Chương trình chi tiết học phần ASSEMBLER
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT Tên học phần: Ngôn ngữ lập trình Assembly Mã số: Ngành đào tạo: Tin ứng dụng Hệ: Cao đẳng chính quy Số đơn vị học trình: 4 Phân bố: 60 tiết - Lý thuyết: - Luyện tập: - Semina: 05 tiết - Thi giữa kỳ: 01 tiết Xây dựng mới: Ngày 15 tháng 12 năm 2012 I. Mục tiêu của học phần 1) Về kiến thức Giới thiệu cho sinh viên về ngôn ngữ máy và lập trình bằng ngôn ngữ Assembly. Xuyên suốt học phần là vận dụng kỹ năng lập trình để xây dựng chương trình DISKEDIT.COM, đây là chương trình chạy trong DOS, biên tập và chỉnh sửa sector của ổ đĩa. Thông qua việc xây dựng chương trình này, sinh viên học được ngôn ngữ máy, kỹ thuật và cách viết biên dịch một chương trình ngôn ngữ máy bằng Assembly, liên kết, móc nối Assembly với các ngôn ngữ lập trình khác. Cũng bằng cách xây dựng chương trình DISKEDIT.COM sinh viên nắm bắt được cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của họ máy tính x86 trên hệ điều hành DOS. 2) Về kỹ năng Hiểu được cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của vi xử lý x86. Nắm vững và biết cách tra cứu tập lệnh của vi xử lý x86 Biết cách đọc và viết các chương trình đơn giản bằng Assembly Liên kết, móc nối được Assembly với các ngôn ngữ khác. 3) Về hành vi, thái độ, đạo đức nghề nghiệp Luyện tập các kỹ năng học tập và làm việc, đặc biệt là kỹ năng hoạt động theo nhóm Rèn luyện tính kiên nhẫn, tỷ mỷ, cẩn thận của lập trình viên. II. Kiểm tra đánh giá 1. Điểm thành phần: Tối thiểu 2 con điểm gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên. 2. Điểm thi giữa học phần: Bài thực hành trên máy (45 phút). 3. Điểm thi hết học phần: Thi viết hoặc thi vấn đáp thực hành. 1 III. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu học tập Peter Norton, Johr Socha, Nhập môn ASSEMBLER (bản tiếng Việt, người dịch: Nguyễn Minh San, Hoàng Đức Hải), Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992. 2. Tài liệu tham khảo 1) PTS. Đặng Thành Phú, Turbo Assembler và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1996. 2) PTS. Nguyễn Quang Tuấn, Vũ Thanh Hiền, Lập trình với hợp ngữ, NXB Thống kê, 1997. 3) Alan R. Miller, Lập trình Assembler cho DOS (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Minh San), NXB Giáo dục, 1993. 4) Nguyễn Lê Tín, Hỗ trợ kỹ thuật cho lập trình hệ thống (Tập 1, 2), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. 5) Peter Norton, Peter Norton Programmer's Guide Credits (bản dịch tiếng Việt), Bản tiếng Anh có thể tham khảo online tại: http://www.ousob.com/ng/peter_norton/index.php 6) Tra cứu tập lệnh của vi xử lý x86: http://ref.x86asm.net/index.html IV. Nội dung chi tiết Chương 1. Ngôn ngữ máy 15 tiết (lý thuyết 8, thực hành 7) 1. Debug và số học 2. Số học 8088 3. In các ký tự 4. In các số nhị phân 5. In các số hex 6. Đọc các ký tự 7. Thủ tục, người anh em với chương trình con Chương 2. Hợp ngữ 14 (lý thuyết 7, thực hành 7) 1. Ngôn ngữ lập trình Assembler 2. Thủ tục của Assembler 3. In dạng thập phân 4. Các đoạn 5. Định hướng đi 6. Thiết kế khối 7. Xem bộ nhớ, sector của đĩa, trang trí màn hình Thi giữa kỳ: 1 tiết Chương 3. ROM BIOS trong IBM PC 10 (lý thuyết 5, thực hành 5) 1. Các routin của ROM BIOS 2. Chương trình điều phối 3. Viết chương trình DipsSec Chương 4. Lập trình Assembler nâng cao 15 (lý thuyết 8, thực hành 7) 2 1. Chương trình đa đoạn 2. Liên kết Assembler với các ngôn ngữ lập trình khác 3. Chương trình thường trú ở DOS và nguyên tắc VIRUS của DOS Semina: 5 tiết (1 buổi) Thực hiện sau khi thi giữa kỳ, chọn vào thời điểm thích hợp. Có thể cho sinh viên chọn 5 chủ đề trong các chủ đề sau: 1) Quy trình Boot từ ổ cứng và Cách Boot máy tính dựa trên cấu trúc vi xử lý x86 2) Giao diện chuột trong môi trường DOS 3) Lập trình các cổng và ứng dụng của các cổng 4) Tìm hiểu giao diện chuẩn RS 232 (nối tiếp và song song) 5) Tìm hiểu giao diện chuẩn IDE, PCI 6) Tìm hiểu giao diện chuẩn USB 7) Tìm hiểu giao diện chuẩn ATA và SATA 8) Truyền số liệu qua cổng COM và cổng LPT 9) Hiệu ứng màn hình 10) Sound card và ứng dụng 11) Card đồ họa và ứng dụng tính toán song song V. Hướng dẫn thực hiện - Điều kiện tiên quyết Học phần này học sau các học phần Tin học đại cương và lập trình cơ bản (Pascal hoặc C). - Các vấn đề cần khắc sâu trong thực hiện chương trình Biết cách tra cứu tập lệnh x86 Các quy trình, cách thức viết chương trình bằng Assembly. Liên kết, móc nối Assembly với các ngôn ngữ khác Yên Bái, ngày 15 tháng 12 năm 2012 TRƯỞNG KHOA TỰ NHIÊN TỔ TRƯỞNG TỔ LÝ TIN NGƯỜI XÂY DỰNG Ngô Quang Thành P. HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH DUYỆT 3 . 1997. 3) Alan R. Miller, Lập trình Assembler cho DOS (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Minh San), NXB Giáo dục, 1993. 4) Nguyễn Lê Tín, Hỗ trợ kỹ thuật cho. 1. Tài liệu học tập Peter Norton, Johr Socha, Nhập môn ASSEMBLER (bản tiếng Việt, người dịch: Nguyễn Minh San, Hoàng Đức Hải), Nhà xuất bản Đại học và