Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 5 doc

6 366 1
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 5 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Ðánh giá bò đực giống: cho bò đực giống đặc cấp phối giống với bò cái đặc cấp, chọn 120 bò đặc nuôi kiểm tra sinh trưởng phát dục tới 15 tháng, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, chọn lấy 40 bê giữ làm giống. Chọn 40 bò đực phối giống với 40 bò cái để kiểm tra đời con của 40 bò đực này. Nhận xét sự phát triển của 40 bê cái được sinh ra. Ðánh giá chu kỳ tiết sữa I của 40 bò cái này. Trong khi đó tiếp tục khai thác tinh trùng của 40 bò đực. Sau 3 năm đánh giá tổng hợp đời con, nếu tốt thì sử dụng tinh dịch bò đực, những bò không tốt thì hủy bỏ tinh dịch. Phương pháp được tóm tắt như sau: Giai đoạn trước kiểm tra. Chọn bò đực đặc cấp cho phối với các bò cái đặc cấp, chọn 120 bò đực đưa vào nuôi kiểm tra sinh trưởng phát dục, phẩm chất tinh dịch. Giữ lại 40 bò đực giống tốt nhất được chọn. Cho 40 bò đực giống này phối với 40 bò cái giống đồng đều nhau. Đời con sinh ra chọn 40 bê cái đại diện cho từng bò đực giống đưa vào nuôi kiểm tra. Giai đoạn kiểm tra. Đánh giá sinh trưởng phát dục và sức tiết sữa ở chu kỳ I của 40 bò cái kiểm tra. Đồng thời tinh dịch bò đực (bố của các bò cái này) được khai thác đưa vào cất giữ. Kết quả kiểm tra cá thể nào cho sữa tốt thì tinh dịch bò đực giống được quyết định đưa ra sử dụng, và ngược lại sẽ phải huỷ bỏ và loại thải đực giống đó. - Ðánh giá lợn đực giống: chọn ngẫu nhiên 4 con của đực giống (2 đực thiến và 2 cái cùng ổ) nuôi ở trạm kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu: tuổi xuất chuồng khi đạt trọng lượng nhất định, tăng trọng bình quân gram/ ngày, tiêu hóa thức ăn, độ dày mỡ lưng. Do nuôi lợn con tập trung ở trạm kiểm tra nên sự khác biệt về ngoại cảnh được hạn chế rất nhiều. - Ðánh giá gia cầm trống qua đời con: tương tự đánh giá lợn đực giống qua đời con. Gần đây, người ta đề nghị dùng con đực “cải tiến” tức là sử dụng ngay con của những con đực đã kiểm tra mà không qua kiểm tra vì 90% trường hợp có kết quả tốt, hoặc chỉ cần đánh giá 1 - 2 lợn con trong ổ chứ không cần tới 4, và nếu nuôi riêng biệt từng con sẽ chính xác hơn nuôi theo nhóm. 2.5.2. Chọn đôi giao phối 2.5.2.1. Khái niệm Sau khi đã chọn lọc được cá thể tốt, cần tiến hành một khâu quan trọng nữa là chọn đôi giao phối gọi tắt là chọn phối. Chọn phối là trên cơ sở đã chọn lọc được những cá thể đực và cái tốt, tiến hành ghép đôi cho chúng để có thể phát huy được những đặc tính tốt ở đời con. Cần lưu ý rằng: con đực và con cái dù tốt đến đâu cũng có nhược điểm của nó. Vì vậy, chọn phối phải khéo phối hợp ưu điểm, giảm nhược điểm ở đời con. Chọn lọc là cơ sở của chọn phối, chọn phối nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc, 2 khâu này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi phối hợp đực và cái cần lưu ý: nói chung theo nguyên tắc di truyền, đời con thừa hưởng 50% đặc tính của bố và 50% đặc tính của mẹ, nhưng sự di truyền một số đặc tính ở con đực rất mạnh. Ví dụ: khả năng cho sữa ở con đực rất cao. Ngược lại, khi phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ, ảnh hưởng của con mẹ tới sự phát triển đó rất lớn. Chẳng hạn khi cho giao phối ngược, tầm vóc mẹ lớn thì con sẽ lớn và ngược lại. Vì vậy, có thể vận dụng những vấn đề này trong việc ghép đôi nhằm tạo đời con có đặc điểm tốt. 2.5.2.2. Các phương pháp chọn đôi giao phối Khi ghép đôi giao phối. Dựa vào căn cứ để ghép đôi người ta chia ra: 2.5.2.2.1. Chọn đôi giao phối theo phẩm chất. Là phương pháp ghép đôi dựa theo phẩm chất, đặc tính của con đực và cái có 2 hình thức: - Chọn đôi giao phối đồng chất: là chọn ghép đôi giữa đực và cái có cùng đặc điểm tốt, có thể là một hay nhiều đặc điểm, nhằm củng cố những đặc điểm đó ở đời sau. Thí dụ: cho gà trống có thể trọng lớn giao phối với gà mái cũng có thể trọng lớn. Hình thức này thường áp dụng cho những đàn gia súc mới thành lập, tính di truyền chưa ổn định, thường sử dụng trong nhân giống thuần chủng, nhân giống trong dòng, giao phối đồng huyết. - Chọn đôi giao phối dị chất: là chọn ghép đôi giữa con đực và con cái có những đặc điểm tốt khác nhau, nhằm bổ sung cho nhau những đặc điểm ấy ở đời sau. Thí dụ: cho bò đực là con cháu của các bò cái sản lượng sữa cao nhưng tỷ lệ mỡ sữa thấp giao phối với bò cái có tỷ lệ mỡ sữa cao. Hình thức này thường áp dụng trong khi lai giữa 2 giống khác nhau. Cần hiểu rằng: giao phối dị chất không có nghĩa là cho đực cái có khuyết điểm đối lập nhau giao phối với nhau, hy vọng chúng sẽ bù trừ cho nhau để có được đời con tốt. Chẳng hạn: cho con võng lưng giao phối với con có lưng cong vòng lên, cho con chân chữ bát giao phối với con chân vòng kiềng Cách giao phối này không thể xóa được nhược điểm mà có khi còn dẫn tới hậu quả trầm trọng hơn. 2.5.2.2.2. Chọn đôi giao phối theo huyết thống Nếu căn cứ vào quan hệ máu mủ để ghép đôi giao phối thì gọi là chọn đôi giao phối theo huyết thống. Nếu đực cái có quan hệ huyết thống trong vòng 7 đời thì gọi là giao phối đồng huyết, nếu ngoài vòng 7 đời thì gọi là đồng huyết xa hay không đồng huyết. Ðể đánh giá mức độ đồng huyết của các gia súc ta dùng các phương pháp sau: - Ðánh giá quan hệ đồng huyết. Phương pháp gồm các bước: - Lập lý lịch tổ tiên gia súc - Ðánh dấu những tổ tiên chung xuất hiện ở các đời - Dùng chữ số la mã ghi lại đời xuất hiện của tổ tiên chung đó. Họ ngoại ghi bên trái, họ nội bên phải, phân biệt 2 họ bằng dấu gạch (-). - Ðối chiếu bảng phân loại để xác định mức độ đồng huyết, nếu có nhiều tổ tiên chung thì dùng tổ tiên chung có mức độ đồng huyết cao nhất để biểu thị mức độ đồng huyết của gia súc. Bảng phân loại mức độ đồng huyết của gia súc như sau: Rất gần Gần Vừa Xa (Ðích thân) (Cận thân) (Trung thân) (Viễn thân) I - II III - II III - IV III - V II - I II - III IV - III V - III II - II III - III IV - IV II - IV I - III I - IV I - V VI - II III - I IV - I V - I V - V II - V V - VI V - II VI - V I - VI VI - VI VI - I VII - VII Thí dụ: đánh giá quan hệ đồng huyết thông qua lý lịch bò số 52 như sau: 369 1470 2.107+ 140 1.119 139 1638 422 48 372 2107 515 1141 623 117 63 277 109 603 724 398 659 1638 22 234 614 172 521 216 372 Bò 52 có các tổ tiên chung như sau: 2.107: II - III: gần (dì cháu) 1638: III - IV: vừa 372: III - IV: vừa (cô cháu) 422: III - IV: vừa Trong đó, tổ tiên 2.107 có mức đồng huyết cao nhất. Vậy bò 52 có mức độ giao phối đồng huyết II.III (gần) - Hệ số giảm bớt tổ tiên: hệ số giảm bớt tổ tiên (In) là tỷ số giữa số tổ tiên lặp lại trên tổng số tổ tiên phải có trong lý lịch. Số tổ tiên lặp lại bằng tổng số tổ tiên phải có trừ số tổ tiên thực có trong lý lịch. In = Số tổ tiên phải có - số tổ tiên thực có / Số tổ tiên phải có In thay đổi từ 0 tới 1, nếu lý lịch không có tổ tiên chung thì In = 0, tổ tiên chung xuất hiện nhiều thì In tăng và mức độ đồng huyết sẽ cao. Tuy vậy nó không biểu hiện thể là đồng huyết xa hay gần. Thí dụ: xác định hệ số In của bò 200 theo lý lịch sau: Số tổ tiên phải có: 30 Số tổ tiên thực có: 19 30-19 In = = 0,36 Nếu ghép đôi giữa đực, cái cùng huyết thống thì giao phối đồng huyết sẽ làm cho mức độ đồng dạng tăng lên, do đó có thể củng cố một số đặc tính mong muốn, nhưng đồng thời nó cũng làm giảm mức độ dị dạng có nghĩa là sẽ làm giảm sức sống ở đời con. Mặt khác, do làm tăng mức độ đồng dạng, có thể dẫn tới hiện tượng tập trung các gen lặn (gây chết, quái thai, giảm sức sống). Vì vậy, ghép đôi giao phối đồng huyết thường dẫn tới hiện tượng suy hóa do đồng huyết. 30IIIIII Khi ghép đôi giao phối đồng huyết có những đặc tính suy hóa, song cũng có những đặc tính ít chịu ảnh hưởng. Chẳng hạn ở bò: Khả năng sinh sản, lượng sữa suy hóa nhưng hàm lượng mỡ sữa, proteid trong sữa không bị ảnh hưởng đáng kể. Ở lợn: sức sinh sản, sức sống giảm rõ rệt nhưng mức chi phí thức ăn, phẩm chất thịt ít chịu ảnh hưởng. Mặt khác, các loài gia súc khác nhau mức độ chịu ảnh hưởng của giao phối đồng huyết cũng khác nhau. Ở lợn ảnh hưởng mạnh hơn ở bò, ở bò rõ hơn ở cừu Do đó, nói chung cần tránh giao phối đồng huyết nhất là đồng huyết gần và rất gần, chỉ sử dụng giao phối đồng huyết ở các cơ sở tạo giống, có chế độ theo dõi, quản lý chặt chẽ. 2.5.2.2.3. Chọn đôi giao phối theo tuổi Tuổi sử dụng của các gia súc giống tốt nhất là tuổi trưởng thành, nếu sử dụng cả gia súc non hoặc đã già thì cần tránh trường hợp ghép đôi non với non, già với già. 2.6. Nhân giống và phối giống vật nuôi 2.6.1. Các phương pháp nhân giống Sau khi đã chọn lọc được những cá thể đực cái có đặc tính tốt và chọn phối để chúng có khả năng phối hợp các đặc tính đó, bổ sung cho nhau những ưu điểm, hạn chế nhược điểm thì nhân giống là biện pháp phổ biến phẩm chất mong muốn trên một phạm vi rộng rãi hơn. Nhờ nhân giống chúng ta có nhiều cá thể mới, do đó có thể xúc tiến việc tiếp tục chọn lọc và chọn phối. Như vậy, chọn lọc, chọn phối nhằm cải tiến tính di truyền, nhân giống nhằm phổ biến tính di truyền đã được cải biến đó và tạo tiền đề cho chọn lọc, chọn phối. Giữa 3 khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau. Các phương pháp nhân giống bao gồm: 2.6.1.1. Nhân giống thuần chủng Nhân giống thuần chủng là phương pháp chỉ cho giao phối giữa đực và cái cùng giống. Thí dụ: cho lợn đực Móng Cái giao phối với lợn cái Móng Cái, cho bò đực Thanh Hóa giao phối với bò cái Thanh Hóa. - Yêu cầu của nhân giống thuần chủng là: sau khi nhân xong phải chọn lọc, chọn phối và tiếp tục nhân nhằm giữ được, nâng cao và hoàn chỉnh phẩm chất của giống. Những biện pháp cần thiết trong nhân giống thuần chủng bao gồm: - Phải nhân giống rộng rãi để có một số lượng lớn, địa bàn phân bố tương đối rộng nhằm tạo điều kiện cho việc chọn lọc, chọn phối có kết quả. - Phải thường xuyên bình tuyển, định cấp xác định huyết thống nhằm đánh giá đúng phẩm chất đàn gia súc. - Chú ý chọn lọc, bồi dưỡng định hướng gia súc non, đàn hậu bị nhằm nâng cao phẩm chất đàn. - Chú trọng chọn lọc đàn hạt nhân để cố định các đặc tính tốt và nhân rộng đặc tính đó ra toàn đàn. Ðể nâng cao hơn nữa chất lượng của việc nhân giống thuần chủng, người ta tiến hành phương pháp nhân giống thuần chủng tạo dòng. Nhân giống theo dòng có nghĩa là nhân giống giữa gia súc trong một giống nhưng cùng huyết thống, cùng hình dáng, phẩm chất. Như vậy, so với số lượng của giống, số lượng của dòng ít hơn, một giống có nhiều dòng (thường từ 5 dòng trở lên) mỗi dòng đều có những đặc tính chung nhưng cũng có những đặc tính riêng và sức sản xuất của dòng thường phải cao hơn trị số trung bình của giống. Muốn nhân giống theo dòng trước hết phải chọn lọc được con đực đầu dòng, đó là con đực ưu tú nhất trong đàn có đặc điểm nổi bật so với các đặc điểm của giống. Chọn phối đực đầu dòng với những con cái thích hợp để củng cố ưu điểm nổi bật nói chung. Trong trường hợp này cần phải sử dụng giao phối đồng chất và đồng huyết ở mức độ vừa, từ đó hình thành nên dòng. Mỗi dòng mang những tên và ký hiệu của đực đầu dòng, thí dụ: dòng gà Plymouth 799; Leghorn X,Y. Khi đã có các dòng, người ta có thể cho giao phối liên dòng để tạo dòng mới hoặc lai giữa các dòng để lợi dụng ưu thế lai. 2.6.1.2. Lai tạo Là phương pháp nhân giống cho giao phối giữa các đực và cái khác giống hoặc khác loài, trong đó lai khác loài còn được gọi là lai xa. Lai tạo là biện pháp tích cực lay động tính di truyền vốn có của các cá thể, dòng, giống nhằm tạo nên những tổ hợp di truyền mới, phong phú hơn thông qua tác động ngoại cảnh, con người thu được các phẩm giống mới, giống gia súc mới có phẩm giống cao hơn. Thông qua lai tạo con người đã sử dụng một hiện tượng sinh vật học khá quan trọng đó là ưu thế lai. Các hình thức lai tạo bao gồm: 2.6.1.2.1. Lai kinh tế (lai công nghiệp) Là phương pháp lai giữa đực và cái khác giống hoặc khác loài, con lai F1 tạo nên không dùng để làm giống mà chỉ để tạo nên sản phẩm với năng suất cao. (lấy thịt, lấy trứng, sữa ). Thí dụ: lai lợn Landrace với lợn lang hồng, con lai F1 nuôi lấy thịt. Lai bò Hà Lan với bò Sind, con lai F1 nuôi lấy sữa… Sơ đồ lai kinh tế A x B Sơ đồ 2.2. Lai kinh tế đơn giản F1 50% A, 50% B Do hiệu quả của phương pháp lai và con lai có đặc tính tốt mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, biểu hiện: sức sống cao, trọng lượng sơ sinh cao, tăng trọng nhanh và năng suất sản phẩm cao (thịt, sữa, trứng ) có những trường hợp vượt cả bố mẹ. Ở nước ta, lai kinh tế đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Các công thức lai có hiệu quả là: Becxia x Ỉ, Ðại mạch x Móng Cái, Landrace x Móng Cái (trong chăn nuôi lợn); Holstein x Lai Sind, nâu Thụy Sĩ x bò Lai Sind (trong chăn nuôi bò); gà Leghorn x gà Ri, gà Rhode x Ri, Plymouth x Ri (trong chăn nuôi gà). Sức sản xuất của con lai F1 thường thể hiện trung gian giữa bố (cao sản) và mẹ (giống địa phương) chẳng hạn: Lợn lai F1: P sơ sinh: 0,6-0,7 kg so với bố 1,1-1,2 và mẹ 0,4-0,5kg. Bò sữa F1: sản lượng sữa 1500-2500 kg so với giống bố 4000kg và mẹ 900 kg. 2.6.1.2.2. Lai luân chuyển Lai luân chuyển là bước phát triển của lai kinh tế. Trong đó sau mỗi đời lai, người ta lại thay đổi đực giống thuộc các giống khác nhau cho giao phối với nái lai. Khác với lai kinh tế, lai luân chuyển sử dụng tiếp được các đời lai sau mà ưu thế lai không bị giảm sút. Mặt khác, lai luân chuyển có thể sử dụng được nhiều giống và có thể tạo được giống mới. X X X X X X A A C A B B A B X X X X X X A A C A B B A B . 234 614 172 52 1 216 372 Bò 52 có các tổ tiên chung như sau: 2.10 7: II - III: gần (dì cháu) 163 8: III - IV: vừa 37 2: III - IV: vừa (cô cháu) 42 2: III - IV: vừa Trong đó, tổ tiên 2.107. (giống địa phương) chẳng hạn: Lợn lai F 1: P sơ sinh: 0,6-0,7 kg so với bố 1,1-1,2 và mẹ 0,4-0,5kg. Bò sữa F 1: sản lượng sữa 150 0- 250 0 kg so với giống bố 4000kg và mẹ 900 kg. 2.6.1.2.2. Lai. rãi trong các ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Các công thức lai có hiệu quả l : Becxia x Ỉ, Ðại mạch x Móng Cái, Landrace x Móng Cái (trong chăn nuôi lợn); Holstein

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan