1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER) phần 2 doc

11 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 345 KB

Nội dung

UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER) phần 2 6) ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI Những quyết định trong điều trị ung thư phổI phụ thuộc vào liệu có phải "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) hay "Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC) hiện diện . Sự Điều trị cũng phụ thuộc vào giai đoạn khối u, đặc biệt là ở NSCLC ("Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ"). Trình trạng vật lý phổ biến ở một người (khả năng chịu đựng được những tiến trình điều trị) cũng được tính đến . Các phương pháp trị liệu sử dụng rộng rãi nhất cho bệnh ung thư phổI là phẫu thuật , hóa trị (chemotherapy), và xạ trị (radiation therapy) a) ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC (Medical Treatment) Hóa Trị (Chemotherapy) và Xạ Trị (Radiation Therapy)  Hóa trị và xạ trị có thể chữa khỏi một số ít bệnh nhân. Kết quả của những phương pháp trị liệu này là làm các khối u teo lại / co lại và được biết là để kéo dài tuổi thọ cho hầu hết các bệnh nhân .  Hóa trị và xạ trị rất có hiệu quả trong việc hóa giải những triệu chứng của căn bệnh  "Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC) loại không thể làm phẫu thuật thì được điều trị bằng hóa trị hay phối hợp cả hóa trị và xạ trị  Nếu "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) ở giai đoạn mới bắt đầu (ung thư có hạn chế đến ngực = confined to the thorax), tiêu chuẩn trị liệu là liệu pháp hóa trị và và xạ trị được thực hiện cùng một lúc.  Trong những giai đoạn sau (ung thư khi đã lây lan ra bên ngoài của ngực), "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) được điều trị bằng liệu pháp hóa trị và "xạ trị xoa dịu" (palliative radiation therapy) đến tận các khu vực mà di căn có thể hiện diện.  Đôi khi não bộ được điều trị bằng xạ trị ngay cả khi không có khối u hiện diện tại đó . Gọi là phương pháp "Bức xạ hộp sọ phòng bệnh" (Prophylactic Cranial Irradiation = PCI), liệu pháp này có thể ngăn chặn một khối u hình thành. Tuy nhiên, liệu pháp PCI không thích hợp cho tất cả các bệnh nhân, và những tác dụng phụ có thể xuất hiện.  "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ Hạn Chế" (Limited SCLC), ung thư đã không lây lan ra ngoài khoang ngực, có% 80 -90% tỷ lệ phản ứng đối với sự kết hợp hóa trị và xạ trị . Sự thuyên giảm (ung thư không còn được nhận diện bởi kiểm tra sức khỏe hay X-quang) diễn ra vào khoảng 50 %- 60% trong các trường hợp .  Tỉ lệ trên tất cả các trường hợp ung thư phổi ở giai đoạn cuối / giai đoạn tiên tiến (ung thư lây lan ra ngoài khoang ngực), phỏng định khoảng 50% -60% "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) và 15 -40% "Ung Thư Phổi Không PhảiTế Bào Nhỏ" (NSCLC) sẽ thuyên giảm với liệu pháp hóa trị .  Nếu sự tái phát (relapse) xảy ra, một chế độ hóa trị (chemotherapy regimen) kiểu khác có thể được đề nghị để làm giảm triệu chứng và có vài lợi ích sinh tồn khiêm tốn  Ngay cả với một phản ứng ban đầu thuận lợi cho việc điều trị, "Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) có xu hướng tái phát trong vòng 1- 2 năm trong hầu hết các bệnh nhân, đặc biệt là ở những người mắc bệnh ung thư lan tràn sâu rộng.  Nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích của "hóa trị bổ trợ" (adjuvant chemotherapy) ở giai đoạn đầu của "Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC) trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tái phát sinh các khối u, ngay cả sau khi phẫu thuật liệu phát cho thấy thành công khi loại bỏ căn bệnh ung thư  Hóa trị sử dụng các hóa chất mà di chuyển qua các mạch máu (bloodstream). Nó ảnh hưởng đến cả các tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh. Nhiều phản ứng phụ phổ biến được biết đến của liệu pháp hóa trị bao gồm buồn nôn và ói mửa (nausea and vomiting), rụng tóc (hair loss), những vấn đề về da (skin problems), lở loét miệng (mouth sores), và mệt mỏi / đuối sức (fatigue).  Liệu pháp xạ trị (Radiation therapy) không ảnh hưởng đến các tế bào khắp cơ thể như hóa trị. Tuy nhiên, xạ trị không ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh nằm hoặc trực tiếp giáp với khối u. Trong một chừng mực nào đó (to a certain extent), những phản ứng phụ về xạ trị tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể là mục tiêu được nhắm tới của xạ trị .  Dựa trên dữ liệu thử nghiệm lâm sàng gần đây, hóa trị liệu đã được phát hiện có lợi cho tất cả các giai đoạn"Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC) , bao gồm cả giai đoạn I hoặc II. Những người bị ung thư phổi sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về u bướu ung thư (oncologist) để được tư vấn và lựa chọn liệu pháp trị liệu . b) Phẫu Thuật (Surgery) Giải phẫu là việc điều trị được ưu tiên cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của "Ung Thư Phổi Không PhảiTế Bào Nhỏ" (NSCLC) . Thật không may, 60% -80% trong số tất cả bệnh nhân mà bệnh tiến triển nặng hay đã di căn thì không thích hợp làm giải phẫu  Những người mà có "Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC) đã không lây lan có thể chịu đựng được phẫu thuật miễn là họ có đầy đủ chức năng phổi.  Một phần của một thùy, nguyên cả một thùy, hoặc toàn bộ một bên phổi có thể được cắt bỏ. Mức độ loại bỏ phụ thuộc vào kích thước của khối u, vị trí của khôi u, và nó đã lan rộng bao xa.  Một kỹ thuật được gọi là cryosurgery đôi khi được sử dụng cho "Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ" (NSCLC). Trong kỹ thuật cryosurgery, khối u được tiêu diệt bằng cách làm đông lạnh nó. Điều trị này chủ yếu để làm giảm các triệu chứng của ung thư.  Tỉ lệ phục hồi cho những ung thư ngoại vi nhỏ (small peripheral cancers) ở khoảng 80%  Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, có một tỷ lệ lớn bệnh nhân ở ung thư giai đoạn đầu có tái phát và chết vì nó Phẫu thuật không được sử dụng rộng rãi trong "Ung Thư Phổi Bào Nhỏ" (SCLC). Bởi vì "Ung Thư Phổi Bào Nhỏ" (SCLC) lan truyền rộng rãi và nhanh chóng khắp cơ thể, loại bỏ tất cả khối u ở khắp nơi bằng phẫu thuật thường là không khả thi (không thể thực hiện ) Một phẫu thuật ung thư phổi là phẩu thuật lớn . Nhiều người trải nghiệm đau đớn, suy nhược, mệt mỏi, và khó thở sau khi giải phẫu . Hầu hết có những vấn đề di chuyển đi lại, ho, và thở sâu . Giai đoạn phục hồi có thể là vài tuần hay thậm chí cả vài tháng 7) THEO DÕI DIỄN TIẾN CĂN BỊNH (Follow-up) Sau cuộc giải phẫu cho bất kỳ phẫu thuật ung thư phổi nào, thường có một nguy cơ gia tăng về sự phát triển ung thư phổi nguyên phát lần thứ hai cũng như có nguy cơ khối u gốc sẽ xuất hiện trở lại  Nhiều bệnh ung thư phổi tái phát trong vòng hai năm đầu sau khi điều trị.  Việc thường xuyên kiểm tra nên được thực hiện để có thể xác định bất kỳ sự tái phát nào đó càng sớm càng tốt.  Một người đã trải qua phẫu thuật cần nên được theo dõi chăm sóc và khảo sát theo khuyến cáo từ nhóm bác sĩ / chuyên gia đang điều trị họ . 8) ĐIỀU TRỊ GẢM ĐAU TẠM THỜI và CHĂM SÓC BỆNH NHÂN Ở GIAi ĐOẠN CUỐI (Palliative and terminal care) Điều trị giảm đau tạm thời cho giai đoạn cuối (Palliative care or hospice care) đề cập đến sự chăm sóc về y tế hoặc điều dưỡng để làm giảm những triệu chứng và đau khổ mà không cần cố gắng để chữa trị căn bệnh tiềm ẩn. Bởi vì chỉ một số ít những người bị ung thư phổi được chữa khỏi, được giải trừa đau khổ và điều này trở thành mục tiêu chính cho nhiều người.  Bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, và bác sĩ có lẽ đoán biết ra khi người bệnh đã đến mức độ này .  Bất cứ khi nào có thể, sự chuyển sang biện pháp điều trị giảm đau tạm thời (palliative care) nên được lên kế hoạch trước.  Kế hoạch nên bắt đầu với một cuộc đàm thoại 3 chiều giữa bệnh nhân, người đại diện cho bệnh nhân nếu bệnh nhân quá yếu không thể tham dự, và bác sĩ  Trong suốt cuộc thảo luận, cần thảo luận về những kết quả phỏng chừng , các vấn đề / giới hạn của y học, và bất kỳ sự lo ngại sợ hãi hoặc bất trắc có thể xảy ra Điều trị giảm đau tạm thời (Palliative Care) cho giai đoạn cuối có thể thực hiện tại nhà, nếu chăm sóc tại nhà là không thể thực hiện thì mới phải ở trong bịnh viện, hoặc trong một nơi chuyên chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối (hospice facility) . Điều trị giảm đau tạm thời cho giai đoạn cuối (palliative care) bao gồm chủ yếu các phương pháp trị liệu để làm giảm khó thở và đau đớn .  Sự khó thở sẽ được điều trị bằng oxy và thuốc men như opioids, đó là loại thuốc gây ngủ như thuốc phiện, morphin, codein, methadone, và bạch phiến (heroin).  Sự chăm sóc cơn đau bao gồm các thuốc chống viêm và opioids. Bệnh nhân được khuyến khích tham gia trong việc xác định liều thuốc giảm đau, vì liều lượng bao nhiêu là cần thiết để ngăn chặn cơn đau sẽ thay đổi từ ngày này sang ngày khác.  Các triệu chứng khác, chẳng hạn như lo âu, thiếu ngủ, và trầm cảm, cần được điều trị bằng thuốc thích hợp, và trong một số trường hợp cần có các liệu pháp / phương pháp bổ sung. 9) SỰ PHÒNG NGỪA (Prevention) Ung thư phổi vẫn là một căn bệnh ngăn ngừa được cao bởi vì 90% các bệnh ung thư phổi xảy ra ở người hút thuốc hay đã cai thuốc . Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi là không hút thuốc .  Hút thuốc lá gây nghiện rất cao , và việc cai thuốc thường cho chứng minh là rất khó khăn . Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc đã giảm xuống gần đây ở Bắc Mỹ và những nơi khác trên thế giới.  Những nhân viên y tế đóng 1 vai trò quan trọng trong việc xác định người hút thuốc và giúp họ từ bỏ hút thuốc lá.  Nhiều sản phẩm như kẹo nicotin gum , thuốc xịt nicotin, thuốc hít nicotin, và các loại thuốc khác đã được sử dụng thành công để giúp mọi người cố gắng từ bỏ hút thuốc lá.  Giảm thiểu sự tiếp xúc với hút thuốc lá thụ động , nghĩa là giảm thiểu tiếp xúc với người hút thuốc lá để không phải hít khói thuốc do họ thả ra, cũng là một biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.  Sử dụng bộ công cụ thử nghiệm radon cho từng căn nhà có thể xác định và cho phép sửa chữa các mức độ khí radon trong nhà, khi mà chất khí radon cũng có thể gây ra ung thư phổi.  Những người nghiện thuốc mà sử dụng một sự kết hợp nicôtin bổ sung với điều trị tâm lý và sự huấn luyện về hành vi / ứng xử cho biểu hiện giảm thiểu mức độ hút thuốc đáng kể Sàng lọc bệnh ung thư phổi bao gồm những việc sau đây  Hiện nay, American Cancer Society (Nhóm chuyên về Ung Thư của Hoa Kỳ) không cho lời khuyên về thông lệ chụp X-Quang ngực để kiểm tra ung thư phổi . Điều này có nghĩa là nhiều hãng bảo hiểm không bao chi phí chụp X-Quang Phổi hay chụp cắt lớp (CT scans).  Chụp X-quang ngực định kỳ có thể thích hợp cho người hiện tại đang hút thuốc hay hút thuốc trước đây (người đã cai thuốc) . Hãy bàn luận về những ưu và khuyết điểm của phương pháp này với một vị bác sĩ .  Chụp hình cắt lớp ở tốc độ chậm (Low-dose CT scans) thường cho thấy khả năng rất lớn trong việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn bắt đầu / mới chớm, và từ đó thực hiện phẫu thuật chữa bệnh . Tiến trình này đòi hỏi 1 kiểu máy chụp cắt lớp đặc biệt (spiral CT scanner = máy chụp cắt lớp xoán ốc) và máy này được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc xác định các bệnh ung thư phổi có khối u nhỏ ở người hút thuốc hay hút thuốc trước đây (người đã cai thuốc). Tuy nhiên, chưa có chứng minh là sử dụng kỹ thuật này thì thực sự cứu sống sinh mạng hay giảm nguy cơ tử vong về căn bệnh ung thu phổi . Những thử nghiệm đang tiến hành xa hơn nữa để xác định khả năng của kỹ thuật chụp cắt lớp xoán ốc ( spiral CT scans) trong việc sàng lọc chuẩn đoán bệnh ung thư phổI 10) SỰ CẢNH GIÁC (Outlook) Nói chung (bao gồm tất cả các loại và các giai đoạn của ung thư phổi), 16% người bị ung thư phổi sinh tồn ít nhất năm năm. Tỷ lệ sinh tồn của ung thư phổI có xu hướng thấp khi so sánh tới tỷ lệ 5-năm sinh tồn thì bệnh ung thư ruột (colon cancer) là 65%, ung thu vú (breast cancer) là 89%, và ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer) là 99%  Những người ở giai đoạn I của "Ung thư phổI không phải tế bào nhỏ ( NSCLC) và từng trải qua phẫu thuật phổi có 60 -70% cơ hội sống sót năm năm.  Những người ở giai đoạn II của "Ung thư phổI không phải tế bào nhỏ ( NSCLC) có 30%-40% cơ hội chữa bệnh , vào những người ở giai đoạn III có 20%-30% cơ hội chữa bệnh  Những người bị ung thư phổi mà tình trạng không thể làm phẫu thuật có một thời gian sống trung bình là chín tháng hoặc ít hơn.  Những người bi "Ung thư phổI tế bào nhỏ có hạn chế" ( limited SCLC) được hóa trị có 2-năm sinh tồn với tỉ lệ 20 - 30% và 5-năm sinh tồn với tỉ lệ 10-15%  Dưới 5% người bị "Ung thư phổI tế bào nhỏ đã lan rộng" (extensive-stage SCLC) hay "Ung thư phổI tế bào nhỏ" (SCLC) là sống được hai năm sau khi giải phẫu , với trung bình sinh tồn là khoảng tám đến 13 tháng. 11) CÁC NHÓM HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN (Support Groups and Counseling) Việc sống với căn bệnh ung thư thực sự có nhiều thử thách mới đối với người bị bệnh và đối với gia đình thân nhân, bạn bè của họ.  Những người bi bệnh ung thư rất có thể phải lo lắng nhiều về căn bệnh ung thư ảnh hưởng họ sao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống một cuộc sống bình thường của họ, như là việc chăm sóc gia đinh , nhà cửa của họ , công ăn việc lamg và tiếp tục gìn giữa muối quan hệ bạn bè hay những hoạt động vui chơi  Nhiều người cảm thấy lo lắng và chán nản, thất trí . Một số người cảm thấy tức giận và bực bội; người khác cảm thấy bất lực và buông xuôi (defeated) Đối với hầu hết những người bị bệnh ung thư, cần được thổ lộ cảm xúc của họ và cần quan tâm giúp đỡ  Bạn bè và người thân trong gia đình có thể ủng hộ thật nhiều. Họ có thể là do dự trong việc xin hỗ trợ cho đến khi họ thấy những người đối phó với bệnh ung thư ra sao . Những người bị bệnh ung thư không nên chờ đợi bạn bè hay thân nhân đưa ra đề nghị trợ giúp , nếu họ muốn nói về những mối lo lắng suy tư của họ, họ nên cho bạn bè và gia đình biết. .  Một số người không muốn trở thành gánh nặng cho người thân yêu hoặc chỉ thích thổ lộ sự lo lắng của họ với một chuyên gia bình thường. Bàn luận về cảm xúc và sự lo lắng về bệnh ung thư với một nhân viên xã hội, 1 chuyên gia tư vấn, hoặc thành viên của giáo sĩ có thể rất hữu ích. Một bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia U bướu (oncologist) sẽ có thể đề nghị một ai đó cho bệnh nhân  Nhiều người mắc bệnh ung thư được trợ giúp sâu sắc bằng cách nói chuyện với người khác cũng bị bệnh ung thư như họ. Chia sẻ mối quan tâm với những người khác đã từng trải qua có thể tạo sự yên tâm đáng kể. Nhóm hỗ trợ những người bị bệnh ung thư có thể có sẵn, thông qua các trung tâm y tế nơi đang điều trị họ . American Cancer Society cũng có thông tin về các nhóm hỗ trợ trên toàn nước Mỹ. 12) CÁC THÔNG TIN BỔ XUNG KHÁC Hình Minh họa X-Quang ngực cho thấy 1 bóng tối ở lá phôI trái mà sau đó chuẩn đoán là ung thư phổi [...]...Hình chụp cắt lớp (CT scan) cho thấy 1 khôi u trong lá phổI phải Mấu tế bao khối u được khảo sát bằng kim sinh thiết đã xác định ung thư phổi . UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER) phần 2 6) ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI Những quyết định trong điều trị ung thư phổI phụ thuộc vào liệu có phải " ;Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ". ung thư phổi ở giai đoạn cuối / giai đoạn tiên tiến (ung thư lây lan ra ngoài khoang ngực), phỏng định khoảng 50% -60% " ;Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ" (SCLC) và 15 -40% " ;Ung Thư Phổi. thì bệnh ung thư ruột (colon cancer) là 65%, ung thu vú (breast cancer) là 89%, và ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer) là 99%  Những người ở giai đoạn I của " ;Ung thư phổI không

Ngày đăng: 26/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN