Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
915,63 KB
Nội dung
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. [\[\ NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC Nước và Vệ sinh nước 147 BÀI 6 - NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Nêu và mô tả được các nguồn nước khác nhau trong tự nhiên 2. Trình bày được mối quan hệ giữa chất lượng nước và sức khoẻ con người 3. Liệt kê được các nguồn ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước tại địa phương 4. Mô tả thực tế quản lý chất lượng nước ở Việt Nam 5. Lựa chọn được biện pháp xử lý nước ăn uống phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN, VẤN ĐỀ CUNG CẤP NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC 1.1. Nguồn nước trong thiên nhiên Hành tinh của chúng ta có diện tích khoảng 510 triệu km 2 , trong đó biển và đại dương chiếm 70,8% và lục địa chiếm 29,2%. Theo Gleick (1996) thì tổng lượng nước trên trái đất chừng 1,386 tỷ km 3 được phân chia như sau: • Biển và đại dương chiếm 96,5% • Đỉnh núi băng, sông băng, và vùng tuyết phủ vĩnh cửu chiếm 1,74% • Nước ngầm (ngọt, mặn) chiếm 1,7% • Băng chìm và băng tồn tại vĩnh cửu chiếm 0,022% • Các hồ (nước ngọt, nước mặn) chiếm 0,013% • Độ ẩm trong đất chiếm 0,001% • Hơi nước trong khí quyển chiếm 0,001% • Nước đầm lầy chiếm 0,0008% • Sông chiếm 0,0002% • Nước sinh học chiếm 0,0001% Chu trình nước trong thiên nhiên Theo Cục Địa chất Mỹ (USGS 2007), vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa (giáng thủy). Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt - Giáo trình Sức khoẻ môi trường 148 chảy vào sông và theo các dòng sông chính chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt, còn một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt và đại đương dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” và lại bắt đầu (USGS 2007). Hình 6.1. trình bày vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Hình 6.1. Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên (Nguồn USGS 2007) 1.1.1. Nước biển và đại dương Chiếm một thể tích 1,338 tỉ km 3 (khoảng 96,5% tổng lượng nước trên trái đất) với hàm lượng muối trung bình 3,5 g/lít. Biển và đại dương cung cấp khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước. Con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng nguồn nước này để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình. Nước và Vệ sinh nước 149 1.1.2. Nước ngầm Nước ngầm tồn tại và di chuyển trong lòng đất, có trữ lượng khá lớn (chiếm 1,7% lượng nước trên trái đất). Tuy nhiên, nguồn nước ngầm tại các khu vực có thể khai thác được chiếm khoảng 4 triệu km 3 và con người cũng không dễ dàng khai thác và sử dụng. Nước ngầm nông ở cách mặt đất từ 5 – 10 m, chất lượng nước tốt nhưng cũng thay đổi, có liên quan mật thiết với nước mặt và các nguồn ô nhiễm trên mặt đất. Lưu lượng còn phụ thuộc theo mùa. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Nước ngầm sâu có chất lượng ổn định nhưng ở độ sâu từ 20 – 150 m so với mặt đất nên việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm ở một số vùng tại Việt Nam có hàm lượng sắt cao từ 1 – 20 mg/l. Ở Việt Nam, do lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, khai thác tùy tiện và không được quản lý chặt chẽ, thêm vào đó là ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn thấp nên nhiều nơi hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm cùng với các nguy cơ sụt lấn mặt đất. 1.1.3 Nước sông hồ (nước mặt) Đây là loại nước mà con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng thuận lợi để phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ 0,0132 %, với trữ lượng chừng 178.520 km 3 nước phân phối đều khắp mọi nơi (Gleick 1996). Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dày đặc, ước tính cả nước có khoảng 2372 con sông với chiều dài trên 10km. Trong số này có 13 con sông lớn với trữ lượng từ 10.000 km 2 trở lên và lưu vực của 13 hệ thống sông này chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2006). 10 trong số 13 hệ thống sông này là sông liên quốc gia, chảy qua lãnh thổ các nước như Trung Quốc (sông Kỳ Cùng-Bằng Giang) Lào, Campuchia (sông Sê San) trước khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước (2006) thì tổng lượng dòng chảy năm của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam (sông Hồng, Thải Bình, Bằng Giang-Kỳ Cùng, Mã, Cả-La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long) là 847,4 tỷ m 3 , trong đó 507,4 tỉ m 3 là được hình thành ngoài nước. Theo Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến 2020 của Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (2006) thì tỉ lệ nước mặt trung bình đầu người tính theo lượng nước sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam là xấp xỉ 3.840 m 3 /người/năm. Nếu tính cả dòng chảy từ ngoài lãnh thổ thì khối lượng này đạt khoảng 10.240 m 3 /người/năm. Tuy nhiên, với mức độ tăng dân số như hiện nay thì ước tình đến năm 2025 tỉ lệ này tương ứng sẽ là 2.830 và 7.660 m 3 /người/năm. Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tài nguyên nước Quốc tế thì những quốc gia có tỉ lệ nước bình quân đầu người dưới 4.000 - Giáo trình Sức khoẻ môi trường 150 m 3 /người/năm sẽ được xếp vào nhóm những quốc gia thiếu nước (Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước Việt Nam 2006). Như vậy, mặc dù hiện nay Việt Nam có lượng nước dồi dào nhưng trong tương lai gần thì nước ta đứng trước nguy cơ trở thành một trong các quốc gia thiếu nước. Ngoài ra, trong quá trình sống, sinh hoạt, lao động, vui chơi giải trí v.v. con người đã thải các chất bẩn làm ô nhiễm nguồn nước mặt gây nên tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều nơi khắp cả nước. 1.1.4. Nước mưa Bản chất của nước mưa là rất sạch. Nhưng nước mưa có nhược điểm là không đủ số lượng cung cấp nước dùng trong cả năm, cho những tập thể đông người, số lượng nước mưa phụ thuộc theo mùa trong năm, hàm lượng muối khoáng thấp. Việt Nam có lượng mưa trung bình năm (tính trong nhiều năm) trên toàn lãnh thổ khoảng 1.940 mm. Do ảnh hưởng của địa hình đồi núi nên lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi theo thời gian. Ví dụ theo Báo cáo môi trường quốc gia (2006), nhiều nơi lượng mưa có thể đạt 4.000-5.000 mm/năm, thậm chí có nơi lượng mưa lên tới 8.000mm/năm (ví dụ ở Bạch Mã). Tuy nhiên, nhiều nơi lượng mưa chỉ đạt 600- 800mm/năm (Nha Hố, Ninh Thuận). Lượng mưa cũng biến đổi rõ rệt theo mùa trong năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75 – 85% tổng lượng mưa trong năm và mùa mưa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10. Riêng các tỉnh ven biển miền Trung thì mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12. Nước mưa bị nhiễm bẩn bởi không khí bị ô nhiễm, cách thu hứng chứa đựng không đảm bảo vệ sinh. Tuy vậy, ở những vùng khan hiếm nước cần tận dụng nước mưa để ăn uống. 1.2. Cung cấp nước cho các vùng đô thị và nông thôn 1.2.1 Giới thiệu chung Trong hơn 45 năm qua tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không ngừng tập trung vào vấn đề cấp nước sinh hoạt và những ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một trong những mục tiêu chính của WHO là “Tất cả mọi người, không phân biệt già, trẻ, điều kiện kinh tế-xã hội đều có quyền có đủ nước an toàn cho sinh hoạt.” Theo WHO, tỉ lệ dân được cung cấp nước tăng từ 79% (4,1 tỉ người) năm 1990 đến 82% (4,9 tỉ người) năm 2000. Vào đầu năm 2000, khoảng 1/6 dân số thế giới (1,1 tỉ người) đã không được cung cấp nước sạch mà chủ yếu là ở các nước châu Á và châu Phi. Trong 10 năm qua, dịch vụ cung cấp nước sạch ở nông thôn tăng lên nhưng ở thành phố lại giảm đi. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước sạch vẫn ít hơn rất nhiều so với ở thành phố. Nước và Vệ sinh nước 151 WHO dự đoán rằng trong vòng 25 năm tới, dân số đô thị ở châu Á sẽ tăng lên gấp đôi, ở châu Phi sẽ tăng lên hơn gấp đôi. Theo như dự đoán này thì các thành phố ở Châu Phi và Châu Á sẽ đứng trước một thách thức rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho nhân dân. Theo mục tiêu của Hội đồng Quốc tế về Cung cấp nước sạch và Công trình Vệ sinh (WSSCC) thì đến năm 2025 tất cả người dân trên thế giới sẽ được cung cấp nước sạch, nghĩa là sẽ có thêm khoảng 3 tỉ người sẽ có nước sạch để sinh hoạt hay trung bình có thêm 330.000 người được cung cấp nước sạch mỗi ngày trong vòng 25 năm tới. Theo thống kê năm 2000 của WHO và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì trên thế giới đã có 23 quốc gia đạt mức 100% dân số được sử dụng nước sạch hoặc nguồn nước có bảo vệ. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (2005) cả nước đã có 62% dân số nông thôn được cấp nước sạch. Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch cao nhất (68%) và Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ số dân sử dụng nước sạch thấp nhất (52%), xem Bảng 6.1. Bảng 6.1. Tỉ lệ dân số nông thôn được hưởng nước sạch theo vùng sinh thái Địa điểm % dân số nông thôn (2005) Tổng cộng 62 Miền núi phía Bắc 56 Đồng bằng sông Hồng 66 Bắc Trung Bộ 61 Duyên hải miền Trung 57 Tây Nguyên 52 Đông Nam Bộ 68 Đồng bằng SCL 66 Nguồn: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (2005) 1.2.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân nông thôn nhằm góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn, từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) giai đoạn 1999 – 2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Các mục tiêu chính của Chương trình đề ra đều đã cơ - Giáo trình Sức khoẻ môi trường 152 bản hoàn thành. Để phát huy những thành quả đạt được của Chương trình Mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 1999 – 2005 và giải quyết những khó khăn còn tồn đọng, thực hiện Chiến lược Quốc gia NS&VSMTNT, góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra cho giai đoạn phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2006 – 2010. Chương trình này đã được phê duyệt với mục tiêu chung là: (1) Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân; và (2) Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng. Mục tiêu cụ thể của Chương trình là đến 2010 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày, trong đó có 50% dân số có nước sạch đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT. Cố gắng tập trung để đến 2010 tất cả các nhà trẻ, trường tiểu học, trường mầm non, trạm xá, trụ sở xã ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã. Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia cấp NS&VSMTNT đến năm 2020 là đảm bảo 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu là 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh. 1.2.3. Hình thức cấp nước cho đô thị Việt Nam Nước cung cấp cho dân cư ở thành phố - đô thị được lấy từ trạm cấp nước của thành phố. Trạm cấp nước có thể chọn nguồn nước tốt nhất về địa điểm cũng như về chất lượng. Nước được phân phối trong đường ống có sự kiểm soát của chuyên môn về tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt. Tuỳ theo nguồn nước cung cấp cho trạm cấp nước (nước ngầm hay nước mặt) mà trạm cấp nước có những công đoạn sản xuất nước như mô tả ở Hình 6.2. Hệ thống cung cấp nước máy cho nhân dân thành phố gồm: Nơi bơm nước từ sông, giếng, nơi lọc nước, nơi tiệt khuẩn nước và đường ống dẫn nước tới tận nơi dùng. Sơ đồ một hệ thống cung cấp nước lấy từ sông hay hồ như sau: ở chỗ sạch nhất của sông/hồ đặt bơm hút nước và dẫn nước về nhà máy. Nếu nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh, nước sẽ chảy vào bể chứa nước sạch, rồi lại bơm vào các ống dẫn ngầm để tới các vòi nước. Ở một vài nhà máy nước, nếu nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh, người ta bơm Nc v V sinh nc 153 nc sụng lờn i cha nc cao hn cỏc nh trong thnh ph, nc theo trng lc t chy xung ng dn n cỏc vũi nc v khụng cn n bm. Thng nc bm lờn khụng ỳng tiờu chun v sinh v cn phi ch hoỏ (lc v tit khun) trc khi vo b cha v ng dn. H thng cung cp nc s gm thờm cỏc b lc sch (nh b lng, b lc). Bm nc sụng (hay h) lờn b lng ri nc chy sang b lc. Nc lc sch chy vo mt ng chớnh nhn liu clo cn thit tit khun, ri ti b cha v bm vo ng dn. Phi gi gỡn ng dn nc cho tt ngn nga nc bn trờn mt t khụng th ngm vo. Mỏy bm nc bao gi cng phi cú sc y nc t ng dn lờn cỏc tng gỏc cao. Nu dựng nc ngm cung cp nc ung cho thnh ph thỡ cỏch xõy ct nh mỏy nc cú hi khỏc. Ging khoan l phng phỏp chớnh ly nc ngm. Ging ng thng, hỡnh tr v xung ti tng nc sõu. Thnh ging l nhng ng bng kim loi. Theo thng kờ ca V K hoch - Thng kờ (B Xõy dng 2006), cỏc ụ th Vit Nam cú trờn 300 nh mỏy nc vi tng cụng sut thit k t 4,2 triu m 3 /ngy ờm, cụng sut khai thỏc t 3,4 triu m 3 /ngy ờm. Mc tiờu phn u l a dch v cp nc ụ th t t l bao ph 85% vi tiờu chun 150 lớt/ngi/ngy v cụng sut t 6,3 triu m 3 /ngy. Trong vũng 10 nm qua, VN ó u t khong 1 t USD phỏt trin h thng cp nc ụ th vi khong 200 d ỏn. Hin tt c 64 tnh, thnh ph Nguồn n ớc ngầm Nguồn n ớc mặt Giếng khoan, trạm bơm cấp Bộ phận khử sắt Bộ phận lắng sơ bộ Sông, hồ trạm bơm cấp 1 Khử khuẩn Mạng l ới phân phối Đánh phèn làm trong Bể chứa Bể lắng Bể lọc Hình 6.2. Các công đoạn sản xuất n ớc - Giáo trình Sức khoẻ môi trường 154 đều có các dự án cấp nước đô thị và trên toàn quốc có khoảng 240 nhà máy nước. Mặc dù vậy, thực trạng thiếu nước sinh hoạt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng v.v. vẫn xẩy ra thường xuyên. Ngoài ra, phần lớn đường ống cấp nước được xây dựng cách đây hơn 30 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, vừa gây thất thoát, vừa khiến chất lượng nước sạch không bảo đảm tiêu chuẩn. Theo các số liệu thống kê thì tỉ lệ thất thoát và thất thu nước ở các đô thị vào khoảng 30 - 50% khiến tình trạng thiếu nước tại các đô thị càng trầm trọng Như vậy, công tác cấp nước đô thị ở Việt Nam hiện vẫn còn đang gặp rất nhiều thách thức. 1.2.4. Các hình thức cấp nước cho nông thôn Theo những cuộc điều tra trong năm gần đây thì tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước máy vẫn còn thấp. Nguồn nước chủ yếu vẫn là nước giếng khoan và nước giếng khơi. Bảng 6.2. mô tả phần trăm nguồn cung cấp nước nông thôn qua 3 cuộc điều tra từ 2002 đến 2006. Bảng 6.2. Phần trăm nguồn cung cấp nước nông thôn qua 3 cuộc điều tra Loại nguồn nước Điều tra y tế quốc gia 2002 Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 Điều tra vệ sinh môi trường hộ gia đình 2006 Nước máy 3,7 6,3 11,7 Giếng khoan 22,4 24,4 33,1 Giếng khơi 38,8 36,6 31,2 Nước mưa 18,9 18,2 1,8 Suối đầu nguồn 2,9 0,7 7,5 Sông, ao, hồ 12 9,2 11 Nguồn: Cục Y tế Dự phòng Việt Nam 2007 Tuỳ theo tình hình cụ thể về nguồn nước và chất lượng nước của từng địa phương mà lựa chọn hình thức cung cấp nước ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Có thể áp dụng một trong các hình thức cung cấp nước sau đây. • Bể chứa nước mưa Nước ta nằm trong khu vực mưa tương đối nhiều 1900 – 2000 mm/năm. Tính trung bình lượng mưa 1600 mm/năm. Tổng lượng nước ước tính là 600 tỷ m 3 . Bể chứa nước mưa có thể áp dụng cho các vùng: Nc v V sinh nc 155 - o ging b nc mn (vựng ven bin, hi o, ng bng nam b ) - o sõu khụng gp nc ngm Ging khi L hỡnh thc cung cp nc ph bin nc ta hin nay: - Ging khi xõy khu: c ỏp dng cho vựng cú ngun nc ngm cỏch mt t t 5 10 m. Ging xõy bng khu gch hay bng cng bờ tụng. Ging cú sõn, nn bng gch hay ciment, cú gu mỳc nc , ging nờn xa ngun bn 10 15 m. Hng nm tng v sinh ging, vột bựn ỏy, sa cha thnh vỏch, sõn ging, rónh thoỏt nc bn. (Xem s ging khi xõy khu, Hỡnh 6.3). - Ging khi sõu 3 4 m: (Hỡnh 6.4) ỏp dng cho vựng ven bin, hi o vỡ o sõu d b nhim mn. ng kớnh ging 1 2 m. Ging sõu 3 4 m. - Ging ho lc: (Hỡnh 6.5) p dng cho nhng vựng o sõu khụng cú nc ngm, phi dựng nc ao, h, nc sui, nc ging t . . . Nc c chy vo ging qua mt ho lc cỏt di ỏy ging. i vi vựng ven bin thỡ ho lc cn c bt kớn nhim mn. - Ging chõn i, chõn nỳi: (Hỡnh 6.6) p dng cho vựng cú nỳi, gũ i . . . a im o ging cn chn ni cú nhiu cõy c mc quanh nm, hoc ni cú mch nc nh chy ra. o ging chõn i, xung quanh p b xõy thnh giộng ngn nc bn chy vo ging. Phớa trờn khụng cú ngun nhim bn. - Ging bờn sụng, bờn sui, bờn h Nc ta cú hng nghỡn con sụng ln nh, cú 4000 5000 h cha nc t nhiờn v nhõn to, cú tr lng nc rt ln cung cp nccho cụng nghip, nụng nghip v sinh hot hng ngy ca con ngi. Ti nhng a phng ny cú th ỏp dng ging ho lc, ly nc t sui, sụng, h 0,8m 1m Rãnh thoát n ớc Đất sét bao quanh N ớc ngầm nông Hình 6.3. Sơ đồ giếng khơi xây khẩu [...]... như nước mưa, nước mặt và nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm với 27,3%, 13,8% và 7,7% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh Tỉ lệ nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo vùng sinh thái được trình bày trong Hình 6.10 Theo Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2006) thì Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và thấp nhất là vùng Đông Bắc 160 Nước và Vệ sinh. .. trong nước, có hại cho sinh vật sống trong nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nông nghiệp là các tác nhân làm gia tăng giá trị BOD và COD của môi trường nước • Do các yếu tố sinh học Nước là môi trường trung gian truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột Các yếu tố sinh học làm ô nhiễm nước gồm có các loại virut, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và các... Xử lý nước ăn uống, sinh hoạt 4.1.1 Lọc nước Để đảm bảo nước ăn uống và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nước cần phải được xử lý trước khi sử dụng Cần phải lọc sạch nước nếu dùng nước sông để cung cấp nước uống Hệ thống lọc ở các nhà máy nước có mục đích làm cho nước mất các chất đục và trở nên trong Đồng thời cũng cải thiện các tính chất lý học (như màu sắc) và giảm đi một phần vi sinh vật Nước sông... chất lượng nước ổn định và vệ sinh 2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC, VỆ SINH NƯỚC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG 2.1 Chất lượng nước và tiêu chuẩn Tuỳ theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao, phục vụ ăn uống và sinh hoạt mà quy định những tiêu chuẩn của ngành Đối với nước ăn uống và sinh hoạt có tiêu chuẩn quốc... chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương Tiêu chuẩn Quốc tế về nước sinh hoạt là tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 158 Nước và Vệ sinh nước ban hành năm 1958, và bổ sung sửa đổi năm 1963, 1971 và 1984 Tiêu chuẩn bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu: vật lý, hoá học (chất vô cơ tan, chất hữu cơ) và sinh học Năm 2002, với sự giúp đỡ của Unicef, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống... cho thêm vào nước uống 176 Nước và Vệ sinh nước Do vậy, cần thiết phải làm mất mùi nước dùng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt Tùy theo nguồn gốc của nước mà người ta sử dụng các phương pháp khác nhau để khử mùi của nước Làm thoáng khí nước để khử H2S bằng cách tăng diện tích tiếp xúc với không khí, phun nước; làm nước chảy lắt léo thành lớp mỏng trên các tấm ván hoặc thổi không khí nén qua lớp nước H2S... những vai trò chính của nước đối với cơ thể là: • Nước được coi như là thực phẩm cần thiết đối với con người Nước đưa vào trong cơ thể những chất bổ hoà tan và thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã dưới dạng hòa tan và nửa hoà tan • Nước cung cấp cho cơ thể những vi yếu tố cần thiết như: flo, canxi, mangan v.v • Nước rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng • Nước có thể đưa vào cơ thể những chất... chuẩn hóa lý và 29% mẫu nước đạt tiêu chuẩn vi sinh 159 - Giáo trình Sức khoẻ môi trường Hình 6.9 Tỉ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo nguồn nước (Nguồn: Cục Y tế Dự phòng Việt Nam 2006) Nước máy là nguồn nước có tỉ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 65,2% Giếng khơi là nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng nhất, với chỉ 7,3% số mẫu điều tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh Các nguồn... sát chất lượng nước trên địa bàn huyện Tuy nhiên, tuyến huyện chưa đủ năng và trang thiết bị cho công tác xét nghiệm nước mà chỉ có thể kiểm tra nguồn nước và lấy mẫu nước xét nghiệm theo yêu cầu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ở tuyến xã, cán bộ chỉ phối hợp tham gia lấy mẫu và kiểm tra nguồn nước khi có yêu cầu chứ chưa đủ năng lực và phương tiện để xét nghiệm nước 180 Nước và Vệ sinh nước TÀI LIỆU... 174 Nước và Vệ sinh nước Khi cho nhôm sunfat vào nước sẽ phát sinh các phản ứng hoá học sau đây: Nhôm sunfat sẽ thuỷ phân và đồng thời tạo thành muối Ca Al2(SO4)3 + 3 Ca(OH)2 +6 H2O = 2 Al(OH)3 + 3 CaSO4 + 6 H2O Al(OH)3 sản sinh một dung dịch keo mà các hạt có điện tích dương làm trung hoà các hạt có điện tích âm của nước đục Đối với nước có tính kiềm, ít nhất cần phải cho thêm vôi tôi Ca(OH)2 vào nước . NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC Nước và Vệ sinh nước 147 BÀI 6 - NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Nêu và mô tả được các nguồn nước. cấp nước sạch, vệ sinh; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân; và (2) Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh. bơm hút nước và dẫn nước về nhà máy. Nếu nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh, nước sẽ chảy vào bể chứa nước sạch, rồi lại bơm vào các ống dẫn ngầm để tới các vòi nước. Ở một vài nhà máy nước, nếu nước