Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
223,2 KB
Nội dung
SUY TIM – PHẦN 2 IV. CHẨN ĐOÁN SUY TIM Hội Tim mạch châu Âu năm 2005 đề ra 3 tiêu chuẩn để chẩn đoán suy tim: 1) Có các triệu chứng của suy tim (lúc nghỉ hay khi gắng sức) và 2) Có bằng chứng khách quan (nhất là trên siêu âm) của rối loạn chức năng tim (tâm thu và/hoặc tâm trương) (lúc nghỉ) và (khi chẩn đoán còn nghi ngờ) 3) Có đáp ứng với điều trị suy tim. Các tiêu chuẩn 1 và 2 cần có trong mọi trường hợp. Phân độ suy tim: Phân độ hay được dùng là của Hội Tim Nữu Ước (NYHA) năm 1964, căn cứ vào tình trạng chức năng bệnh nhân: - Độ I: bệnh nhân có bệnh tim nhưng hoạt động thể lực bình thường không bị hạn chế, không gây mệt mỏi, khó thở hay hồi hộp. - Độ II: hoạt động thể lực bình thường đã bị hạn chế nhẹ do mệt mỏi, khó thở, hồi hộp hay đau ngực. - Độ III: hoạt động thể lực bình thường bị hạn chế rõ nhưng chưa có triệu chứng khi nghỉ. - Độ IV: bệnh nhân không có khả năng làm một hoạt động thể lực nào mà không khó chịu; các triệu chứng suy tim xảy ra khi nghỉ và tăng lên khi gắng sức. V. ĐIỀU TRỊ SUY TIM A. Điều trị suy tim tâm thu 1. Can thiệp vào các nguyên nhân gây nên suy tim tâm thu: - Xử trí phẫu thuật đối với bệnh tim bẩm sinh hoặc khi thấy có chướng ngại cơ giới như trong bệnh van tim, bệnh viêm màng ngoài tim co thắt , nong động mạch vành hay làm cầu nối chủ - vành trong bệnh thiếu máu cơ tim - Hoặc điều trị nội khoa các bệnh chính khác gây suy tim như bệnh tăng huyết áp 2. Điều trị chứng suy tim: a. Các chế độ cần được bảo đảm: - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: không làm những việc đòi hỏi gắng sức thể lực mạnh và kéo dài, nghỉ ngơi tuyết đối khi có đợt tiến triển cấp tính nhưng cũng không kéo dài để tránh nguy cơ huyết khối tắc mạch. - Chế độ ăn giảm muối: không cần ăn nhạt hoàn toàn vì có thuốc lợi tiểu, chỉ giảm muối chặt chẽ trong suy tim độ III hay độ IV. - Giảm nước: nói chung không cần thiết phải giảm lượng nước vào trong ngày vì đã có thuốc lợi tiểu trừ ở thời kỳ trơ với các thuốc, khi đó cho 500 - 1000 ml mỗi ngày. - Chế độ vận động thể lực phù hợp. - Tránh xúc động mạnh, stress. - Bỏ thuốc lá, rượu, cà phê. b. Các thuốc và các biện pháp đang được dùng: - Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim: các glucosid trợ tim, các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim mới. - Các thuốc làm giảm tiền gánh hoặc/và giảm hậu gánh: các thuốc này đã cải thiện điều kiện hoạt động của tim: . Thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu lưu hành, giảm lượng máu trở về tim, tham gia làm giãn mạch. . Các thuốc giãn mạch như các nitrat, các chất ức chế men chuyển, các chất chẹn thụ thể AT 1 của angiotensin II làm giảm lượng máu trở về tim và/hoặc làm giảm sức cản ngoại vi. - Các thuốc can thiệp vào cơ chế thần kinh - nội tiết: ngoài các chất ức chế men chuyển, các chất chẹn thụ thể AT 1 của angiotensin II đã nêu trên còn có các chất ức chế thụ thể giao cảm . - Tái đồng bộ tim bằng tạo nhịp tim trong một số trường hợp có rối loạn tính đồng bộ trong hoạt động của tim. e. Ghép tim khi điều trị nội khoa không có kết quả. 3. Các thuốc dùng cụ thể: a. Các thuốc làm tăng sức co bóp tim: - Glucosid trợ tim: glucosid trợ tim có trong nhiều dược liệu nhưng người ta hay dùng digitalis với các dạng digitalin hay digitoxin lấy từ D. purpurea, digoxin và isolanid lấy từ D. lanata, uabain từ Strophantus gratus. Trên bệnh nhân suy tim, glucosid trợ tim làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng trương lực cơ tim, làm ngắn thời gian co cơ đồng thể tích và thời gian tống máu của thất. Glucosid trợ tim còn phục hồi tính nhậy cảm của các phản xạ về áp lực ở xoang cảnh và quai động mạch chủ, làm giảm hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin đã tăng cao trong suy tim, gây cường phế vị với hậu quả là làm chậm nhịp tim, chậm dẫn truyền nhĩ - thất và làm giãn cả động mạch lẫn tĩnh mạch, giảm sức cản ngoại vi. Glucosid trợ tim còn có tác dụng lợi tiểu. Chỉ định: suy tim cấp tính và mạn tính. Với suy tim mạn tính, chỉ định khi có loạn nhịp hoàn toàn, khi suy tim ở độ III và IV theo NYHA, cân nhắc sử dụng khi suy tim ở độ II có nhịp xoang. Chống chỉ định: rối loạn dẫn truyền, hội chứng yếu nút xoang, khi có tăng kích thích thất nhất là khi có giảm kali máu, tăng calci máu, bệnh cơ tim tắc nghẽn. Glucosid trợ tim không được chỉ định trong suy tim tâm trương. Liều dùng: . Suy tim cấp tính, dùng thuốc tiêm: uabain 0,25 mg hoặc isolanid o,4 mg, digoxin 0,5 mg. . Suy tim mạn tính: dùng thuốc viên digoxin 0,125 - 0,25 mg/ngày, giảm liều ở người già, suy gan, suy thận. - Các thuốc mới làm tăng sức co bóp cơ tim: các thuốc làm tăng nồng độ AMP vòng (AMPc) trong tế bào, một trong các chức năng sinh lý của AMPc là làm tăng dòng calci vào trong tế bào để tăng cường hoạt động co cơ. Có 2 nhóm thuốc: + Nhóm kích thích các thụ thể giao cảm làm tăng tổng hợp AMPc: dopamin, dobutamin, prenalterol, ibopamin … + Nhóm ức chế sự phân hủy AMPc thông qua ức chế men phosphodiesterase: amrinon, milrinon, enoximon … Các nghiên cứu đều cho thấy các thuốc này có hiệu lực trong suy tim cấp tính, trong hồi sức tim sau phẫu thuật tim mạch nhưng chưa thấy có tác dụng trong suy tim mạn tính và có nhiều tác dụng phụ không tốt nên chưa được dùng rộng rãi. b. Các thuốc lợi tiểu Các thuốc lợi tiểu đã được dùng rất sớm trong điều trị suy tim: thuốc đã làm tăng đào thải nước và natri, qua đó làm giảm ứ đọng nước trong cơ thể, giảm lượng máu lưu hành dẫn đến giảm lượng máu trở về tim nghĩa là giảm tiền gánh; do làm giảm ứ đọng natri trong thành mạch, thuốc lợi tiểu cũng tham gia làm giãn mạch, giảm hậu gánh. Có 2 nhóm thuóc lợi tiểu: - Các thuốc làm tăng đào thải kali: * Tác dụng mạnh và ngắn hạn: furosemid (Lasilix), bumetanid (Burinex), piretanid (Eurelix) * Tác dụng trung bình và kéo dài: nhóm thiazid (Hypothiazid), các chất ức chế men anhydrase carbonic (Fonurit, Diamox). - Các thuốc giữ kali: spironolacton (Aldacton), triamteren, amilorid. Trên thực tế, người ta hay dùng: - Trong suy tim cấp tính: furosemid (Lasix) 20 - 40 mg tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt để có tác dụng nhanh và mạnh. - Trong suy tim mạn tính: hay dùng nhóm thiazid (Hypothiazid 25 mg), có thể dùng furosemid viên (Lasilix 40 mg) để thải niệu tốt hơn. Có thể dùng dài ngày nhưng cần lưu ý phải bổ xung kali, hoặc phối hợp với spironolacton là thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton còn có tác dụng kháng lại aldosteron đã tăng trong suy tim). c. Các thuốc giãn mạch Có 3 nhóm giãn mạch: a. Các thuốc giãn tĩnh mạch: các thuốc này làm máu ứ lại trong hệ tĩnh mạch ngoại vi, giảm lượng máu trở về tim và như vậy làm giảm tiền gánh; người ta hay dùng nitroglycerin và các dẫn chất (Lenitral, Peritrat, Imdur) kết hợp với các chất ức chế men chuyển, hiệu lực thấy rõ trong suy tim cấp tính, suy tim mạn tính độ III, IV. b. Các thuốc giãn tiểu động mạch: các thuốc này làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến giảm tiền gánh. Nhóm hydralazin làm tần số tim tăng, dễ gây ứ nước và natri, các chất ức chế calci thế hệ 1 (verapamil, diltiazem, nifedipin) làm giảm sức co bóp cơ tim nên không được dùng; các dihydropyridin thế hệ 2 (amlodipin, felodipin ) tác động ưu tiên trên mạch nên đã được thăm dò, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy các thuốc này có cải thiện được lâm sàng và huyết động nhưng chưa làm thay đổi được tỷ lệ tử vong. c. Các thuốc giãn cả tĩnh mạch và tiểu động mạch: các thuốc này làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh; trong nhóm này hay được dùng natri nitroprussiat (Nipride), prazosin (Minipress) là chất ức chế thụ thể 1 sau synap và nhất là các chất ức chế men chuyển angiotensin như captopril (Lopril), enalapril (Renitec), perindopril (Coversyl), quinapril (Accupril) …, các chất chẹn thụ thể AT 1 của angiotensin II như losartan (Cozaar), irbesartan (Aprovel), telmisartan (Micardis) Các chất ức chế men chuyển cản trở việc hình thành angiotensin II là một chất co mạch rất mạnh, đồng thời ức chế việc thoái giáng bradykinin là một chất giãn mạch, làm giảm hoạt tính giao cảm, kích thích vùng dưới đổi - yên tiết ra arginin-vasopressin, kích thích tăng sản xuất các prostaglandin giãn mạch PGI 2 , PGE 2 Các chất ức chế men chuyển đã cải thiện được tình hình huyết động rõ rệt cho nhiều bệnh nhân suy tim nặng đã kháng với điều trị kinh điển và đã làm giảm tử vong đáng kể; các thuốc này cũng ít có tác dụng phụ không tốt, có thể được dùng cho cả suy tim độ I theo NYHA nên đang là loại thuốc có nhiều triển vọng nhất. Liều dùng: Lopril 25 mg, Renitec 5 mg, Coversyl 4 mg, Accupril 5 mg, bắt đầu từ liều thấp nửa viên rồi tăng dần. Các chất ức chế các thụ thể AT 1 của angiotensin II cũng có hiệu lực như các chất ức chế men chuyển, lại tránh được tai biến ho do không làm ứ đọng bradykinin. Liều dùng: Cozaar 25 mg, Aprovel 75 mg, Micardis 40 mg, bắt đầu từ liều thấp nửa viên rồi tăng dần. d. Các chất ức chế thụ thể giao cảm Nhóm thuốc này làm giảm sức co bóp của cơ tim nên về lý thuyết là không dùng được trong suy tim. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại được chú ý từ sau khi Waagstein và cs (1975) thăm dò và thấy kết quả tốt khi dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị suy tim. Các nghiên cứu với metoprolol (Betaloc ZOK), bisoprolol (Detensiel) nhất là với carvedilol (Dilatrend) là một chất ức chế các thụ thể cả và 1 đồng thời là một chất chống oxy-hoá mạnh đã cho thấy thuốc có hiệu lực rất tốt, đã cải thiện độ suy tim và làm giảm tử vong rõ rệt so với placebo. Người ta giải thích nhóm thuốc đã làm phục hồi mật độ thụ thể 1 ở cơ tim bị giảm do tình trạng tăng catecholamin kéo dài trong suy tim và làm phục hồi khả năng đáp ứng với isuprel. Các chất ức chế thụ thể phải được dùng phối hợp với các thuốc kinh điển, bắt đầu từ liều rất thấp (Dilatrend 3,125 mg x 2 lần/ngày, tăng gấp đôi cứ 2 tuần/lần), có theo dõi huyết áp, mạch và các dấu hiệu lâm sàng. B. Suy tim tâm trương 1. Can thiệp vào các nguyên nhân gây nên suy tim tâm trương: - Điều trị các bệnh gây suy tim tâm trương như bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành … 2. Điều trị suy tim tâm trương: Mục tiêu của điều trị là làm giảm áp lực mao mạch phổi, duy trì khả năng co bóp của nhĩ, tăng được khả năng gắng sức: - Làm giảm áp lực mao mạch phổi: thuốc lợi tiểu làm tăng thải niệu nên làm giảm tiền gánh, các thuốc làm giãn tĩnh mạch như các nitrat làm giảm lượng máu trở về tim, giảm áp lực tiểu tuần hoàn và giảm thể tích cuối tâm trương thất trái. - Duy trì khả năng co bóp của nhĩ trái: . Phục hồi nhịp xoang nếu có rung nhĩ; nếu không thể phục hồi được thì làm giảm tần số thất để kéo dài thời gian tâm trương; khi cần thiết thì phải đặt máy tạo nhịp đồng bộ nhĩ - thất. [...]