Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 8 potx

6 569 2
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 8 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trong đùi và yếm có màu hơi vàng nhạt. Bò cái phía trước thấp, sau cao nhưng bò đực thì ngược lại. Bò vàng có nhược điểm là chậm thành thục, sinh sản muộn, bắt đầu phối giống lúc 15 - 18 tháng tuổi. Hình 2.7. Bò vàng Việt Nam Bò vàng Việt Nam có ưu điểm là thích nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới, chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn và nuôi dưỡng kém, chống chịu bệnh tật tốt. Nhược điểm là tầm vóc nhỏ, sản lượng thịt và sữa thấp. Khối lượng sơ sinh 14-15 kg/con. Bò cái sinh sản có đặc điểm là chân thấp (cao vây 100 - 104 cm), mình ngắn (dài thân chéo 113 -115 cm), mình lép (rộng ngực 27 -31 cm), khối lượng bình quân chỉ đạt khoảng 180 - 200 kg, bình quân toàn đàn 140 -160 kg, sản lượng sữa đạt 300 - 400 kg/chu kỳ 6-7 tháng cho sữa, chỉ đủ để cho con bú, tỷ lệ thịt xẻ thấp 43 - 44%. Khối lượng đực giống cũng nhỏ, khoảng 210 -280 kg. Hiện nay, bò vàng Việt Nam dùng để cho lai với các giống bò Zebu khác để nâng cao tầm vóc và sức sản xuất. 2.7.2.2.2 Một số giống bò nhập nội. a. Bò lang trắng đen Hà Lan (Holstein Friesian- HF) Là giống bò sữa nổi tiếng nhất thế giới, được tạo ra ở Hà Lan từ thế kỷ thứ XIV và không ngừng được cải tiến về phẩm chất và năng suất. Mãi đến thế kỷ thứ XV bò lang trắng đen Hà Lan mới được bán ra khỏi nước, từ đó có mặt ở khắp thế giới. Các nước nuôi bò lang trắng đen thuần, hay dùng bò HF lai tạo với bò địa phương để tạo ra bò lang trắng đen của nước mình và mang những tên khác nhau như: Bò lang trắng đen Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Cuba, Trung Quốc Bò đực giống tốt, nặng khoảng 1000 kg, bò cái nặng khoảng 450 - 600 kg. Bê sơ sinh cân nặng 35 - 40 kg. Bò có kiểu hình đặc trưng cho loại hình sữa. Thân hình tam giác, phần sau phát triển hơn phần trước, thân mình hẹp dần về phía trước, giống như hình cái nêm. Bầu vú phát triển, da mỏng, đàn hồi, lông màu đen xen với vạt trắng. Ðặc biệt vòng đai trắng sau bả vai và lồng ngực. Sản lượng sữa bình quân 5000 - 6000 lít/chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Con kỷ lục đạt trên 1800 lít, tỷ lệ bơ 3,2 - 3,7%. Hầu hết các nước phát triển đều nuôi giống bò Hà Lan, vì giống này không những có sản lượng sữa cao, mà còn có khả năng cho thịt lớn. Bê đực nuôi thịt công nghiệp đạt trọng lượng 400 - 450 kg lúc 15 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 55 - 58%. Ưu thế của bò lang trắng đen Hà Lan là không những cho sản lượng sữa cao mà còn có khả năng cải tạo các giống khác theo hướng sữa. Hình 2.8. Bò lang trắng đen Hà Lan (Holstein Friesian –HF) b. Bò Zebu giống Red Sindhi Bò Zebu (bò u) phổ biến ở Ấn Ðộ và Pakistan, có cùng nguồn gốc với bò ta (Bos Indicus). Giống bò Red Sindhi được nhập vào nước ta từ những năm 20, là giống bò Ấn Ðộ có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường của nước ta. Bò Zebu Ấn Ðộ có nhiều giống: Sahiwal, Red Sindhi, Ongle, Hariana, Brahman , trong đó có giống bò Sahiwal và Red Sindhi là hai giống bò nhiệt đới có sản lượng sữa khá, giống bò Red Sindhi từ 1400 - 2100kg/chu kỳ cho sữa. Bò Sahiwal từ 1600 - 2700 kg/chu kỳ sữa. Màu lông nổi bật là màu đỏ cánh dán, tai to và cụp, con đực có u vai nổi cao, trán gồ, yếm dài, thõng xuống, bao qui đầu của con đực dài và thõng xuống (yếm, rốn lòng thòng), âm hộ con cái lớn và có nhiều nếp nhăn. Bò đực giống Red Sindhi thuần, khi nhập vào nước ta có khối lượng 500 - 550 kg, bò cái sinh sản 350 - 400 kg, sản lượng sữa (theo tài liệu của Ấn Ðộ) 1400 - 2100 kg/chu kỳ vắt sữa, tỷ lệ mỡ sữa trên 5%. Nhiều nước, nhất là những nước nhiệt đới, dùng bò Red Sindhi để cải tạo bò địa phương, hoặc dùng bò giống này làm nền cho lai với các giống chuyên dụng sữa, thịt để tạo thành các giống bò cho sữa, cho thịt phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước. Hình 2.9. Bò Red Sindhi c. Bò Brahman Bò Brahman được nhập vào nước ta từ Cuba, được nuôi ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây, Bình Ðịnh và một số nơi khác. Hình 2.10. Bò đực Brahman Hình 2.11. Bò cái Brahman Lông bò có màu trắng bạc hoặc trắng xám, đầu hơi dài, trán dô, tai to rủ đưa ra phía sau, u to. Yếm rộng, nhiều nếp gấp, ngực sâu nhưng hơi lép, chân cao, đuôi dài. Khối lượng sơ sinh 24 kg/con, lúc 12 tháng tuổi bò đực nặng 211 kg; bò cái 177 kg/con. Lúc trưởng thành, bò đực nặng 800 kg/con, bò cái 450 kg/con. Tuổi đẻ lứa đầu khá muộn vào lúc 40 tháng. Thời gian mang thai 286 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 18 tháng. Thuộc loại giống bò thịt 2.7.2.2.3. Các bò lai hướng sữa a. Bò Lai Sind Trong những năm 1923 - 1924 một số bò Red Sindhi được nhập vào nước ta ở cả hai miền đất nước, quá trình lai tự nhiên giữa bò đực giống Red Sindhi với bò ta tạo thành nhóm bò Lai Sind. Bò Lai Sind càng có nhiều tỷ lệ máu Red Sindhi thì khả năng cho thịt càng nhiều hơn, sức cày kéo khỏe hơn và khả năng cho sữa cũng cao hơn. Do vậy, luôn có xu hướng lai thêm máu bò Red Sindhi, quen gọi là Sind hóa. Hiện nay, bò Lai Sind có ở khắp các tỉnh trong cả nước. Bò Lai Sind có nhiều đặc điểm gần giống như bò Red Sindhi: đầu dài, trán dô, lông màu vàng cánh dán, tai cụp, yếm phát triển, u vai cao (nhất là con đực), chân cao, mình ngắn, bầu vú phát triển vừa phải, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Bò đực Lai Sind (với độ máu Red Sindhi khá) cân nặng 400 - 450 kg. Bò cái sinh sản nặng 250 - 320 kg, bê sơ sinh nặng 18 - 25 kg. Lượng sữa bình quân đạt khoảng 800 - 1200 kg/ chu kỳ vắt sữa 240 ngày, cá biệt có những con trong một chu kỳ vắt sữa cho