Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
295,67 KB
Nội dung
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. [\[\ GIẢI PHẨU BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI - BÁN THÂN BẤT TOẠI HIÉMIPLÉGIE – HEMIPIEGY LIỆT NỬA NGƯỜI - BÁN THÂN BẤT TOẠI - HIÉMIPLÉGIE – HEMIPIEGY Đại Cương Sách ‘Tự điển Điều Trị Học Thực Hành’ định nghĩa: Liệt nửa người là khi mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, một tay, một chân. Đa số bịnh này là do di chứng của tai biến mạch máu não gây ra. Theo báo cáo của “Hiệp Hội Tim” của Mỹ năm 1977 ở Mỹ có đến 1,6 triệu người bị bịnh này. Và hằng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới bịnh, phần lớn xẩy ra sau 55 tuổi. YHCT xếp vào loại Thiên khô, Đại duyệt (Nội Kinh), Bán thân bất toại, Trúng phong, Thốt trúng, Loại trúng, Não huyết quản Ý ngoại (Kim Quỹ Yếu Lược - Châm Cứu Học Thượng Hải), Thân hoán (Châm Cứu Đại Thành). Phong phì, Phong ý (Trung Y Học Khái Luận). Sách ‘Y Kinh Tố Hồi Tập’ ghi: “Có người thình lình ngã ra cứng đờ, hoặc một nửa người bị liệt không cử động được, hoặc tay chân không co lại được, hoặc hôn mê không biết gì, hoặc chết hoặc không chết, thông thường gọi đó là Trúng Phong mà trong các sách cũng nhận là Trúng Phong mà chữa”. Phân Loại - YHHĐ dựa vào thể trạng bịnh, chia làm 2 thể: 1- Liệt cứng với tăng trương lực cơ. 2- Liệt mềm với giảm trương lực cơ. - YHCT dựa vào vùng bịnh và thể bịnh chia ra làm 4 loại: 1- Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê) 2- Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê) 3- Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng) 4- Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng Thoát (hư chứng). Nguyên Nhân 1- Theo YHHĐ (sách Triệu Chứng Học Nội khoa) a) Nơi người lớn tuổi: 1- Chảy máu não do tăng huyết áp. 2- Nhũn não vì động mạch bị tắc. . Trong bịnh xơ cứng động mạch. . Hoặc do cục máu phát sinh tại chỗ hoặc từ xa đưa đến như trong trường hợp van 2 lá. b) Nơi người trẻ. 1- Các bịnh tim. . Hẹp van 2 lá . Viêm màng trong tim cấp, loét sùi hoặc bán cấp ác tính. 2- Viêm động mạch do giang mai. 3- Do nhuyễn não hoặc xuất huyết não, do Ha tăng. c) Nơi trẻ nhỏ. 1- Động mạch bị viêm do virút. 2- Màng não hoặc não bị viêm (do vi rut, vi khuẩn hoặc lao). 3- Biến chứng não của bịnh tai giữa viêm, xương chũn tai viêm. d) Chung cho cả 3 loại. 1- U não. 2- Áp xe não. Nguyên nhân theo YHCT - Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (Tố Vấn 62) ghi: “Khí và huyết cùng đi lên thì gây ra chứng Đại Quyết”. - Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) ghi: “Hư tà xâm nhập vào nửa người đi vào sâu, trú ở phần Vinh vệ, Vinh vệ yếu thì chân khí bị mấy, chỉ còn lại tà khí, gây nên chứng Thiên khô”. - Sách Kim Quỹ Yếu Lược, mục ‘Trúng Phong’ ghi: “Kinh mạch hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập”. - Đời nhà Nguyên, Thanh các tác giả của: . Sách ‘Hà Gian Lục Thư’ cho là tâm hỏa quá vượng. . Sách ‘Đông Viên Thập Thư’ cho là Chính khí hư. . Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ chủ trương do Thấp, Đờm và Nhiệt gây ra. Các tài liệu trên đều cho rằng nguyên nhân gây nên trúng phong do yếu tố bên trong (nội tại) Sau này sách giáo khoa triển khai thêm: - Theo sách NKHT, Hải, trúng phong, thường do: 1- Tình chí bị tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người bị rối loạn, đặc biệt thận âm suy yếu không chuyển lên tim được. Tâm hỏa vượng lên, can không được nuôi dưỡng, can hỏa bốc lên trên, sau cùng can hỏa bạo phát, máu bị dồn lên gây ra bịnh này. 2- Ăn uống khống điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận được làm thấp đình trệ lại sinh đờm, đờm uất hóa nhiệt, can phong cùng đởm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu, nhập vào kinh lạc mà phát bịnh đột ngột. 3- Do cơ thể vốn đã bị âm hư dương vượng, đờm trịch quá thịnh lại thêm ngoại cảm phong tà thức đẩy nội phong gây ra bịnh. Như vậy Phong (Can phong), Hỏa (tâm hỏa, can hỏa) đàm (thấp đởm) phong đàm, Khí (khí hư, khí nghịch), Huyết (huyết ứ) ảnh hưởng lẫn nhau gây ra chứng Trúng Phong. Theo sách NKHT.Đô, 2 yếu tố chính gây ra chứng Trúng Phong: 1- Can phong nội động và liên hệ cả với Thận, Tâm và Tỳ nhưng Can là chính. 2- Khí hư huyết ứ. - Sách “Châm Cứu Học Giảng nghĩa” giải thích: Nguyên nhân pháp sinh chứng Trúng phong chủ yếu do Âm Dương Tạng Phủ của người ta bị mất quân bình mà lại hay lo buồn tức giận, hoặc uống rượu, lao lực, phòng sự làm cho phong dương bùng lên, tâm hỏa vượng lên, khí huyết cùng đi lên, đởm trọc, vít lấy các khiếu, lạc, làm cho công năng của tạng phủ hoặc huyết bị mất gây thành chứng thoát - Theo sách :Châm cứu Học VN nguyên nhân gây ra trúng phong liệt nửa người thường do: . Nhân tố bên ngoài (hư tà tặc phong) tác động đột ngột vào kinh lạc, tạng phủ. . Nhân tố bên trong: Hỏa thịnh (do thận thủy suy kém, tâm hỏa bốc lên, bịnh liên hệ với tâm-thận). Phong dương (do thận âm hư can dương vượng, gây ra nội phong-bịnh liên hệ với can-thận) Đờm nhiệt (do thấp sinh đờm, đờm uất trệ sinh nhiệt, nhiệt thịnh sinh phong - bịnh thuốc tỳ vị). Chủ yếu là do âm dương mất quân bình, thận âm hư, can dương vượng, đờ, tắc tâm khiếu gây ra. Triệu Chứng a- Theo YHHĐ Việc đầu tiên là phải phát hiện (xác định) được bên liệt. 1- Quan sát kỹ mặt người bịnh sẽ thấy: + Nếu liệt trung ương: . Nếp nhăn mắt, mũi, má, mép rất rõ ở bên lành, rất mờ ở bên bịnh. . Miệng, nhân trung lệch sang bên lành. . Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, như người hút thuốc lá. . Dấu hiệu Pierre Marie Poix: khi ấn mạnh 2 ngón tay ở góc hàm, chỉ thấy miệng, má bên lành cử động. + Nếu liệt Ngoại biên. . Liệt giống như trên nhưng nếp nhăn trán bên liệt cũng mờ. . Thêm dấu hiệu Charles Bell: Khi muốn nhắm, mắt không kín, tròng đen đưa lên. Nếu bảo người bịnh: . Há và mím chặt miệng: khi quan sát nếp nhăn ở trán và mắt, thấy bên lành rõ và nhiều nấp nhăn, bên liệt ít và mờ hơn. Người bệnh ăn cơm sẽ thấy cơm chảy qua bên liệt do 2 môi khép không kín. Riêng lưỡi thường không liệt, nhưng khi thè lưỡi ra ta có cảm tưởng là lưỡi bị lệch về phía liệt vì miệng méo về bên lành. Liệt 1 chân 1 tay. . Quan sát lúc lâu sẽ thấy 1 bên tay, chân người bịnh không cử động. Nếu kích thích chi bên liệt, không thấu phản ứng. . Trương lực cơ tay và chân bên liệt giảm. . Nếu nâng hai tay lên khỏi mặt giường rồi bỏ rơi xuống sẽ thấy bên liệt rơi ngay xuống đất 1 cách nặng nề như không có sức chống đỡ. Đối với chân cũng vậy: chân liệt rơi xuống trước và nặng nề. . Phản xạ gân giảm xo với bên lành (có khi mất hẳn) nhưng 2-3 tuần sau lại bắt đầu tăng hơn bình thường. . Phản xạ da bìu mất ở bên liệt. . Dấu hiệu Babinski thường có. . Thường toàn bộ các cơ ở cho trên (bên liệt) bị liệt đều và nặng hơn chi dưới - Nếu bịnh nhẹ có thể thấy chỉ có các cơ ở đầu cuối chi bị liệt rõ, cẳng tay ở tư thế úp sấp, các cơ gấp bị liệt nhẹ hơn các cơ duỗi. - Ở chi dưới, hiện tượng liệt ở bàn chân và cảng chân nặng hơn ờ đui (vì vậy đủ bị liệt nửa người khá nặng, người bịnh vẫn có thể cử động (ít ơ khớp háng, khớp gối có thể co lại ít nhiều, nhưng ít khi có thể co duỗi ra được, vì các cơ mặt trước đùi bị liệt nặng hơn các cơ ở mặt sau), bàn chân thường duỗi thẳng như chân ngựa. Đến giai đoạn liệt nửa thân cứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu: - Trương lực cơ tăng biểu hiện là khi làm các động tác thụ động phía bên liệt sẽ thấy khó khăn vì sức giáng cự mạnh, cho trên thường ở tư thế khớp khuỷu gấp 900, cẳng tay úp sấp, bàn tay nắm lại và ngón cái bị 4 ngón kia cho lấp. Các cơ ở chi dưới co cứng nhiều nhất, vì vậy bàn chân duỗi thẳng kiểu chân ngựa. Trái lại các cơ ở cổ và thân (thành bụng), vùng thắt lưng vẫn mềm hoặc co cứng không đáng kể vì đó là các cơ giữ vai trò giữ tư thế cho cơ thể. - Phản xạ gân xương tăng. - Nếu người bịnh còn đi được thì dáng đi đặc biệt như kiểu “Vát tép”. Khi đi toàn bộ chi dưới nhấc lên cứng đờ, không gấp khớp gối, bàn chân duỗi thẳng và vẽ 1 vòng cung rồi lại đặc xuống nặng nề, ta có cảm tưởng chân rơi bịch xuống đất. Chi trên thường bị nặng hơn chi duối vì vậy dù có đi được, tay bên liệt không dùng làm gì được, cứ thõng xuống. - Dấu hiệu đồng động: xuất hiện khi người bịnh làm các động tác theo ý muốn hoặc theo phản xạ. - Đồng đông toàn bộ: tất cả các cơ bên liệt co cứng khi người bịnh làm 1 động tác gắng sức. [...]... bảo người bịnh cố khép đùi vào, lúc ấy sẽ thấy các cơ khép bên liệt co cứng hơn lên - Bảo người bịnh co đầu gối bên liệt lại thì đồng thời bàn chân sẽ ngửa lên phía cẳng chân ngay - Trong khi đang nằm ngửa, nếu người bịnh giơ chân lành lên thì gót chân bên liệt sẽ tỳ rất mạnh xuống giường - Khi người bệnh giờ cao tay bên liệt, các ngón tay từ trước vẫn nằm lại lúc đó lại duỗi ra * Bên nửa người bịnh liệt. . .- Đồng đồng đối xứng: chi bên liệt có khuynh hướng bắt chước động tác cửa chi bên lành - Đồng động phối hợp: khi có 1 khối cơ theo ý muốn thì các khối cơ khác trong chi đó cũng co cứng Có thể gặp các dấu hiệu sau: - Dấu hiệu gấp đùi và thân phối hợp: người bịnh đang nằm ngửa trên giường khi cố gắng ngồi dậy sẽ co khớp háng bên liệt lại - Dấu hiệu các cơ khép: Người bịnh nằm ngửa,... Huyết Ưù: Liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó khăn, chảy nước miếng, tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch sáp - Biện chứng: Do chính khí không đủ mà huyết mạch bị ngăn trở gây ra đau nhức, kinh mạch không thông gây ra liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, nói khó, chảy nước miếng, tiểu không tự chủ, đều do khí hư không kềm hãm được Mạch sáp là biểu hiện huyết ứ - Điều trị:... chi bên liệt có thể thấp hơn, bên lành b- Theo YHCT Dựa vào biện chứng bịnh, YHCT chia làm 2 loại: Trúng phong kinh lạc (loại nhẹ) và Phong trúng tạng phủ (loại nặng) 1- Phong Trúng Kinh Lạc Can Thận Aâm Hư, Phong Đờm Ngăn Trở (T Đô), Quấy Nhiễu (T Hải) - Chứng: thường bị đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít, hay mơ, tự nhiên thấy lưỡi bị cứng, không nói được, mắt lệch, miệng mép, nửa người liệt, ... 6g, Tế tân 2,8g, Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Cương tằm 6g Sắc uống 2- Mạch Lạc Hư Trống, Phong Tà Xâm Nhập (T Hải) - Chúng: Đột nhiên mắt lệch, miệng méo, da tê bì, nói ngọng, miệng chảy dãi, liệt nửa người, sợ rét, sốt, tay chân co lại, các khốp xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tê hoặc phù sác - Biện chứng: Do chính khí hư yếu, mạch lạc hư, trống, việc phòng vệ bên ngoài không... tuyền, Á môn, Thông lý Mặt liệt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu) + Chứng Bế: Thủy câu, 12 tĩnh huyệt, Thái xung, Phong long Chứùng thoát: Quan nguyên, Thần khuyết (cứu cách muối) Liệt nửa người: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Côn lôn (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa) + Kiên ngung, Khúc trì, Liệt khuyết, Thái uyên,... Ngũ Thang (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ 4 0-1 60g, Quy vĩ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g Sắc uống Dùng Hoàng kỳ (sống) với lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đại bổ nguyên khí, đưa thuốc đi tới toàn thân trị chứng liệt, hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa là các vị thuốc hoạt huyết, khứ ứ - Sách TGD Phương dùng bài Bổ Dương Hoàn... a- Dương bế - Chứng: triệu chứng ở trên, thêm mặt đó, người nóng, thở mạnh, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt mà sác - Biện chứng: Cam dương vượng, dương thăng phong động, khí huyết đi ngược lên, hợp với đờm và hỏa, che mất thanh khiếu vì vậy gây ra hôn mê Dương bố là tà của phong hỏa đàm nhiệt bốc lên cho thanh khiếu nhưng bị bố lại ở bên trong cho nên mặt đỏ, người nóng,... dưỡng dịch, sinh tân và hạn chế bớt tính cương táo của Phụ tử và Nhục quế, lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế CHÂM CỨU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI (Trúng Phong) - CCHT Hải: * Chứng Bế: Nếu nặng phải khai khiếu, tiết nhiệt, giáng khí Châm kích thích tương đối mạch các huyệt Nhân trung, Kiên tĩnh, Dũng tuyển, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc... và chi trên, chi dưới, thay đổi xử dụng 1 0-1 5 ngày lal2 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3-5 ngày (Biển Thước Thần Ứng Châm Cứu Ngọc Long Kinh) + Chứng bế: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên, Thái xung, Phong long, Bá hội, Dũng tuyền Chứng thoát: Cứu Thần khuyết, Quan nguyên Liệt nửa người: Chi trên: Định suyễn, Xiên ngưng, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc Chi dưới, Thận du, Đại . LIỆT NỬA NGƯỜI - BÁN THÂN BẤT TOẠI HIÉMIPLÉGIE – HEMIPIEGY LIỆT NỬA NGƯỜI - BÁN THÂN BẤT TOẠI - HIÉMIPLÉGIE – HEMIPIEGY Đại Cương Sách ‘Tự điển Điều Trị Học Thực Hành’ định nghĩa: Liệt. Loại - YHHĐ dựa vào thể trạng bịnh, chia làm 2 thể: 1- Liệt cứng với tăng trương lực cơ. 2- Liệt mềm với giảm trương lực cơ. - YHCT dựa vào vùng bịnh và thể bịnh chia ra làm 4 loại: 1- Phong. 1- Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê) 2- Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê) 3- Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng) 4- Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng