Khi nào cần nạo VA VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, đó là tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập cơ thể. Vì vậy, không nên cứ có viêm nhiễm là nạo VA, chỉ trừ các trường hợp đặc biệt cần thiết. VA là tên tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides; y khoa Việt Nam gọi là sùi vòm họng. Nó là mô tân bào gồm nhiều tế bào bạch cầu, nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít thở, không khí vào mũi, qua VA rồi mới tới phổi. Bình thường, VA có kích thước rất nhỏ, dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. Nó tuy rất mỏng nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn vết ở tuổi dậy thì. Nhiệm vụ của VA là miễn dịch, tức nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể, tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. VA hợp với một số mô tân bào khác có cùng nhiệm vụ miễn dịch để thành lập vòng Waldeyer (gồm VA, amiđan vòi, amiđan hầu, amiđan lưỡi). Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi (đường thở) và từ miệng (đường ăn) đều phải xuyên qua vòng này. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA, vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng. Các tế bào bạch cầu chực chờ sẵn, “bắt” vi khuẩn và lôi chúng vào sâu, nơi có nhiều hạch để nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, đặc biệt nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi có vi khuẩn xâm nhập, các kháng thể này sẽ tự động vô hiệu hóa chúng và tiêu diệt ngay, trước khi chúng kịp sinh sôi và gây tác hại. Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA dễ bị viêm, nhưng là viêm rất nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này, nếu bạch cầu không đủ sức “bắt” tất cả các vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Trẻ sẽ bị sốt, có thể lên tới 38-39 độ C. Trẻ thiếu sức đề kháng còn có thể bị rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…) và động kinh. Nếu viêm kéo dài, thể tích VA sẽ tăng lên và ngăn cản không khí ra vào, khiến trẻ bị nghẹt mũi. Lượng nước có ở mũi không được bốc hơi, đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy mũi trong. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi trong trở thành nước mũi đục và chảy ra rất nhiều, sau đó trở thành màu xanh. Sát bên VA có một lỗ thông vào tai giữa. Lỗ này được mở ra mỗi khi ta nuốt, ngáp, thổi phùng má, nhờ vậy mà tạo cân bằng áp lực không khí ở tai giữa và bên ngoài, giúp chúng ta nghe tốt. VA viêm quá phát có thể bít tắc lỗ vòi này. Áp lực không khí ở tai giữa bị giảm, tai giữa xuất tiết dịch và trẻ nghe kém. Bệnh này gọi là viêm tai giữa thanh dịch. Nếu VA to, không khí vào ít, không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, trẻ sẽ trở nên lờ đờ, việc học tập bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thiếu ôxy nên trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình và mệt mỏi sau khi ngủ. Viêm VA có thể gây các biến chứng như viêm mũi (chảy mũi đục, nghẹt mũi, nhức mũi), viêm xoang (chảy mũi như mủ, nhức vùng má), viêm tai giữa thanh dịch (nghe kém, màng nhĩ không thủng), viêm tai giữa cấp (sốt, nhức tai, nghe kém, sau đó chảy mủ tai, thủng nhĩ), viêm amiđan (2 amiđan to, nuốt khó, nuốt vướng, thỉnh thoảng lên cơn bộc phát cấp), viêm thanh quản (khó thở, ho, khàn tiếng, dễ dẫn đến tử vong). Trẻ bị VA quá phát lâu ngày nếu không điều trị, mũi sẽ ít được sử dụng. Trong nhiều năm, chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm. Cằm có vẻ nhô ra và to hơn. Trẻ lúc nào cũng há miệng để thở vì mũi bị nghẹt. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ rất hạn chế chỉ định nạo VA vì bộ phận này có nhiệm vụ miễn dịch rất quan trọng. Chỉ nạo VA trong các trường hợp sau: VA quá to, gây khó thở và viêm mũi hoặc gây nghe kém, viêm tai giữa cấp. Bác sĩ cũng chỉ định nạo nếu viêm VA có một trong các biến chứng như viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, không tăng trọng. Nạo VA là thủ thuật đơn giản, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, hậu phẫu nhanh. Có thể gây tê hoặc gây mê. . Khi nào cần nạo VA VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, đó là tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập cơ thể. Vì vậy, không nên cứ có viêm nhiễm là nạo VA, chỉ trừ. hơn. Trẻ lúc nào cũng há miệng để thở vì mũi bị nghẹt. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ rất hạn chế chỉ định nạo VA vì bộ phận này có nhiệm vụ miễn dịch rất quan trọng. Chỉ nạo VA trong các. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn vết ở tuổi dậy thì. Nhiệm vụ của VA là miễn dịch, tức nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể, tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. VA hợp với một