1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU pdf

12 937 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 162,27 KB

Nội dung

– Biến số định tính Qualitative variable : là biến số không thể được đo bằng những phép đo lường thông thường, mà chỉ có thể được nhóm loại categorized.. – Biến số ngẫu nhiên Random v

Trang 1

KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và

CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN :

Thống kê học (Statistics): là môn học về cách :

1 thu thập, tổ chức, tóm tắt và phân tích số liệu

2 rút ra những suy diễn cho toàn bộ (số liệu) từ kết quả khảo sát 1 phần

của số liệu

Thống kê sinh học (Biostatistics): là thống kê học có số liệu phân tích có

nguồn gốc sinh hoặc y học

Biến số (Variable): là đặc tính có thể mang nhiều giá trị khác nhau ở người,

nơi chốn, vật khác nhau

– Biến số định lượng (Quantitative variable): là biến số có thể đo đạc được

Trang 2

bằng các phép đo lường thông thường Số đo thực hiện trên các biến số

định lượng chuyển tải thông tin về số (khối) lượng

– Biến số định tính (Qualitative variable) : là biến số không thể được đo

bằng những phép đo lường thông thường, mà chỉ có thể được nhóm loại

(categorized) Số đo thực hiện trên các biến số định tính chuyển tải thông

tin về thuộc tính

– Biến số ngẫu nhiên (Random variable): là biến số mà các giá trị có được

là kết quả của các yếu tố mang tính cơ hội (chance factors) không thể

tiên đoán chính xác trước được Các giá trị có được qua các phương pháp

đo lường được gọi là các quan sát (observations) hoặc số đo easurements)

– Biến số ngẫu nhiên rời (Discrete random variable): là biến số đặc trưng bởi

các khoảng trống giữa các giá trị

Biến số ngẫu nhiên liên tục (Continous random variable): là biến số không

có các khoảng trống giữa các giá trị

Trang 3

DÂN SỐ (Quần thể – Population): là tập hợp lớn nhất các thực thể mà ta quan

tâm ở 1 thời điểm xác định

Nếu đo một biến số trên từng thực thể của dân số, chúng ta sẽ có 1 dân số các

giá trị của biến số đó Dân số các giá trị là tập hợp lớn nhất các giá trị của 1 biến

số ngẫu nhiên mà ta quan tâm ở 1 thời điểm xác định

MẪU (Sample): là 1 phần (bộ phận) của 1 dân số

II SỰ ĐO LƯỜNG và THANG ĐO LƯỜNG (Measurement & Measurement

Scale)

Sự đo lường được định nghĩa là sự gán con số cho các vật thể hoặc biến cố theo 1 hệ thống qui tắc Do việc đo lường được thực hiện với nhiều hệ thống qui tắc khác nhau nên phải có nhiều thang đo lường khác nhau

1 Thang định danh (Nominal Scale): là thang đo lường (ở mức độ) thấp

nhất và chỉ bao gồm việc “đặt tên” cho các quan sát hoặc phân loại chúng vào các nhóm độc lập hỗ tương (mutually exclusive) Thí dụ: các chẩn đoán y khoa (bệnh cao huyết áp, bệnh nội tiết, v.v.), các thực thể nhị phân như nam-nữ, bệnh-khỏe, v v

2 Thang thứ tự (Ordinal Scale): là thang đo lường bao gồm không chỉ việc

định danh mà còn phân hạng (rank) các nhóm loại theo 1 số tiêu chuẩn nào đó

Trang 4

Thí dụ: bệnh (rất nặng, nặng, vừa, nhẹ), tình trạng kinh tế (cao, vừa, kém), v v

Lưu ý là mức độ khác biệt giữa các 2 số đo thuộc 2 nhóm loại đã phân hạng

không được biết là bằng bao nhiêu

3 Thang khoảng (Interval Scale): tinh vi hơn thang thứ tự ở chỗ khoảng

cách giữa hai số đo bất kỳ được biết rõ Thí dụ: hiệu của số đo 20 và 30 bằng với hiệu của số đo 30 và 40 Thang khoảng dùng 1 đơn vị về khoảng cách và một điểm zero được chọn tùy ý Tuy nhiên điểm zero trong trường hợp này không phải là zero thật sự (chỉ thị sự hoàn toàn không có khối lượng đang được đo) Thí dụ rõ nhất về thang khoảng là cách đo nhiệt độ, trong đó 00 C không đồng nghĩa với việc hoàn toàn không có nhiệt lượng nào.Thang khoảng là một thang định lượng

