Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
2,66 MB
Nội dung
+ Cánh tay cầm nạy luôn ép sát thân mình để có điểm tựa tránh trượt nạy. 3. Các nguyên tắc cơ học áp dụng khi nhổ răng Thao tác nhổ răng dựa theo các nguyên tắc cơ học để tạo ra các loại lực như: lực đòn bẩy, lự c chêm và lực xoay. Lực đòn bẩy được tạo ra khi sử dụng nạy, nhất là nạy thẳng hay nạy khuỷu khi đã tạo được điểm tự a trên răng. Lực chêm có thể được tạo ra khi sử dụng kìm ở giai đoạn len mỏ kìm vào rãnh nướu làm giãn n ở phần đỉnh xương ổ, lực này càng hiệu quả nếu mỏ kìm càng đưa sâu về phía chóp chân ră ng. Ngoài ra, dùng nạy để làm lung lay răng cũng tạo ra lực chêm. Lực xoay chỉ được tạo ra khi dùng nạy chữ T. IV - KỸ THUẬT NHỔ RĂNG BẰNG KÌM 1. Tư thế bệnh nhân Tư thế bệnh nhân, ghế nha khoa, bác sĩ góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật nhổ ră ng, tư thế tốt nhất là tư thế tạo được sự thoải mái cho cả hai. – Hàm trên: đầu, cổ, mình thẳng trục, lưng ghế tạo một góc 45 o so với sàn nhà. Điều chỉnh chiề u cao của ghế để hàm trên của bệnh nhân ngang với ngực hay khuỷu tay của thầy thuốc. Khi can thiệp, bệ nh nhân có thể nhìn thẳng hay hơi xoay nhẹ đầu về phía bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường. Hình 3.4. B ộ n ạ y tí hon Hình 3.5. Cách cầm nạy Page 116 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm – Hàm dưới: đầu, cổ, mình thẳng trục. Khi bệnh nhân há miệng, mặt phẳng nhai hàm dướ i song song nền nhà, hạ ghế để hàm dưới ngang bụng thầy thuốc. Như vậy, bệnh nhân ở tư thế hơi ngửa hơn so vớ i can thiệp ở hàm trên. Tư thế bệnh nhân sẽ được chỉnh thấp hơn nếu bác sĩ can thiệp ở tư thế ngồi. 2. Tư thế bác sĩ Tư thế bác sĩ đúng cho phép kiểm soát tốt lực tạo ra khi nhổ răng, từ đó tạo được sự an toàn và hiệ u quả, tránh được những mệt mỏi do dùng lực quá mức. Thông thường, bác sĩ đứng để nhổ răng như ng cũng có thể ngồi thoải mái và vững vàng trên ghế sau khi đã điều chỉnh tư thế bệnh nhân phù hợp. – Hàm trên: đứng phía trước và bên phải bệnh nhân, hơi chếch người ra phía trước để nhìn rõ phẫ u trường, hai chân dang rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể phân bố đều trên hai chân. – Hàm dưới: tư thế bác sĩ thay đổi theo từng loại kìm sử dụng: + Nếu nhổ răng vùng hàm 3 và vùng răng cửa, nanh: * Dùng kìm mỏ chim: đứng trước và bên phải. * Dùng kìm càng cua: đứng sau và bên phải. + Nếu nhổ răng vùng hàm 4: * Dùng kìm mỏ chim: đứng sau và bên phải. * Dùng kìm càng cua: đứng trước và bên phải. 3. Tư thế bàn tay trái Khi nhổ răng, bàn tay trái của bác sĩ có vai trò hỗ trợ cho can thiệp của tay phải, chức năng củ a bàn tay trái khi nhổ răng như sau: – Giữ chặt phần hàm và đầu bệnh nhân để động tác lung lay được hiệu quả và chính xác, tránh đượ c sự khó chịu và tổn thương khớp thái dương hàm cho bệnh nhân khi lực lung lay quá mạnh,… – Banh môi, má, lưỡi để soi sáng phẫu trường. – Nâng đỡ, bảo vệ phần xương ổ, mô mềm và các răng xung quanh vùng răng nhổ. – Đánh giá độ lung lay của răng qua cảm giác xúc giác của các ngón tay đặt tại vùng răng cần nhổ. 3.1. Hàm trên Có 3 tư thế: – Tư thế 1: ngón cái đặt ở hành lang ngang với răng cần nhổ để banh môi má, bốn ngón kia duỗ i dài trên má để giữ chặt đầu. – Tư thế 2: ngón cái đặt ở hành lang, ngón trỏ ở khẩu cái ngang với răng nhổ. Hai tư thế này dùng để nhổ răng ở phần hàm 1 từ răng cối nhỏ đến răng khôn. – Tư thế 3: ngón cái ở phía khẩu cái, ngón trỏ phía hành lang. Dùng nhổ các răng cửa, nanh, răng cối nh ỏ đế n r ă ng khôn vùng hàm 2. Page 117 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm a) b) Hình 3.6. Tư thế bàn tay trái khi nhổ răng hàm trên a) Phần hàm 1; b) Phần hàm 2 3.2. Hàm dưới 3.2.1. Vùng răng cửa – nanh và phần hàm 3 – Dùng kìm mỏ chim: ngón cái ở cằm, ngón trỏ ở hành lang, ngón giữa ở lưỡi – Dùng kìm càng cua: + Vùng răng cửa nanh: ngón cái ở lưỡi, ngón trỏ ở hành lang, ba ngón còn lại ôm lấy cằm. + Vùng răng phần hàm 3: ngón cái ở hành lang để banh má, bốn ngón kia đỡ lấy cằ m, cánh tay trái choàng qua đầu bệnh nhân. 3.2.2. Vùng hàm 4 – Dùng kìm mỏ chim: ngón cái ở lưỡi, ngón trỏ ở hành lang, ba ngón còn lại đỡ lấy cằm. – Dùng kìm càng cua: ngón cái banh má, bốn ngón kia đỡ lấy cằm. Hình 3.7. Tư thế bàn tay trái khi nhổ răng hàm dưới bằng kìm mỏ chim a) Phần hàm 3; b) Phần hàm 4 4. Các giai đ o ạ n c ủ a quá trình nh ổ r ă ng b ằ ng kìm Page 118 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm – Khi nhổ răng, cần đòi hỏi phải tuân theo một số nguyên tắc sau: + Cần phải quan sát rõ phẫu trường làm việc. + Tạo được đường giải phóng cho răng cần nhổ. + Sử dụng lực có kiểm soát và hợp lý. – Việc sử dụng kìm để nhổ răng sẽ tạo ra các chuyển động chính như sau: + Chuyển động di chuyển răng về phía chóp chân răng, cử động này tuy không nhiều nhưng cũ ng giúp giãn nở phần đỉnh xương ổ và di chuyển tâm xoay về phía chóp, vị trí của tâm xoay phả i luôn thay đổi trong quá trình lung lay răng. Nếu tâm xoay của răng ở cao, khi lung lay sẽ có nguy cơ gãy chân răng. + Cử động đẩy răng về phía mặt ngoài sẽ làm giãn vách xương ổ mặt ngoài, nhất là ở phần đỉ nh và di chuyển chóp chân răng về phía mặt trong. + Cử động đẩy răng về phía mặt trong sẽ làm giãn vách xương ổ mặt trong, nhất là ở phần đỉ nh và di chuyển chóp chân răng về phía mặt ngoài. + Cử động xoay tròn làm giãn toàn bộ vách xương ổ và đứt dây chằng. + Cử động kéo răng ra khỏi ổ răng khi xương ổ răng đã giãn hoàn toàn. 4.1. Chọn dụng cụ Chọn nạy phù hợp với vị trí răng cần nhổ, kích thước của mũi nạy phải tương xứng với kích thướ c và độ sâu của răng cần nhổ. Chọn kìm có hình dạng mỏ phù hợp với hình thể răng cần nhổ, phù hợp vớ i chân r ă ng, s ố chân r ă ng và s ự s ắ p x ế p c ủ a các chân r ă ng. Page 119 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm Hình 3.8. Các chuyển động của răng khi bắt kìm và lung lay a) Di chuyển kìm về phía chóp để làm giãn đỉnh xương ổ và di chuyển tâm xoay về chóp; b) Nếu tâm xoay nằm nông, có nguy cơ gãy chân răng; c) Di chuyển răng về phía ngoài và trong; d) Xoay răng; e) Kéo răng khỏi ổ răng 4.2. Tách nướu Dùng cây tách nướu hay nạy tách rộng phần nướu xung quanh để làm rộng rãnh nướu, lộ rõ phầ n chân răng bên dưới, từ đó mũi nạy sẽ đặt đúng chỗ, không làm tổn thương gai nướu tiếp giáp với răng k ế bên, mỏ kìm bắt được chính xác và sâu hơn về phía chóp chân răng. Động tác này cũng cho phép kiể m tra hiệu quả của việc gây tê. 4.3. Lung lay răng bằng nạy Đặt mũi nạy vào rãnh nướu ở tại góc ngoài gần và ngoài xa, nhẹ nhàng nạy theo đúng kỹ thuậ t (xem kỹ ở phần Kỹ thuật nạy) để làm nới rộng xương ổ và đứt dây chằng. 4.4. Đặt kìm và bắt chặt răng – Đặt mỏ kìm mặt trong trước rồi mới đến mặt ngoài, mỏ kìm phải thật khít sát với răng cần nhổ . N ếu răng bị bất thường về vị trí, mỏ kìm có thể làm tổn thương răng kế bên, nên thay bằng một loạ i kìm Page 120 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm khác phù h ợ p h ơ n. Đố i v ớ i r ă ng nhi ề u chân, m ỏ nh ọ n c ủ a kìm ph ả i b ấ u vào vùng ch ẽ gi ữ a các chân răng. – Hướng của mỏ kìm song song với trục răng để lực được truyền theo cán kìm theo đúng trục dọ c của răng, từ đó sẽ có hiệu quả cao trong việc nới rộng xương ổ và an toàn, tránh gãy chân răng. – Đẩy kìm về phía chóp đến khi vấp phải bờ xương ổ và không thể đẩy tới nữa, điều này sẽ giúp cho mỏ kìm có tác động như một vật chêm làm giãn phần đỉnh xương ổ ở cả hai mặt ngoài và trong, đồ ng thời tâm xoay của răng sẽ di chuyển về phía chóp, từ đó làm tăng hiệu quả của việc nới rộng xương ổ và giảm nguy cơ làm gãy chân răng. – Khép hai cán kìm lại để mỏ kìm ôm chặt lấy thân răng, kìm và răng thành một khối, lúc đó mớ i thực hiện động tác lung lay răng. Chú ý: không đặt mỏ kìm lên men thân răng và không choàng sang răng bên cạnh cũng như không kẹp lên mô mềm bên ngoài. 4.5. Lung lay răng Lung lay răng để nới rộng ổ răng bằng cách ép xương ổ lún lại và làm đứt dây chằ ng. Khi lung lay răng phải tuân theo một số yêu cầu sau: – Chỉ lung lay khi kìm đã ôm chặt lấy răng, kìm với răng thành một khối, lung lay nhẹ nhàng theo chiều ngoài trong với biên độ lúc đầu nhỏ sau đó tăng dần, lung lay răng nhiều về phía lực cản ít nhấ t hay phía có vách xương mỏng nhất. – Khi ổ răng đã bắt đầu giãn, di chuyển mỏ kìm xuống sâu hơn để tăng hiệu quả của lự c và di chuyển tâm xoay càng sâu về phía chóp. – Có thể thêm cử động lúc lắc hay xoay tròn đối với răng một chân, lực xoay rất hiệu quả để làm đứ t dây chằng nhưng tác dụng nới rộng xương ổ kém, khi xoay chủ yếu về phía gần nhiều hơn do chân ră ng thường có khuynh hướng nghiêng xa. Tóm lại: cần chú trọng các điểm sau: – Mỏ kìm phải đặt càng sâu về phía chóp chân răng và được điều chỉnh trong suốt quá trình nh ổ răng. – Lực lung lay phải nhẹ nhàng, cân nhắc, không đột ngột và thô bạo. – Lực tác động phải đủ thời gian để xương ổ có thể giãn nở kịp. 4.6. Nhổ răng thực sự Khi xương ổ đã giãn đủ rộng và răng lung lay nhiều, nhổ răng bằng cách kéo răng ra ngoài và xuố ng dưới đối với răng trên, kéo răng ra ngoài và lên trên đối với răng dưới. Phải sử dụng lực kéo thật nh ẹ nhàng vì lúc này xương đã hoàn toàn giãn rộng và dây chằng đã đứt hẳn, không dùng lực kéo khi việ c lung lay răng chưa hoàn tất. Đối với các răng bất thường về vị trí, hướng lấy răng ra có thể thay đổ i tùy theo t ừ ng tr ườ ng h ợ p c ụ th ể . Page 121 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm Hình 3.9. Kỹ thuật bắt kìm a) Bắt kìm đúng; b) Bắt kìm sai 5. Trường hợp cụ thể 5.1. Hàm trên 5.1.1. Vùng răng cửa nanh – Chân răng cửa thường có hình chóp, thẳng, đôi khi hơi cong nhẹ về xa và vào trong đối với ră ng cửa bên. Vách xương ngoài mỏng hơn so với vách xương trong, đây là đặc điểm chung cho tất cả các răng hàm trên. – Kìm có mỏ tròn, thẳng trục với cán, mỏ kìm đối xứng hai bên. – Lung lay răng theo chiều ngoài – trong và hơi ra ngoài nhiều do vách xương ngoài mỏng, có th ể thêm cử động xoay tròn, hạn chế cử động xoay hay chỉ xoay thật nhẹ đối với răng cửa bên. – Răng nanh là răng tương đối khó nhổ mặc dù thành xương ngoài mỏng nhưng do chân ră ng dài, cắm chắc vào xương, chân răng có phần gồ ra ở mặt ngoài, nên khi nhổ phải tách nướu thật kỹ, lung lay thử bằng nạy sau đó mới bắt kìm. Khi sử dụng lực quá mạnh về phía ngoài có nguy cơ làm gãy vách xương ngoài, nếu mảnh gãy rời hoàn toàn phải cẩn thận bóc tách khỏi niêm mạc để tránh ngăn cả n quá trình lành tổn thương. Nếu răng hoàn toàn cứng chắc khi lung lay, nên chuyển sang nhổ theo phươ ng pháp ph ẫ u thu ậ t để tránh làm gãy vách x ươ ng. Page 122 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm Hình 3.10. Nhổ răng cửa, nanh hàm trên 5.1.2. Răng cối nhỏ trên – Thường có hai chân răng ngoài và trong, các chân răng thường phân kỳ ở khoảng giữ a hay 1/3 chóp chân răng. Có nguy cơ gãy chân răng cao nhất là ở người lớn tuổi do xương có độ vôi hóa cao và kém đàn hồi, nguy cơ này giảm ở răng cối nhỏ thứ hai do chân răng thường hội tụ hơn. – Kìm có mỏ đối xứng, mỏ tròn, nhỏ, hơi cong nhẹ góc độ giữa mỏ và cán khi nhìn nghiêng để không làm chấn thương môi khi khép cán kìm. – Lung lay răng nhẹ nhàng theo chiều ngoài – trong, về phía ngoài nhiều hơn, không đượ c xoay. N ếu lung lay mạnh về phía ngoài sẽ có nguy cơ gãy chân răng ngoài nhiều hơn và ngược lạ i, nên tránh làm gãy chân răng trong vì khó nhổ hơn. Hình 3.11. Nh ổ r ă ng c ố i nh ỏ hàm trên Page 123 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 5.1.3. Răng cối lớn – Thường có ba chân răng, hai chân răng ngoài thường hội tụ và một chân răng trong hướ ng phân kỳ, nếu hai chân ngoài cũng phân kỳ nên tách rời các chân trước và nhổ riêng rẽ từng chân. Răng cối lớ n thứ nhì thường dễ nhổ hơn do chân răng ngắn và thường hội tụ nhiều hơn. – Mỏ kìm có kích thước to hơn, không đối xứng hai bên: bên tròn ôm sát lấy chân ră ng trong, bên nhọn ôm lấy vùng chẽ của hai chân ngoài, mỏ hơi cong so với cán. Có thể dùng kìm sừng bò trên để nh ổ khi thân răng có miếng trám hay bị bể quá lớn. Lung lay răng theo chiều ngoài – trong, ra ngoài mạnh hơn, không đượ c xoay, tránh làm gãy chân răng trong. Lưu ý tương quan với xoang hàm, nếu chân răng quá gần xoang nên nhổ phẫu thuật để tránh làm tổn thương xoang. Hình 3.12. Nhổ răng cối lớn hàm trên 5.1.4. Răng khôn – Thân răng tròn, chân răng chụm thành khối hình trụ, tuy nhiên cần khảo sát X quang trước khi nh ổ để phát hiện các dị dạng chân răng hay bất thường về số lượng. – Kìm có mỏ tròn, đối xứng hai bên, cán kìm cong gấp khúc hình lưỡi lê so với mỏ để phù hợp vớ i vị trí khá sâu của răng. – Khi kìm đã bắt chặt răng thì nên cho bệnh nhân ngậm nhẹ miệng lại để má bớt căng và cử độ ng kìm khi lung lay được dễ dàng. Tránh làm gãy chân răng vì ở vị trí khó nhổ. 5.2. Hàm dưới 5.2.1. Răng cửa – nanh – Chân răng mảnh, thuôn dài, thiết diện hình bầu dục. Vách xương ngoài và trong tương đối bằ ng nhau, chân răng nanh thường dài hơn và có thể có vách xương trong dày hơn. – Mỏ kìm tròn, nhỏ, đối xứng. – Cử động lung lay theo chiều ngoài – trong với cùng biên độ, xoay tròn nhẹ. 5.2.2. Răng cối nhỏ – Chân răng hình chóp, thẳng, đôi khi cong nhẹ ở phần chóp, vách xương trong đôi khi khá dày. M ỏ kìm t ươ ng t ự nh ư trên nh ư ng l ớ n h ơ n, c ử độ ng lung lay theo chi ề u ngoài trong và xoay tròn, Page 124 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm độ ng tác xoay r ấ t hi ệ u qu ả nh ư ng h ạ n ch ế khi phát hi ệ n chân r ă ng cong trên phim X quang. Hình 3.13. Nhổ răng cối nhỏ dưới bằng kìm mỏ chim Hình 3.14. Nhổ răng cối lớn dưới bằng kìm càng cua Page 125 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm [...]... do máu chảy vào mô dưới niêm mạc sau thao tác nhổ răng, thường là nhổ răng tiểu phẫu Các triệu chứng sưng, trổ màu giảm nhanh chóng với phương pháp vật lý trị liệu: dặn bệnh nhân thỉnh thoảng chườm lạnh vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật, mỗi lần trong khoảng thời gian ngắn 15 – 20 phút và từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau phẫu thuật nên chườm nóng lên vùng sưng ít nhất 4 lần mỗi ngày, chườm nóng tăng tuần... khác cho đến khi máu ngừng chảy hẳn Không súc miệng mạnh ít nhất là 6 giờ sau khi nhổ răng hoặc ngậm nước muối, nếu máu chảy nhiều nên trở lại tái khám – Sưng: có thể ở mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào can thiệp và cơ địa bệnh nhân, sưng thường không là dấu hiệu của nhiễm trùng nếu không có đau và sốt đi kèm Sưng thường gặp khi nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật, thường rõ rệt vào ngày thứ hai hay thứ... nên ăn thức ăn nóng – Sốt: thân nhiệt sau nhổ răng - tiểu phẫu thuật thường gia tăng nhẹ từ 38 - 39 5C vào ngày hôm sau, hiện tượng sốt nhẹ này không đáng lo ngại, miễn là chỉ xảy ra tạm thời và không kéo dài quá ngày thứ hai Thân nhiệt gia tăng không báo hiệu cho dấu hiệu nhiễm trùng mà chỉ là một phản ứng của cơ thể sau nhổ răng hoặc phẫu thuật Trường hợp sốt kéo dài, nhiệt độ tăng cao, bệnh nhân... thương các răng kế bên V - KỸ THUẬT NHỔ CHÂN RĂNG – Đa số các răng cần nhổ thường có thân bị phá hủy nhiều chỉ còn chân răng, tùy theo mức độ chân răng còn lại và độ sâu của nó trong xương ổ, chúng ta có thể nhổ đơn giản bằng kìm hay nạy, hay nhổ file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011 Bo Y te - Phau thuat mieng Page 127 of 230 theo phương pháp phẫu thuật bằng cách phá bỏ vách... tốc độ truyền tĩnh mạch tăng Tốc độ chích tĩnh mạch 36mg lidocaine nhanh dưới 15 