SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN - Lực lượng : chủ yếu là nông dân ngoài ra còn có thị dân và kỵ sĩ. Quân số 30.000 người , chia làm 4 đạo quân. Nghiã quân tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, nhà thờ và tu viện của giáo hội. Họ đã chiếm được lâu đài lớn của bá tước Henfenstai và đem ông ta đi tử hình. Tháng 5 năm 1525, các đạo quân đã họp ở Heilbronn để thông qua chương trình hành động chung , gọi là cương lĩnh Heilbronn gồm 14 điểm. Nội dung được thể hiện ở 3 điểm lớn sau : • Ðòi thủ tiêu chế độ nông nô, cho nông dân lệ thuộc chuyển thành nông dân tư hữu tực do bằng cách chuộc lại ruộng đất phong kiến • Hoàn tục đất nhà thờ chuyển cho kỵ sĩ và đòi cho kỵ sĩ được tham gia toà án hoàng đế. • Ðòi bỏ thuế quan nội địa, thống nhất đo lường, xóa độc quyền phường hội của thượng lưu thành thị và đòi cho thị dân tham gia vào toà án hoàng đế. Thái độ của phong kiến : Trước sức tấn công của nghiã quân, bọn phong kiến Franken đã hoảng sợ nên vội liên minh với phong kiến Schwaben, hình thành nên đồng minh Schwaben do Truchsess Von Waldburg- một qúi tộc tàn bạo và xảo huyệt cầm đầu, để đối phó với nghiã quân. Lúc nầy nghiã quân đang bao vây pháo đài Fraoelbe, Berlikhingen được lệnh quay sang tấn công liên minh Truchsess, nhưng y đã hoảng sợ nên bí mật thương lượng với địch và bỏ ngũ trong khi nghiã quân đang chiến đấu, làm cho hàng ngũ nghiã quân mau chóng tan rã. Hậu quả : Dù kiên cường chiến đấu nhưng do không thống nhất hành động, thống nhất lực lượng và bị phản, nên phong trào đi xuống và thất bại nặng nề trong trận quyết chiến bên bờ sông Tabor. Tháng 7-1525, Truchsess bao vây cứ điểm cuối cùng của nghiã quân ở Watsburg, bọn thị dân thành thị làm nội ứng, nên nghiã quân bị tiêu diệt. c- Khởi nghiã Thuringen & Sachsen : Thời gian & địa điểm : Khởi nghiã nổ ra vào đầu năm 1525 ở Thuringen & Sachsen. Trung tâm khởi nghiã là thành phố Muhlhausen. Diễn biến : - Lãnh đạo : Muntzer & Pephayfe. - Lực lượng : Nông dân, bình dân và công nhân mỏ. - Quân nòng cốt là 8.000 người. Ngày 17-03-1525, nghiã quân tấn công vào thành phố Muhlhausen và lật đổ được chính quyền do bọn thượng lưu thành thị nắm, họ lập ra một tổ chức của quần chúng gọi là Hội đồng vĩnh viễn, bầu Muntzer làm chủ tịch. Phong trào sau đó lan rộng ra các vùng xung quanh, họ tấn công vào các thành thị, lâu đài của lãnh chúa, tu viện, nhà thờ của giáo hội. Theo lệnh của Muntzer, nơi nào làm chủ được thì lập chính quyền ở nơi đó, lấy tài sản của nhà thờ, của bọn thượng lưu thành thị, của qúi tộc chia cho dân nghèo, xây dựng một trật tự mới dân chủ hơn. Sau những thắng lợi ban đầu, Muntzer cho người đi kêu gọi nông dân vùng Schwaben và Franken thống nhất hành động với nông dân Thuringen và Sachsen, để phát triển một phong tráo chung. Tuy nhiên họ chưa kịp tập họp lực lượng thì bọn phong kiến đã liên minh với nhau, mà đứng đầu là bá tước xứ Hessen và quận công vùng Sachsen- nơi có phong trào nông dân phát triển mạnh. Lực lượng liên minh của bọn phong kiến được sự yểm trợ của kỵ binh và pháo binh, nên trong trận quyết chiến ở Frankenhausen ngày 16-05-1525, 5000/8000 nghiã quân đã hy sinh, Muntzer bị bắt và bị chặt đầu. Số nghiã quân còn lại rút về Muhlhausen, dước sự chỉ huy của Pephayfe, họ tiếp tục chiến đấu, đến ngày 25-05-1525 Pephayfe và nhiều ủy viên trong hội đồng đã bị bắt và bị hành hình, đến đây thì phong trào tan rã. Kết quả : Dù chiến đấu kiên cường anh dũng, nhưng do lực lượng ít và trang bị kém, đồng thời do những hạn chế nhất định như nghiã quân không được huấn luyện đầy đủ , lãnh đạo có tinh thần kiên quyết nhưng thiếu kinh nghiệm tổ chức , nên phong trào nhanh chóng thất bại. Ðó cũng là một bài học kinh nghiệm cho những cuộc khởi nghiã nông dân. d- Ý nghiã của chiến tranh nông dân Ðức (1524 -1525) • Ðặc điểm : - Gần như đồng thời ở Ðức cùng nổ ra 3 cuộc khởi nghiã lớn mà lực lượng nông dân là chủ yếu, tạo thành một phong trào rộng lớn, bao gồm 1/3 lãnh thổ, vượt phạm vi một hay một số lãnh địa. - Tiến bộ hơn so với các phong trào nông dân khác và ở các thời kỳ trước về một số mặt : • Bước đầu có tổ chức. • Có cương lĩnh đấu tranh. • Khắc phục được tình trạng ô hợp. • Trong một chừng mực nào đó có phối hợp dược hành động. Ðây là phong trào dồn dập, mãnh liệt, sâu sắc, lay động được xã hội, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Phong trào phát triển ngày càng cao, ít nhiều mang tính tư sản, từng bước thoát ly ý thức hệ phonng kiến. Và đây chính là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Tuy nhiên những cuộc khởi nghiã nông dân Ðức cũng cho thấy những hạn chế lớn lao của nó. (là nguyên nhân thất bại, do xã hội Ðức tạo ra). - Nông dân : đại diện nền sản xuất nhỏ, nên chưa có một tổ chức vững chắc và mục tiêu rõ ràng, lúc nguy hiểm nhất lại không dám đoàn kết nhất trí, có lúc lại bắt tay với kỵ sĩ và thị dân, những kẽ mà về bản chất giai cấp là không thể dung hòa được. - Kỵ sĩ : Do bản chất giai cấp phong kiến, sẽ vì quyền lợi mà phản bội phong trào. - Thị dân giàu thì lưng chừng thậm chí phản bội (tiêu biểu là Luther), còn thị dân nghèo ( tiêu biểu là Muntzer ) thì hào hùng nhưng chiếm tỷ lệ ít trong xã hội, nên chưa thể cùng nông dân đưa phong trào đến thắng lợi . - Cùng dân : có mục tiêu nhất thời, vô kỷ luật nên đã tác hại không ít đến phong trào. Ý nghiã : Chiến tranh nông dân Ðức được xem như là trận chiến đấu lần thứ nhất chống chế độ phong kiến của gai cấp tư sản châu Âu. Nó nói lên lòng căm thù tột độ của quần chúng chống áp bức bóc lột và chủ nghiã anh hùng của họ, làm lung lay nền thống trị phong kiến. Cuối cùng nó để lại cho đời sau một bài học lớn. Bài học về sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân để đưa cách mạng đến thắng lợi. . SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN - Lực lượng : chủ yếu là nông dân ngoài ra còn có thị dân và kỵ sĩ. Quân số 30.000 người , chia làm 4 đạo quân. Nghiã quân. chống chế độ phong kiến của gai cấp tư sản châu Âu. Nó nói lên lòng căm thù tột độ của quần chúng chống áp bức bóc lột và chủ nghiã anh hùng của họ, làm lung lay nền thống trị phong kiến. Cuối. bọn phong kiến đã liên minh với nhau, mà đứng đầu là bá tư c xứ Hessen và quận công vùng Sachsen- nơi có phong trào nông dân phát triển mạnh. Lực lượng liên minh của bọn phong kiến được sự