1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔ LIÊN KẾT ppsx

22 509 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

MÔ LIÊN KẾT I. ĐẠI CƯƠNG - ĐỊNH NGHĨA:  Mô liên kết là mô tạo ra và giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể: trao đổi chất, bảo vệ, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học.  Mô liên kết rất khác biệt với biểu mô. Trong biểu mô, các tế bào liên kết nhau chặt chẽ và không có cấu trúc gian bào. Trong mô liên kết, các tế bào nằm riêng rẽ, giữa chúng có sợi và chất căn bản.  Mô liên kết là mô chứa mạch máu để nuôi bản thân và các mô khác.  Mô liên kết có nguồn gốc từ trung bì phôi, trừ một số ở vùng đầu có thể bắt nguồn từ ngoại bì.  Định nghĩa: Mô liên kết có cấu tạo gồm 3 thành phần: các tế bào liên kết, sợi liên kết và chất căn bản. Hai thành phần sau kết hợp lại thành chất nền ngoại bào.  Có nhiều loại mô liên kết với cấu trúc và chức năng rất khác nhau, ta có thể phân thành 2 nhóm:  Mô liên kết chính thức, giữ vai trò nâng đỡ và nối kết các loại mô khác nhau.  Mô liên kết chuyên biệt: có cấu trúc và chức năng rất đặc biệt. Chúng bao gồm mô lưới, mô mỡ, mô sụn và mô xương. Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát mô liên kết chính thức và chỉ hai loại mô liên kết chuyên biệt, đó là mô lưới và mô mỡ. Còn mô sụn và xương sẽ được khảo sát trong một bài riêng biệt. II. VI THỂ: 1. Tế bào:  Tế bào của mô liên kết chính thức gồm 9 loại, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát: tế bào trung mô, nguyên bào sợi - tế bào sợi, chu bào, tế bào nội mô. Còn đại thực bào, tương bào, masto bào là những tế bào máu đi vào mô liên kết nên cũng có thể xếp vào tế bào của mô liên kết (tuy nhiên có tác giả xếp vào các tế bào máu). Ngoài ra, còn có tế bào sắc tố sẽ được khảo sát trong bài da và tế bào mỡ sẽ khảo sát trong mô mỡ. a. Tế bào trung mô: Là tế bào nhỏ hình thon dài hoặc hình sao; nhân bầu dục nằm giữa, bào tương ít; tế bào tỏa ra xung quanh các nhánh bào tương, nối kết với nhau thành 1 lưới trung mô. Tế bào trung mô hiện diện rất nhiều ở phôi thai; khi phôi phát triển, chúng có thể biệt hóa thành nguyên bào sợi hoặc các loại tế bào khác dưới tác động của các chất cảm ứng đặc hiệu; vì vậy nó còn được gọi là tế bào đa năng.  Ở người trưởng thành, một số tế bào trung mô vẫn còn tồn tại và giữ nguyên khả năng biệt hóa trên. b. Nguyên bào sợi - Tế bào sợi:  Thường gặp nhất, được biệt hóa từ tế bào trung mô.  Nguyên bào sợi hình thoi; nhân kéo dài theo trục dọc tế bào; bào tương ít, ái kiềm nhẹ và có ranh giới với chất nền ngoại bào không rõ rệt. Đặc điểm siêu cấu trúc nổi bật nhất là có rất nhiều lưới nội bào hạt trong bào tương.  Nguyên bào sợi có 2 chức năng trái ngược nhau:  Tổng hợp và chế tiết sợi và chất căn bản của mô liên kết.  Sản xuất ra enzym phân hủy protein của chất nền ngoại bào, sau đó tái hấp thu chất cặn bã sau quá trình phân hủy. Như vậy, nguyên bào sợi đảm bảo sự đổi mới liên tục cho chất nền ngoại bào. Còn tế bào sợi là nguyên bào sợi trưởng thành, chúng có nhiều trong gân, cơ, màng bao xơ của nhiều cơ quan, là cơ sở cấu tạo của vết sẹo. c. Đại thực bào: Đại thực bào có đường viền không đều đặn, bào tương không đồng nhất, có khả năng nhập nội bào (thực bào và ẩm bào), chế tiết nhiều chất khác nhau và tham dự vào các phản ứng miễn dịch. Tùy theo chức năng có thể phân biệt 3 loại: đại thực bào tại chỗ, đại thực bào viêm và các tế bào phụ trợ miễn dịch.  Các đại thực bào tại chỗ: hiện diện trong các mô và không liên quan gì đến các kích thích Tế bào bụi ở phổi bệnh lý. Chức năng chủ yếu là thực bào các tế bào già, mảnh vụn tế bào chết rồi tiêu hủy bằng hệ thống tiêu thể. Chúng có nhiều trong gan, lách và phổi. Trong gan, đại thực bào tại chỗ được gọi là tế bào Kupffer, nằm dọc theo thành mao mạch nan hoa. Trong lách, đó là những tế bào lớn, có nhiệm vụ tiêu hủy hồng cầu già, vì vậy bào tương chứa đầy những thể vùi chứa sắc tố hemosiderin, sản phẩm giáng hóa từ hemoglobin. Ở phổi, đó là tế bào bụi, nằm dính vào biểu mô phế nang hoặc tự do trong lòng phế nang. Chúng thực bào các chất lạ nhỏ trong không khí hít vào.  Đại thực bào viêm: tập trung tại vùng mô bị tổn thương, còn gọi là ổ viêm. Chúng có nguồn gốc từ mônô bào trong máu xuyên mạch vào mô, và từ đại thực bào tại chỗ. Đại thực bào viêm di chuyển đến ổ viêm, thực bào tế bào chết và mảnh vụn tế bào để dọn sạch ổ viêm. Vì vậy, dưới kính hiển vi điện tử, bào tương chứa những túi thực bào rất lớn và không đồng nhất do chứa nhiều thể vùi khác nhau về hình dạng, kích thước, mật độ.  Tế bào phụ trợ miễn dịch: thực bào kháng nguyên, tiêu hóa và biến đổi nó rồi đưa ra trình diện trên bề mặt tế bào, để giới thiệu với các lymphô bào T hỗ trợ. Như vậy, chúng tham gia vào các đáp ứng miễn dịch. Tóm lại, đại thực bào là những tế bào xuất phát từ mônô bào, có chức năng chủ yếu là loại trừ chất lạ, tham dự vào phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch. d. Tương bào:  Là tế bào thực hiện của miễn dịch dịch thể, có nhân tròn nằm lệch 1 bên, chất nhiễm sắc cô đặc thành từng khối bám vào màng nhân, bào tương thì rất ái kiềm. Tính ái kiềm của bào tương là do có hệ thống lưới nội sinh chất phát triển mạnh. Đây chính là nơi tổng hợp và tích trữ các globulin miễn dịch. Hệ Golgi cũng rất phát triển và nằm cạnh nhân. e. Masto bào (mast cell):  Nằm trong mô liên kết nhất là các vùng xung quanh mạch máu, có đường kính hơn 20 mcm, nhân tròn, bào tương chứa nhiều hạt ái kiềm lớn tương tự bạch cầu đa nhân ái kiềm.  Nguồn gốc: từ tế bào gốc trong tủy xương đi vào máu, rồi vào mô liên kết để biệt hóa thành tế bào mast.  Các hạt ái kiềm chứa histamin, protêaza, 1 yếu tố hóa ứng động đối với bạch cầu đa nhân ái toan và heparin. Histamin có tác dụng giãn mạch, làm tăng tính thấm thành mạch và kích thích co thắt cơ trơn.  Tất cả các tế bào chứa hạt ái kiềm đều có mang thụ thể bề mặt đối với globulin miễn dịch E, gọi tắt là IgE. Trong lần tiếp xúc thứ nhất với kháng nguyên, các lymphô bào sản xuất IgE tương ứng gắn lên thụ thể bề mặt của tế bào chứa hạt ái kiềm. Khi có tiếp xúc lần thứ hai với kháng nguyên, kháng nguyên sẽ gắn lên IgE đã có sẵn, làm tế bào được hoạt hóa và giải phóng chất bên trong hạt ái kiềm. Các chất này tác động gây ra các biểu hiện lâm sàng của phản ứng dị ứng. f. Chu bào:  Tế bào trung mô nằm gần mao mạch còn có tên là chu bào. Tế bào nội mô của mao mạch được ngăn cách với tế bào trung mô qua 1 màng đáy. Trên bề mặt chu bào có thể gặp một số tận cùng thần kinh, do đó người ta coi chu bào là tế bào có chức năng điều chỉnh lòng mao mạch. g. Tế bào nội mô:  Là các tế bào lót mặt trong mạch máu và liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết tế bào, do đó có tác giả xếp chúng vào biểu mô. Đây là những tế bào khá lớn, có thể đạt 75 - 150 micron, nhưng rất mỏng, bào tương có nhiều không bào, ẩm bào, những cấu trúc có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất qua nội mô. Chúng có chức năng bảo vệ - tạo hàng rào sinh học và đảm bảo sự trao đổi chất - khí giữa máu - mô. 2. Sợi liên kết: Có 2 loại sợi liên kết: sợi collagen và sợi chun. a. Sợi collagen:  Số lượng nhiều nhất, thường kết thành bó lớn nằm giữa các tế bào.  Sợi collagen là 1 tập hợp gồm nhiều vi sợi xếp song song, có dạng vân do được tạo bởi các băng tối và sáng luân phiên xen kẽ với chu kỳ 64nm.  Vi sợi collagen được tạo bởi các phân tử tropocollagen. Mỗi phân tử có đường kính 1,5nm, dài 280nm, gồm 3 chuỗi alpha xoắn quanh nhau. Mỗi chuỗi alpha là 1 phân tử polypéptít dạng xoắn có khoảng 1000 axít amin. Chuỗi alpha được tổng hợp riêng rẽ trong lưới nội bào hạt dưới dạng 1 tiền chất gọi là chuỗi tiền alpha, nó khác với chuỗi alpha ở chỗ có gắn thêm 1 đoạn péptít ngắn không xoắn ở 2 đầu phân tử. Chuỗi tiền alpha sau đó được chuyển sang bộ Golgi, chịu 1 số biến đổi hóa học để có thể kết hợp với 2 chuỗi tiền alpha khác, tạo thành 1 phân tử procollagen. Tuy nhiên, các phân tử này chưa thể kết hợp ngay với nhau bên trong tế bào vì bị ức chế bởi các đoạn péptít ngắn; chúng được đưa vào các túi nhỏ để vận chuyển ra ngoài tế bào. Trong môi trường ngoại bào, phân tử procollagen được cắt bỏ các đoạn péptít ngắn, biến thành phân tử tropocollagen, có khả năng kết hợp với nhau thành vi sợi collagen.  Đến nay đã phát hiện hơn 12 týp collagen, chúng khác biệt nhau về thứ tự các axít amin trong chuỗi alpha.  Collagen týp I: là loại phổ biến nhất, chiếm hơn 80% lượng collagen của cơ thể, gặp chủ yếu trong lớp bì da, xương, sụn xơ, cân, dây chằng và gân cơ.  Collagen týp II: là loại đặc trưng của sụn trong, nó không tạo thành các bó sợi lớn như collagen týp I; vì vậy, chất nền sụn có vẻ trong suốt và đồng nhất dưới kính hiển vi quang học. Dưới kính hiển vi điện tử, collagen týp II chỉ tạo ra các vi sợi rất mảnh, kết hợp với nhau thành 1 cấu trúc giống tấm dạ phớt.  Collagen týp III: tạo ra các sợi nhỏ hơn sợi collagen týp I. Sợi collagen týp III rất phân nhánh, đan kết nhau thành mạng lưới, vì vậy còn gọi là sợi luới. Các sợi collagen týp III không thấy được bằng các kỹ thuật nhuộm thông thường; muốn quan sát được, ta phải dùng kỹ thuật ngấm bạc, khi đó chúng bắt màu đen. Các sợi collagen týp III tạo thành khung đỡ trong các cơ quan tạo huyết, bao quanh các tế bào mỡ và tế bào cơ trơn.  Các phân tử collagen týp IV: chỉ gặp trong các màng đáy cầu thận, chúng không tạo được vi sợi mà chỉ kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học giữa các đầu phân tử. [...]... chúng ta đã mô tả xong 3 thành phần cấu tạo của mô liên kết chính thức là tế bào, sợi và chất căn bản Tùy theo thành phần nào chiếm ưu thế, ta phân biệt ra 4 loại: mô nhầy, mô liên kết thưa, mô liên kết đặc và mô chun 4 Phân loại: a Mô liên kết nhầy: có thành phần chất căn bản chiếm ưu thế Mô nhầy có nhiều ở phôi thai, còn gọi là trung mô, sẽ biệt hóa dần thành các mô khác Ở người lớn, mô nhầy hiếm... tuyến và mạch máu b Mô liên kết thưa: có thành phần tế bào chiếm ưu thế, chất căn bản có số lượng không đáng kể c Mô liên kết đặc:  Có thành phần sợi collagen chiếm ưu thế, nó chứa rất nhiều sợi kết thành bó lớn, một vài nguyên bào sợi nằm rải rác và ít chất căn bản  Tùy theo cách sắp xếp của các bó sợi, ta phân biệt 2 loại: mô liên kết đặc có định hướng và không định hướng  Mô liên kết đặc không định... chun Proteoglycan - Glycosaminoglycan - Acid hyaluronic - Fibronectin - Mô liên kết nhầy, thưa, đặc và chun - Mô lưới - Mô mỡ CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ: 1 Mô liên kết có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT: A Giàu acid hyaluronic B Có tính phân cực rỏ rệt C Không tiếp xúc môi trường ngoài D Chứa nhiều mạch máu E Chất gian bào phong phú 2 Mô liên kết đặc có định hướng: A Có thể có trong gân B Thành phần cấu