giây sẽ làm tăng lượng thuốc tê trong máu và chắc chắn gây ra phản ứng quá liều, còn nếu chích chậm trên 60 giây sẽ giảm đáng kể nguy cơ quá liều f Phân bố mạch máu nơi chích Phân bố mạch máu tại vùng chích càng phong phú, tốc độ hấp thu thuốc vào máu càng tăng Xoang miệng là một trong những vùng có nhiều mạch máu nhất... lành thương phải diễn ra dễ dàng với việc tái tạo lại được sự liên tục của mô, giảm tối đa kích thước sẹo và phục hồi lại chức năng Cần lưu ý rằng, vết thương ở da, niêm mạc, cơ tim đều có tạo sẹo, phẫu thuật viên phải tôn trọng quá trình tạo sẹo và cố gắng làm hạn chế kích thước sẹo đến mức tối đa có thể để tránh ảnh hưởng đến chức năng và tạo thẩm mỹ – Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương:... thuốc tê nhưng 1,8ml thuốc tê 2% chỉ có 36mg thuốc tê Nếu nồng độ 2% có hiệu quả trên lâm sàng thì không nên sử dụng nồng độ thuốc cao hơn, nên sử dụng nồng độ thuốc tê thấp nhất đủ có tác động trên lâm sàng c Liều lượng Dùng liều cao sẽ làm tăng khối lượng thuốc tê và tăng nồng độ thuốc trong máu Nên sử dụng liều tối thiểu đủ có hiệu quả trên lâm sàng Mỗi kỹ thuật gây tê nên ghi rõ liều sử dụng và... file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011 Bo Y te - Phau thuat mieng Page 133 of 230 + Nếu nhổ nhiều răng thì nên điều chỉnh xương ổ (sẽ đề cập trong phần nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật và điều chỉnh xương ổ răng) – Nếu răng nhổ vì bệnh nha chu nên cẩn thận nạo sạch mô hạt viêm nơi viền nướu, vì có chứa nhiều mạch máu nhỏ không có hay rất ít khả năng co lại gây chảy máu kéo dài,... độ hấp thu thuốc vào máu càng tăng Xoang miệng là một trong những vùng có nhiều mạch máu nhất của cơ thể, tuy nhiên sự phân bố mạch máu cũng khác nhau giữa các vùng khác nhau trong xoang miệng, vị trí chích trong kỹ thuật Gow - Gates ít mạch máu hơn vị trí chích khi gây tê dây thần kinh xương ổ răng dưới, thần kinh xương ổ trên sau g Thuốc co mạch Thêm thuốc co mạch vào thuốc tê sẽ làm giảm lưu lượng... bóp nhẹ lại bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ để các mép ổ răng được gần lại với nhau, tránh tình trạng gồ xương ở mặt ngoài tạo những chỗ lẹm do việc làm giãn xương quá mức, ngoài ra nó còn giúp cho miệng vết thương nhỏ lại, hạn chế chảy máu, cục máu đông dễ hình thành, và sự liền sẹo được dễ dàng – Việc nhổ răng được kết thúc bằng cách để một cuộn bông gòn hay gạc xếp lên trên vết thương Bảo bệnh . ra khi dùng nạy chữ T. IV - KỸ THUẬT NHỔ RĂNG BẰNG KÌM 1. Tư thế bệnh nhân Tư thế bệnh nhân, ghế nha khoa, bác sĩ góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật nhổ ră ng, tư thế tốt nhất. hơi xoay nhẹ đầu về phía bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường. Hình 3.4. B ộ n ạ y tí hon Hình 3.5. Cách cầm nạy Page 1 16 of 230 Bo Y te - Phau thuat mieng 7/ 14/ 2011 file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm –. làm gãy chân răng trong. Lưu ý tương quan với xoang hàm, nếu chân răng quá gần xoang nên nhổ phẫu thuật để tránh làm tổn thương xoang. Hình 3.12. Nhổ răng cối lớn hàm trên 5.1.4. Răng khôn