4 Thang Tỉ số (Ratio Scale): là thang đo lường ở mức độ cao nhất, đặc

trưng bởi sự bằng nhau của các tỉ số cũng như của các khoảng có thể được định

rõ Điểm cơ bản của thang tỉ số là có điểm zero thật Thí dụ: chiều cao, cân nặng, chiều dài,v.v

III CHUỖI THỐNG KÊ (Ordered array) :

Trang 5

là danh mục các giá trị của 1 tập hợp số liệu xếp theo thứ tự từ giá trị nhỏ đến

giá trị lớn

IV PHÂN PHỐI TẦN SỐ (Frequency Distribution)

1 Phân nhóm số liệu: số liệu có thể được tổ chức, sắp xếp bằng cách phân

vào nhiều nhóm (Khoảng cách lớp – KCL)

Cách tính số KCL

Số KCL của 1 tập hợp số liệu thường không nên nhỏ hơn 6 và không lớn

hơn 15 Để chính xác hơn, có thể dùng công thức Sturges để tính số KCL :

k = 1 + 3,322 (log 10 n)

với k : số KCL & n : số giá trị có được

Thí du: có tập hợp số liệu gồm 57 giá trị, nên phân vào bao nhiêu KCL thì vừa?

n = 57 log10 57 = 1,7559

k = 1 + 3,322 (1,7559)  7

Trang 6

Cách tính độ rộng của KCL

w =

k

R

với R : biên độ của chuỗi số liệu

Thí du: có tập hợp số liệu gồm 57 giá trị, giá trị lớn nhất là 79 và giá trị nhỏ

nhất là 12 Tính độ rộng của các KCL?

w = 79 12 9, 6

7

 10

Tập hợp 57 giá trị là cân nặng tính bằng ounces của 57 khối u ác tính lấy ra từ bụng của 57 bệnh nhân :

Trang 7

31 50 38 21 16 24 69 47 23 22 43 27

2 Lập bảng phân phối tần số

Trang 8

70 – 79 2

3 Lập bảng phân phối tần số, tần số dồn, tần số tương đối, tần số tương đối dồn

đối dồn

20 – 29 19 24 0,3333 0,4210

30 – 39 10 34 0,1754 0,5964

40 – 49 13 47 0,2281 0,8245

50 – 59 4 51 0,0702 0,8947

60 – 69 4 55 0,0702 0,9649

Trang 9

70 – 79 2 57 0,0351 1,0000

Lưu ý: Tùy theo nhu cầu mà chọn cột (tần số, tần số tương đối, tần số dồn, tần số tương đối dồn) để trình bày Thông thường nhất là trình bày tần số và tần số tương đối (tính

bằng %) trong cùng 1 bảng

4 Lập biểu đồ Histogram

Histogram là biểu đồ phân phối tần số hình que (cột) đặc biệt của các biến số liên tục Do là biểu đồ là của biến số liên tục nên khi trình bày cần phải dùng các giới hạn thật của các KCL Tìm giới hạn thật của 1 KCL bằng cách trừ đi ½ đơn vị đối với giới hạn

dưới và cộng thêm ½ đơn vị đối với giới hạn trên

Bảng phân phối tần số dùng giới hạn thật (để vẽ histogram)

Trang 10

của KCL

5 Lập biểu đồ đa giác tần số

Taà n soá

X

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

9,5 19,5 29,5 39,5 49,5 59,5 69,5 79,5

Trang 11

Biểu đồ đa giác tần số được thiết lập dựa trên histogram Bằng cách nối trung điểm

của các mặt trên của từng ô chữ nhật tượng trưng cho tần số của các KCL, ta

sẽ có 1

đa giác tần số

6 Lập biểu đồ thân–và–lá (Stem-and-leaf)

1 2 2 6 9

2 1 2 2 3 3 3 4 4 5 5 5 7 7 7 7 8 8 8 8

3 0 0 1 1 2 2 6 6 8 8

4 2 2 2 3 3 3 4 5 6 7 9 9 9

5 0 1 1 7

Tần ố

X

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

9,5 19,5 29,5 39,5 49,5 59,5 69,5 79,5

Trang 12

6 3 5 8 9

7 4 9

-

Ngày đăng: 26/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w