tạo chủ... phần vô định hình của chất nền ngoại bào mà trong đó, các tế bào liên kết và sợi liên kết được vùi vào Đây là 1 gel rất ưa nước, đảm bảo tính căng phồng của mô liên kết cũng như sự liên kết giữa các thành phần tế bào và sợi Ngoài ra, do có 1 hàm lượng nước rất cao, chất căn bản còn là nơi diễn ra sự trao đổi chất giữa các tế bào liên kết với tuần hoàn máu Sở dĩ chất căn bản có được các đặc tính trên... D Là mô thường gặp nhất ở vỏ bao của các cơ quan E Chứa nhiều masto bào hơn các mô liên kết khác 3 Sự tổng hợp và hình thành sợi collagen liên quan đến: A Lưới nội bào hạt B Bộ Golgi C Không bào tiêu hoá D Nang vận chuyển E Khoảng gian bào 4 Mô liên kết có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT: A Giữ vai trò trao đổi chất và bảo vệ cơ thể B Giữ vai trò tổng hợp hormone C Được phân thành hai nhóm: mô liên kết chính... thể khuyếch tán dễ dàng bên trong mô liên kết Tính căng phồng này còn được tăng hơn nữa, do nhiều phân tử proteoglycan có thể cùng liên kết với 1 axit hyaluronic qua trung gian các protein nối, tạo thành các tập hợp proteoglycan rất lớn, có trọng lượng phân tử lên đến hàng trăm triệu dalton  Fibronectin đảm bảo sự liên kết giữa các thành phần sợi và tế bào của mô liên kết Cấu tạo của fibronectin gồm... hướng Mô liên kết đặc không định hướng là loại thường gặp nhất  Mô liên kết đặc có định hướng: các sợi collagen được xếp thành các bó song song như trong gân và dây chằng hoặc thành các lớp song song như trong cân và giác mạc d Mô chun: có thành phần sợi chun chiếm ưu thế Ở người, gặp trong dây chằng vàng của cột sống, dây thanh âm, các động mạch lớn như động mạch chủ và động mạch phổi III MÔ LƯỚI:... lạnh và bảo vệ cơ thể chống lại các tác động cơ học V TÓM TẮT: Mô liên kết giữ vai trò mô đệm trong cơ thể nên có mặt ở hầu hết mọi nơi Về mặt cấu tạo gồm ba thành phần:  Các tế bào liên kết đảm nhận nhiều chức năng khác nhau:bảo đảm sự hình thành tế bào mới (tb trung mô) , tạo chất nền (tb sợi), bảo vệ (đại thực bào, tương bào, tế bào nội mô) , điều hoà lượng máu tới các cơ quan (masto bào, chu bào),... huyết (tb lưới)  Sợi liên kết bảo đảm cho quá trình gắn kết giữa các mô được bền vững, hoặc làm thay đổi hình dạng cơ quan khi cần (sợi chun)  Chất căn bản là nơi giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hoặc làm cho mô có các đặc tính vật lý khác biệt nhất định./ Từ khóa Tế bào trung mô - Nguyên bào sợi - Đại thực bào - Tương bào - Masto bào - Chu bào - Tế bào nội mô - Tế bào mỡ - Tế... bào mỡ Như vậy, mô mỡ là 1 mô liên kết có thành phần cấu tạo chủ yếu là các tế bào mỡ Mỗi tế bàìo mỡ được bao quanh bởi 1 mạng lưới sợi collagen týp III Mô mỡ là 1 nơi dự trữ năng lượng: 1 phần chất mỡ hấp thu từ bữa ăn được dự trữ trong tế bào mỡ, sau đó được giải phóng khi có nhu cầu về năng lượng trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn, nhờ vậy ta không phải ăn liên tục Ngoài ra, mô mỡ còn giữ vai .  Mô liên kết chính thức, giữ vai trò nâng đỡ và nối kết các loại mô khác nhau.  Mô liên kết chuyên biệt: có cấu trúc và chức năng rất đặc biệt. Chúng bao gồm mô lưới, mô mỡ, mô sụn và mô.  Mô liên kết là mô chứa mạch máu để nuôi bản thân và các mô khác.  Mô liên kết có nguồn gốc từ trung bì phôi, trừ một số ở vùng đầu có thể bắt nguồn từ ngoại bì.  Định nghĩa: Mô liên kết. mô tả xong 3 thành phần cấu tạo của mô liên kết chính thức là tế bào, sợi và chất căn bản. Tùy theo thành phần nào chiếm ưu thế, ta phân biệt ra 4 loại: mô nhầy, mô liên kết thưa, mô liên kết

Ngày đăng: 26/07/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w