đến trên 2000 lít. Ngày cao nhất có thể đạt 8 - 10 lít. Tỷ lệ bơ sữa rất cao: 5,1 - 5,5 %. Bò cái Lai Sind đã khắc phục được nhược điểm của Bò vàng, đã tập trung được những đặc điểm quí của cả hai giống Bò vàng và Red Sindhi. Bò cái Lai Sind đủ điều kiện để phối với đực các giống chuyên sữa, chuyên thịt cao sản, tạo ra con lai có khả năng cho sữa, cho thịt cao hơn. Hình 2.12. Bò cái Lai Sind b. Bò lai Hà Lan F1(1/2 HF). Bò lai Hà Lan đời 1 (F1) được tạo ra bằng cách lai giữa bò đực Hà Lan với bò cái Lai Sind. Hầu hết bò lai F1 có màu lông đen, nếu có vết lang trắng thì rất nhỏ ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi và trên trán. Bò đực F1 trưởng thành nặng 500 - 600 kg, bò cái nặng 350 - 420 kg. Bê sơ sinh nặng 25 - 30 kg. Sản lượng sữa đạt 2500 - 3000 kg/chu kỳ. Thờì gian cho sữa có thể kéo dài đến trên 300 ngày. Ngày cao nhất có thể đạt 15 - 20 lít, tỷ lệ bơ 3,6 - 4,2 %. Bò lai F1 chịu đựng tương đối tốt đối với điều kiện nóng, ít bệnh tật, có thể ăn nhiều cỏ xanh nên không đòi hỏi nhiều thức ăn tinh. Bò F1 mắn đẻ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 13 - 14 tháng. Tuổi phối giống lần đầu bình quân là 17 tháng, có khi sớm hơn (13 - 14 tháng). Tuổi đẻ lứa đầu bình quân lúc 26 - 27 tháng. Do các ưu điểm trên, ở những vùng mới bắt đầu chăn nuôi bò sữa, bò F1 được xem như đàn bò chủ lực. c. Bò lai Hà Lan F2 (3/4 HF). Bò lai Hà Lan F2 được tạo ra bằng cách lai bò đực giống Hà Lan (nhảy trực tiếp hay thụ tinh nhân tạo) với bò cái lai Hà Lan F1. Về ngoại hình, bò lai F2 gần giống với bò Hà Lan thuần, với màu lông lang trắng đen. Hình 2.13. Bò lai F1 (1/2 HF) Bò đực F2 trưởng thành cân nặng 600 - 700 kg. Bò cái nặng trung bình 400 - 450 kg. Bê sơ sinh cân nặng 30 - 35 kg. Nhìn chung năng suất sữa của bò lai F2, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cao hơn bò lai F1, có thể đạt 3000 - 3500 lít hoặc cao hơn trong 1 chu kỳ khai thác 305 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa từ 3,2 - 3,8%. Hình 2.14. Bò lai F2 (3/4 HF) Bò lai F2 tỏ ra kém chịu đựng với điều kiện nóng, ẩm hơn bò lai F1. Tuổi đẻ lứa đầu thường vào lúc 27 tháng tuổi. 2.7.3. Một số giống gia cầm nuôi ở nước ta 2.7.3.1. Giống gà Ri. . trên 180 0 lít, tỷ lệ bơ 3,2 - 3,7%. Hầu hết các nước phát triển đều nuôi giống bò Hà Lan, vì giống này không những có sản lượng sữa cao, mà còn có khả năng cho thịt lớn. Bê đực nuôi thịt công. Bò Zebu Ấn Ðộ có nhiều giống: Sahiwal, Red Sindhi, Ongle, Hariana, Brahman , trong đó có giống bò Sahiwal và Red Sindhi là hai giống bò nhiệt đới có sản lượng sữa khá, giống bò Red Sindhi từ. trong đùi và yếm có màu hơi vàng nhạt. Bò cái phía trước thấp, sau cao nhưng bò đực thì ngược lại. Bò vàng có nhược điểm là chậm thành thục, sinh sản muộn, bắt đầu phối giống lúc 15 - 18 tháng

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan