu cầu các chú bọ rùa con hãy tạo
hình dạng con vật có cánh đang bay, làm con
sâu đang bò, làm con dế đang gáy
c/ Trò chơi: Những con côn trùng xinh xắn
- Cô theo dõi nhắc nhỡ và động viên trẻ
hoàn thành sản phẩm
* Kết thúc cô và trẻ múa hát vui vẻ bài “Gọi
bướm”
- Trẻ tập trung xung quanh cô, chơi dưới hình thức thi đua: bạn nào kể nhanh và đủ
- Trẻ bay, chạy tự do trong lớp, khi nghe hiệu lịnh “làm con sâu” thì trẻ dừng lại bò xuống đất tạo dáng con sâu (hoặc làm con dế đang gáy, con bướm đậu ở bông hoa…)
- Các nhóm trẻ về nhóm của mình, chọn các nguyên vật
liệu: giấy nilông, cây khô, lá khô.v.v để tạo ra các con: bươm bướm, chuồn chuồn, ong, để trang trí quanh lớp học