... Là dự phòng không để xảy ra các bệnh tim mạch Cần chú ý: - Dự phòng bệnh thấp khớp cấp tính - Dự phòng bệnh vữa xơ dộng mạch và bệnh tăng huyết áp: giải quyết tốt các yếu tố nguy cơ 2 Dự phòng bậc 2 Khi đã có bệnh tim mạch thì dự phòng sự xuất hiện suy tim: - Can thiệp vào các bệnh tim như phẫu thuật hoặc can thiệp qua da trong các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh van tim mắc phải, làm cầu nối chủ vành hoặc... bộ cơ tim …, điều trị các bệnh tăng huyết áp, đáI tháo đường … - Giải quyết các yếu tố thuận lợi cho suy tim xuất hiện, nghĩa là các yếu tố dẫn đến giảm cung lượng tim, tăng nhu cầu chuyển hóa đòi hỏi nhiều oxy của cơ thể, tăng ứ đọng nước và natri trên những bệnh nhân đã có bệnh tim mạch Bệnh nhân phải được hướng dẫn đầy đủ để tự mình chủ động làm công tác dự phòng suy tim Phác đồ điều trị suy tim. .. Các thuốc trợ tim mới: các thuốc này có thể tăng cường chức năng của lưới cơ tương, thúc đẩy quá trình thư giãn nhanh hơn và trọn vẹn hơn; tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ngay cả khi điều trị ngắn ngày, các thuốc này làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim nên có thể gây thiếu máu cơ tim, tăng tần số tim và gây rối loạn nhịp tim Do vậy, cần cân nhắc khi phải dùng các thuốc tăng cường co bóp cơ tim này VI DỰ... Nhịp tim nhanh kéo dài sẽ làm quá trình thư giãn chậm và không hoàn toàn: các chất ức chế thụ thể giao cảm và các chất ức chế calci làm cho tần số tim chậm lại, tăng thời gian tâm trương; nên đưa tần số tim xuống khoảng 60 ck/phút để làm giảm tần số tim cả khi gắng sức - Cải thiện khả năng gắng sức: các chất ức chế thụ thể giao... thụ thể AT1 của angiotensin II có lợi cho việc làm tăng khả năng gắng sức cho bệnh nhân suy tim tâm trương * Những chú ý khi sử dụng thuốc: - Các chất ức chế men chuyển và các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II: 2 nhóm thuốc này cải thiện quá trình thư giãn của thất, hạn chế tiến triển của phì đại và xơ hoá cơ tim - Thuốc lợi tiểu: cần thiết để làm giảm ứ nước trong nhĩ và trong tiểu tuần hoàn Tuy... cung lượng tim sẽ giảm - Các chất ức chế thụ thể giao cảm : các thuốc này làm giảm tần số tim nên làm kéo dài thì tâm trương - Digitalis: do làm tăng nồng độ Ca++ ở thì tâm trương, digitalis có thể làm giảm quá trình thư giãn của thất trái và làm cho rối loạn chức năng tâm trương càng xấu đi Không dùng digitalis trừ khi có rung nhĩ mạn tính hoặc phù phổi cấp tính liên quan đến cả suy tim tâm trương... cáo nên dùng các chất ức chế men chuyển hoặc các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II để làm giảm phì đại thất, dự phòng rối loạn chức năng thất, hạn chế tiến triển sang suy tim có triệu chứng Với bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, có chỉ định dùng các chất ức chế thụ thể - Độ II: Có nhịp xoang: thuốc lợi tiểu (lúc đầu dùng thiazid, nếu ứ nước và natri nhiều hoặc chống chỉ định với thiazid thì dùng... phải phối hợp các chất ức chế men chuyển với các chất chẹn thụ thể AT1 hoặc truyền tĩnh mạch dopamin, dobutamin liều thấp ngắt quãng để có hiệu quả hơn Sử dụng các can thiệp khác (tạo nhịp tim để tái đồng bộ tim, ghép tim ) khi cần . SUY TIM – PHẦN 2 IV. CHẨN ĐOÁN SUY TIM Hội Tim mạch châu Âu năm 20 05 đề ra 3 tiêu chuẩn để chẩn đoán suy tim: 1) Có các triệu chứng của suy tim (lúc nghỉ hay khi gắng sức) và 2) Có. tim tắc nghẽn. Glucosid trợ tim không được chỉ định trong suy tim tâm trương. Liều dùng: . Suy tim cấp tính, dùng thuốc tiêm: uabain 0 ,25 mg hoặc isolanid o,4 mg, digoxin 0,5 mg. . Suy tim. lợi tiểu. Chỉ định: suy tim cấp tính và mạn tính. Với suy tim mạn tính, chỉ định khi có loạn nhịp hoàn toàn, khi suy tim ở độ III và IV theo NYHA, cân nhắc sử dụng khi suy tim ở độ II có nhịp