1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý cắt : CẮT RĂNG part 1 pot

5 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 107,24 KB

Nội dung

Bài 3 CẮT RĂNG I. Khái niệm chung về bánh răng: Bánh răng là chi tiết có răng dùng để truyền chuyển động quay bằng sự tiếp xúc lần lược các cặp răng ăn khớp với nhau. Bánh răng thường dùng gồm có một số như sau: - Bánh răng trụ dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau - Bánh răng côn dùng để truyền chuyển động giữa hai trục cắt với nhau - Bánh vít – trục vít dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau Hai loại bánh răng trụ và bánh răng côn lại được chia ra làm hai loại là bánh răng nghiêng và bánh răng có răng thẳng. II. Yêu cầu chung của bánh răng: 1. Độ chính xác: Độ chính xác của bánh răng được đánh giá bằng các tiêu chuẩn sau đây: +Độ chính xác động học. +Mức độ làm việc êm(hoặc độ ổn đònh khi làm việc ) +Độ chính xác về tiếp xúc +Khe hở cạnh bên. Theo tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam (TCVN 1067-84) thì 3 chỉ tiêu đầu được quy đònh mỗi chỉ tiêu có 12 cấp chính xác với ký hiệu là các chữ số từ 1 đến 12 trong đó số 1 là cấp chính xác cao nhất. Trong thực tế các bánh răng thường được chế tạo với cấp chính xác từ 4 đến 11 . Đối với chỉ tiêu thứ 4 thì TCVN 1067 – 84 quy đònh có 6 dạng đối tiếp khe hở mặt bên răng và được ký hòệu bằng các chữ cái H,E,D,C,B,A trong đó H có khe hở nhỏ nhất. 2. Vật liệu và nhiệt luyện bánh răng: Vật liệu để chế tạo bánh răng phụ thuộc vào tải trọng , công dụng và tốc độ khi làm việc . Các loại vật liệu thường được sử dụng gồm thép các bon, thép hợp kim và gang. Bánh răng bằng gang chỉ sử dụng khi có tốc độ quay nhỏ hơn 3m/giây. Phôi của bánh răng thường sử dụng phôi rèn. Phôi rèn có cơ tính tốt và có khả năng tiết kiệm được vật liệu và thời gian gia công. Nhiệm vụ của bánh răng là truyền lực và khi làm việc bánh răng chỉ tiếp xúc với nhau ở các bề mặt răng vì vậy răng phải có độ bền và độ cứng cần thuyết . Mặt khác bánh răng không được phép có vết nứt và ứng suất dư cao quá mức cho phép. Để bánh răng có thể làm việc được tốt cần phải có chế độ nhuyệt luyện hợp lý. Đối với thép các bon thấp , bề mặt răng thường được thấm các bon sau khi cắt. 3. Chuẩn: Tuỳ theo kết cấu , vật liệu độ chính xác và sản lượng mà ta chọn chuẩn vá phương pháp gia công chuẩn cho thích hợp. Đối với bánh răng có lỗ bao giờ cũng chọn lỗ làm chuẩn để gia công bánh răng , vì vậy khi gia công phôi phải chú trọng đến chất lượng lỗ. Đối với các bánh răng liền trục thì bề mặt cổ trục cần phải chú ý về chất` lượng vì đó là bề mặt chuẩn. Trong một số trường hợp cần chú ý đến độ thẳng gốc giữa mặt đầu báng răng với đường tâm của lỗ hoặc đường tâm của trục. III. Các phương pháp và đặc điểm cuả quá trình gia công răng: Bánh răng là một chi tiết quan trọng được dùng phổ biến trong truyền động cơ khí nói chung. Hiện nay việc tạo hình bánh răng đạt độ chính xác yêu cầu , chủ yếu vẫn bằng phương pháp cắt gọt. Đối với bánh răng môđun nhỏ có thể được tạo hình bằng phương pháp cán ( biến dạng dẻo ) và có những bánh răng có độ chính xác thấp có thể chế tạo bằng phương pháp đúc. Tuỳ theo yêu cầu sản suất, độ chính xác và kết cấu của bánh răng và người ta dùng các phương pháp cắt răng sau đây: 1. Phương pháp chép hình: Bản chất của phương pháp chép hình là profin răng của bánh răng được chép lại theo prôfin lưỡi cắt của dao, các dao dùng trong phương pháp này gồm có : dao phay đóa môđun , dao phay ngón môđun , dao chuốt răng , đầu dao sọc răng… Dùng dao phay đóa môđun, dao phay ngón môđun có thể gia công dược bánh răng hình trụ và hình côn răng thẳng cấp chính xác 9 và 10 . Cũng có thể gia công được bánh răng hình trụ nghiêng dựa trên nguyên lý bao hình không tâm tích. Tuy nhiên đó chỉ là tạo hình gần đúng, độ chính xác gia công thấp, vì prôfin của các dao phay đóa môđun trong bộ dao không hoàn toàn tương ứng với prôfin bánh răng gia công cùng môdun và số răng của nó . Ngoài ra việc phân độ làm quá trình cắt không liên tục, năng suất gia công thấp mà còn giảm độ chính xác gia công (về bước răng ). Tuy nhiên những nhược điểm trên, nhưng chúng vẫn được dùng trong sản xuất nhỏ và sửa chữa để gia công bánh răng chính xác thấp, vì có thể dùng trên các máy phay vạn năng có đầu phân độ. Trong phương pháp chép hình, dùng các dao chuốt răng, cần dao xọc răng thì độ chính xác gia công và công suất gia công đạt được cao, vì quá trình gia công bằng nhiều răng cắt đồng thời tuy nhiên cũng phải dùng nhiều dao chép hình này chỉ dùng trong sản hàng loạt lớn và sản xuất hàng khối. 2.Phương pháp bao hình: Bánh răng được gia công theo phương pháp này có thể đạt cấp chính xác 7-8 (bằng dao phay lăn răng và xọc răng ) và đạt cấp chính xác 5-7 (bằng dao cà răng mài răng) quá trình cắt liên tục năng suất gia công cao. Phương pháp này dùng chủ yếu trong sản xuất hàng loạt. Trong phương pháp bao hình prôfin bánh răng gia công được tạo nên trong quá trình là hình bao các vò trí liên tiếp (các nhát cắt) của prôfin lưỡi cắt của dao. 3. Đặc điểm của quá trình cắt răng: Quá trình cắt răng theo phương pháp bao hình có một số đặc điểm sau: - Tiết diện lớp cắt thay đổi theo chu kỳ trong thời gian gia công. - Những đoạn khác nhau trên lưỡi cắt chòu tải trọng khác nhau, vì kích thước lớp cắt ứng với từng đoạn lớp cắt khác nhau. Cũng như do lớp cắt và lượng chạy dao đều khác nhau. - Trò số góc trước và góc sau thay đổi dọc theo lưỡi cắt của dao, cần lưu ý tránh hiện tượng ma sát ở các đoạn có góc sau nhỏ Ngoài thông số hình học hợp lý cần phải đảm bảo độ chính xác prôfin lưỡi cắt khi mài lại . - Một số dao cắt răng phải thực hiện các chuyển động quá phức tạp khi làm việc. IV.Cắt răng bằng dao phay đóa môđun: 1. Dao phay đóa môđun: Là loại dao đònh hình hớt lưng, prôfin răng dạng thân khai, prôfin của dao phay đóa môđun chẳng những phụ thuộc vào môđun, góc áp lực mà còn phụ thuộc vào: số răng z của bánh răng được gia công. Để giảm bớt số lượng dao phay tiêu chuẩn ứng với mỗi môđun có một bộ dao phay( gồm 8 dao hoặc 12 dao) để đảm bảo gia công khoảng số răng từ 12 đến . Dao phay đóa môđun dùng trên các máy phay vạn năng.Sau khi phay xong một rãnh răng, dùng đầu phân độ để quay phôi đi một răng. 2.Chế độ cắt: . bánh răng trụ và bánh răng côn lại được chia ra làm hai loại là bánh răng nghiêng và bánh răng có răng thẳng. II. Yêu cầu chung của bánh răng: 1. Độ chính xác: Độ chính xác của bánh răng. bánh răng và người ta dùng các phương pháp cắt răng sau đây: 1. Phương pháp chép hình: Bản chất của phương pháp chép hình là profin răng của bánh răng được chép lại theo prôfin lưỡi cắt của. Bài 3 CẮT RĂNG I. Khái niệm chung về bánh răng: Bánh răng là chi tiết có răng dùng để truyền chuyển động quay bằng sự tiếp xúc lần lược các cặp răng ăn khớp với nhau. Bánh răng thường

Ngày đăng: 26/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN