Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
218,96 KB
Nội dung
Những kỉ niệm về thầy N. Nikulin (Tưởng niệm 1 năm ngày mất GS.TS. N.Nikulin, 31-12-2005 – 2006) Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, học ở Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã biết đến tên tuổi của N. Nikulin, nhưng gần 20 năm sau, tại Matxcơva, tôi mới được gặp trực tiếp thầy - tác giả của những công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương mà trong các bài tập nghiên cứu, cánh sinh viên chúng tôi thường hay trích dẫn. Cuộc gặp mặt do Hội Nhà văn Liên Xô tổ chức, vào một buổi chiều cuối năm 1990 tại nhà số 52 phố Povarnaia, trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô, theo sáng kiến của hai thầy M. Tkachov, N. Nikulin và các bạn Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Từ Thị Loan, những bạn ở khoá trước chúng tôi. Tham dự gặp gỡ gồm các nhà văn Liên Xô đã từng cộng tác, gắn bó với Việt Nam thời chống Mỹ và các học viên của Trường Viết văn Gorki: Vũ Xuân Hương, Thùy Linh, Phan Thanh Thuỷ, Nguyễn Chiến Thắng, Lại Thị Thanh Mai. Cho đến hôm nay, đã 16 năm rồi, tôi không còn nhớ được chính xác tên tuổi tất cả những nhà văn Liên Xô trong buổi gặp mặt hôm đó, nhưng hình ảnh hai thầy M. Tkachov và N. Nikulin vẫn còn đọng lại trong tôi thật đậm nét. Lúc khai mạc long trọng hai ông phát biểu bằng tiếng Nga, lúc vào tiệc rượu vui vẻ, bốc lên thì trò chuyện thoải mái bằng tiếng Việt. Chúng tôi gọi hai ông bằng “anh”, hẹn “hai anh”sẽ còn gặp lại. Lúc ấy “hai anh” mới xấp xỉ tuổi 60, trông còn nhanh nhẹn và rất “phong độ”. Tưởng hẹn vui thế thôi, không ngờ, năm sau thầy trò chúng tôi lại gặp nhau trong các giờ lên lớp. Thầy N. Nikulin công tác ở Viện Văn học thế giới mang tên Gorki, trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô nhưng thường xuyên được mời sang giảng dạy tại Trường Viết văn Gorki - nơi chúng tôi theo học. Trước đó vài năm, các nhà văn Việt Nam theo học chính quy ở trường Gorki mỗi khoá chỉ có một người. Năm 1991, lần đầu tiên, có nhóm Việt Nam đông tới 6 người, nên nhà trường đặt ra “chương trình phụ” cho chúng tôi: Ngoài những giờ lên lớp chung với các bạn Liên Xô và các nước khác, chúng tôi còn nghe giảng một số tiết về văn học Việt Nam do thầy N. Nikulin phụ trách. Còn thầy M. Tkachov giúp chúng tôi các giờ xemina dịch thuật văn học. Nguyễn Chiến Thắng, người trẻ tuổi nhất trong nhóm là chúa hay ngủ gật. Lớp đông mấy chục người, lại ngồi cuối dãy, các thầy không biết. Giờ của thầy N. Nikulin chỉ có 6 người thì giấu làm sao được. Thỉnh thoảng chúng tôi lại bấm Thắng một cái, nhưng hắn vẫn không cưỡng lại được tật ngủ gật. Thầy biết nhưng không nói gì. Một lần, thầy đọc cho chúng tôi nghe Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu: Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng Bình thường, giọng thầy lúc nào cũng đều đều, nhỏ nhẹ. Khi đọc câu thơ Phan Bội Châu bằng tiếng Nga Vstavai! Vstavai! Vstavai!thầy nhấn mạnh ngữ điệu, đọc rất to, làm Thắng giật mình tỉnh dậy, ngơ ngác. Cả lớp cười ồ. Thầy cũng cười thoải mái. Khoá học của chúng tôi, ngoài việc lên lớp, thầy còn hướng dẫn một số người viết luận văn tốt nghiệp và tham gia phản biện. Liên Xô tan vỡ, Hội Nhà văn Liên Xô cũng giải tán, lớp chúng tôi là khoá cuối cùng có các nhà văn Việt Nam theo học, thầy cũng thôi sang giảng ở trường. Nhưng từ đó đến nay, quan hệ giữa chúng tôi và thầy vẫn gắn bó. Mỗi khi tổ chức những đêm thơ, hội thảo , Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga bao giờ cũng mời thầy tham dự, hoặc nhờ thầy cố vấn. Được gặp gỡ các bạn Việt Nam, được nghe và nói tiếng Việt, là niềm vui của thầy. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2000, thầy và tôi cùng về Việt Nam dự hội nghị Việt Nam trong thế kỷ XX. Các nhà Việt Nam học của 38 nước trên thế giới có mặt trong hội nghị này để đánh giá tiến trình lịch sử - văn hoá - văn học Việt Nam trong 100 năm. Đoàn các nhà Việt Nam học của Nga có 6 người: thầy N. Nikulin, anh A. Xokolov (Viện Đông phương học), anh V. Antonshenko (Trung tâm Việt Nam học thuộc Viện các nước Á-Phi của MGU). Thầy N. Nikulin ngồi trên ghế chủ tịch đoàn, đồng thời phụ trách một tổ thảo luận. Ngôn ngữ chính của Hội nghị là các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga và Việt. Khi đọc tham luận và tổng kết thảo luận của nhóm mình phụ trách, thầy đọc bằng tiếng Việt. Mặc dù giỏi tiếng Việt, đã dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam ra tiếng Nga, nhưng thầy đọc tiếng Việt chậm và khó nghe. Cô Đặng Thanh Lê cười và bảo tôi: “Ông ấy cứ đọc bằng tiếng Nga, mình đỡ sốt ruột”. Cô Đặng Thanh Lê là cô giáo của tôi hồi đại học. Cô và thầy Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Viện phó Viện Văn học, chồng cô, đều là những chuyên gia lớn về Truyện Kiều. Thầy N. Nikulin khởi đầu sự nghiệp văn chương của mình cũng bằng Truyện Kiều, lại gắn bó suốt đời với văn học Việt Nam, vì thế họ là những người bạn thân thiết mấy chục năm rồi. Tranh thủ những giờ giải lao, giờ chờ tiệc chiêu đãi, họ trò chuyện thăm hỏi nhau thân mật. Tôi mang theo máy ảnh, ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, tặng gia đình cô Đặng Thanh Lê và thầy N. Nikulin. Đó là hình ảnh của thầy lần cuối cùng đến Việt Nam mà tôi ghi được. Tháng 10 năm 2005, PGS.TS. Phạm Vĩnh Cư, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường viết văn Nguyễn Du, cùng Tiến sĩ ngữ văn Trịnh Bá Đĩnh ở Viện Văn học Việt Nam sang công tác theo lời mời của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki. Ngày 26 tháng 10, thầy N. Nikulin cùng ông A. Kudelin, Viện trưởng và các giáo sư trong Viện tổ chức gặp mặt đoàn. Tôi là “thổ công”, đồng thời là học trò của cả hai phía nên được đi theo tham dự. Thầy Phạm Vĩnh Cư chuyển lời của Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam mời thầy N. Nikulin sang Hà Nội công tác. Ông cám ơn, nhưng rất lấy làm tiếc vì cô Iveta đã loà, không thể để cô ở nhà mà đi đâu xa được. Khi Trịnh Bá Đĩnh đề nghị thầy hướng dẫn cho một cán bộ của Viện Văn học Việt Nam làm luận án Tiến sĩ, thầy vui vẻ nhận lời. Hôm ấy, không thấy thầy có biểu hiện gì của tuổi già, ốm đau bệnh tật, ai ngờ đó là buổi gặp gỡ cuối cùng của thầy với chúng tôi. Hai tháng sau, trước Tết dương lịch mấy hôm, tôi gọi điện chúc Tết thầy sớm hơn mọi năm để đi thành phố xa. Nhiều lần chuông reo mà không ai nhấc máy. Hai ông bà ở riêng, không ở cùng con cái. Tôi nghĩ chắc ông bà đi nghỉ ở đâu đó. Ngày 27/12, trước giờ ra tàu, tôi gọi thêm lần nữa, nghe thấy giọng thầy yếu ớt, thốt lên được hai tiếng: “Tôi ốm”, rồi tắt máy, không có cách nào liên hệ lại được nữa. Tôi linh cảm có điều gì không ổn với thầy. Quả vậy, sáng ngày 31 tháng 12 năm 2005, thầy lặng lẽ ra đi ở tuổi 75, không kịp đón giao thừa. Và, hồi ký Chiếc va li của thầy đăng trên tạp chí Đoàn kết số Tết dương lịch năm 2006, kèm theo chân dung thầy với nụ cười tươi, chúng tôi không còn dịp được mang đến biếu thầy. Lại nhớ, năm 2001, N. Nikulin tròn tuổi 70. Trước đó hai, ba tuần, tôi đinh ninh sẽ chào mừng sự kiện đặc biệt này một cách chu đáo. Nào là thay mặt Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga sẽ gửi bưu thiếp chúc mừng qua bưu điện, rồi với tư cách học trò cũ sẽ đến tận nhà gửi một món quà lưu niệm. Thế nhưng, tính tôi rất đoảng. Chẳng bận rộn việc gì cũng quên khuấy đi mất. Một buổi tối, đã hơn 11 giờ bỗng chợt nhớ tới thầy. Cũng may, hôm đó lại đúng ngày sinh của thầy (3/10/1931). Muộn còn hơn không. Tôi gọi điện xin lỗi vì quấy rầy thầy vào giờ này, và chúc mừng thầy. Thầy cười, bảo: “Không sao! Tôi rất mừng là anh đã gọi điện. Hôm nào rỗi đến chơi cũng được”. Người Nga thường ít khi mời khách đến nhà. Nhưng tôi có mặt ở nhà thầy nhiều lần, thường là vì công việc. Căn hộ cũ số 505 của thầy ở phố Phestivalnaia, thuộc khu nhà xây từ thời Xô-viết, 5 tầng, không có thang máy, mà thầy lại ở tận tầng trên cùng. Mấy năm gần đây, khu nhà cũ được phá đi để xây dựng lại, thầy được phân đến nhà số 6, mới xây dựng trên phố Liapidevxkaia. Tiêu chuẩn nhà rộng hơn, có thang máy đỡ phải đi bộ, nhưng cô Iveta vợ thầy lại cằn nhằn: “Tôi thích căn hộ cũ hơn. Căn hộ mới này họ xây dựng dở quá. Hành lang thì rộng đá bóng được, còn các phòng ở và làm việc thì lại quá bé”. Tôi đồng tình với cô. Quả thực, kiến trúc nội thất của ngôi nhà cũ đẹp và hợp lý hơn. Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Nga của chúng tôi có Tạp chí Người bạn đường nhờ thầy đóng góp bài. Mặc dù giỏi tiếng Việt, nhưng bao giờ thầy cũng gửi bài viết của mình bằng tiếng Nga để chúng tôi dịch. Dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu, các tác giả viết bài bao giờ cũng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mới diễn đạt hết được ý tưởng của mình. Chỉ đôi lúc có cảm hứng nào đó, mới viết trực tiếp bằng ngoại ngữ mà mình thông thạo. Lúc chưa có máy vi tính, thầy thường giao cho tôi bản thảo viết tay, khó đọc hơn bản đánh máy, nên nhiều chữ không rõ, phải luận mãi mới ra. Trong lúc dịch, có từ nào bí, tôi lại gọi điện hỏi thầy nên dịch ra tiếng Việt thế nào cho đúng. Dịch xong, tôi mang bản tiếng Việt đến cho thầy duyệt. Tạp chí của chúng tôi xuất bản được là nhờ tài trợ của một vài nhà doanh nghiệp hảo tâm ở các trung tâm thương mại. Lúc tạp chí in ra, đem đến cho họ biếu bà con đang kinh doanh, chứ không bán. Vì vậy toà soạn chưa bao giờ có tiền trả nhuận bút cho tác giả. Riêng trường hợp thầy, chúng tôi biết lương hưu có hạn, giá cả đắt đỏ, nên khi mang tạp chí đến biếu thầy, có kèm một khoản “nhuận bút” khiêm tốn, khoảng 50 USD. Thầy bảo, với các bạn, gửi bài không nhuận bút vẫn vui. Nhờ đọc và trực tiếp dịch những tư liệu của thầy nghiên cứu về Việt Nam, tôi mới được biết rất nhiều kiến thức mới bổ ích mà hồi trong nước mình chưa được biết. Xin ví dụ một trường hợp: Người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên châu Âu (Bồ Đào Nha) là linh mục Philip Bỉnh (1759-1832), vì mâu thuẫn với một số giám mục bề trên người phương Tây, chạy trốn từ Việt Nam qua Ma Cao, rồi từ Ma Cao sang Bồ Đào Nha (1796) nhờ sự che chở của nhà vua Bồ Đào Nha - người đỡ đầu cho Thiên chúa giáo phương Đông. Điều lý thú khi chúng tôi đọc các công trình của ông nghiên cứu về Việt Nam, thường có những phát hiện, cách nhìn độc đáo mà người trong nước không có được. N. Nikulin nhận xét: Lâu nay ý kiến phổ biến cho rằng “Alekxandr de Rode, người Pháp, là cha đỡ đầu của Thiên chúa giáo Việt Nam”. Nhưng thực tế, ông là người của Giáo hoàng La Mã cử đến Việt Nam từ Lixbon - Bồ Đào Nha chứ không phải đến từ Pháp. Vào năm 1493, Giáo hoàng La Mã phân chia ranh giới, trả phương Tây cho Tây Ban Nha và phương Đông về Bồ Đào Nha. Từ năm 1508, theo quy định của Giáo hoàng, nhà vua Bồ Đào Nha là người bảo trợ chính thức cho Thiên chúa giáo các nước phương Đông. Kết quả thực tế là Bồ Đào Nha kéo dài đến cả Braxin. Và ông (Alekxandr de Rode) cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ chứ không phải Từ điển Việt - Pháp, trong từ điển này có bản cảo của Philip Bỉnh. Theo N. Nikulin, Philip Bỉnh là người Việt Nam đầu tiên dịch sách phương Tây ra tiếng Việt từ thế kỷ XVIII. Đó là cuốn Viễn du của nhà văn Pherma Mendesa Phity. Lâu nay người ta vẫn cho rằng văn học phương Tây được dịch ra tiếng Việt khoảng đầu thế kỷ XX, đặc biệt lấy những bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh dịch tác phẩm của La Phongten (Pháp) làm mốc. Philip Bỉnh cũng có thể được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng quốc ngữ với cuốn sách có tên gọi rất nôm na Sổ sách sang chép các việc, viết năm 1822. Xin xem Philippe Bỉnh: Sách sổ sang chép các việc (Truyện Đàng Trao). Lisbon, 1822. Tái bản, Thanh Lãng giới thiệu. Viện Đại học Đà Lạt Xb, 1968 - BB chú). N. Nikulin nhận xét: “Tác phẩm của ông nặng về những thông tin thường nhật. Nhưng cũng không vì thế mà mất đi ý nghĩa văn chương, những nét lãng mạn trữ tình trong nội dung của nó”. Xưa nay, ta thường thấy các cuốn sách du ký của các nhà thám hiểm phương Tây viết về phương Đông. Có lẽ Philip Bỉnh là người đầu tiên của phương Đông viết du ký phương Tây. Những tư liệu mới về cuộc đời và sáng tác của Philip Bỉnh, được N. Nikulin phát hiện lại và mô tả kỹ lưỡng trong dịp sang Lixbon năm 1998 theo lời mời của tổ chức quốc tế Fundaỗao Oriente (Quỹ phương Đông). Ông lục tìm trong thư viện và may mắn tìm ra những tư liệu về Philip Bỉnh và cuốn Sổ sách sang chép các việc, một viên ngọc quý mà các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa biết đến nhiều. Ngay các học giả Pháp đến tận nửa đầu thế kỷ XX cũng không biết gì về Philip Bỉnh và di cảo viết tay của ông. Vì thế, căn cứ vào tư liệu và khảo cứu lần này của N. Nikulin, tôi nghĩ những nhận định xưa nay cho rằng Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của mở đầu cho văn xuôi quốc ngữ Việt Nam cần phải xem xét lại. Với những tư liệu về Philip Bỉnh, bằng nhãn quan một nhà khoa học, ông phát hiện và triển khai thành nhiều bình diện nghiên cứu sâu sắc, khiến chúng ta phải khâm phục. Chỉ riêng việc Philip Bỉnh ghi chép chuyện uống trà của người Bồ Đào Nha, N. Nikulin đã phát triển thành vấn đề lý thú: “Trà, đối thoại của văn hoá”. Loạt bài của ông về Philip Bỉnh, chúng tôi đã cho dịch và in trên Tạp chí Người bạn đường mấy số liền. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học phương Đông năm 1954, N. Nikulin sang Việt Nam thực tập (1954-1965), được gặp Bác Hồ và phiên dịch cho các cuộc tiếp xúc của Người với Đại sứ Liên Xô, cũng như các đoàn chuyên gia kinh tế sang giúp Việt Nam. Ông cũng được Thủ tướng Phạm Văn Đồng quý mến và có quan hệ mật thiết. Những nhà nghiên cứu khoa học xã hội hàng đầu, những nhà văn Việt Nam như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Xuân Diệu, Nguyễn Văn Bổng là những người bạn thân thiết của ông, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông trong quá trình dịch thuật và nghiên cứu. Năm 1961, N. Nikulin bảo vệ luận án Phó tiến sĩ với đề tài Những sáng tác của Nguyễn Du giai đoạn 1765-1820. Cả đời ông gắn bó với việc dịch và nghiên cứu văn học Việt Nam. Nhờ những công trình ấy, ông được công nhận là Giáo sư Tiến sĩ, hội viên Hội Nhà văn Liên Xô, nhà Việt Nam học tầm cỡ thế giới, giảng dạy tại các trường MGU, Viện Đông phương học, làm Trưởng ban Văn học Á Phi của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki, nhiều lần tham dự các hội nghị khoa học tại Vaima, Budapest, Insbrus, Berlin, Brauton, Lisbon Mấy chục đầu sách dịch văn học và hơn 300 công trình nghiên cứu về văn hoá, văn học, ngôn ngữ Việt Nam của ông đã được công bố khiến ta phải ngạc nhiên về lòng say mê và sức làm việc bền bỉ của ông. Đã có lần tôi định đề nghị ngồi cùng ông thống kê đầy đủ tên những công trình đã xuất bản, nhưng chưa kịp làm thì ông đã mất. Chỉ xin điểm một số cuốn mà tôi biết trong những lần đến nhà ông: Truyện cổ tích Việt Nam, Truyện Trạng Quỳnh, Truyện miền núi Việt Nam, Đồng tiền ma ám (Nguyễn Công Hoan), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Văn học Việt Nam sơ thảo, Văn học Việt Nam từ trung đại đến thời mới, thế kỷ X - XIX, rồi những công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố Tại Việt Nam cũng vừa kịp thời xuất hiện hai tập sách nghiên cứu chuyên sâu của ông: Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế (Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu. Nxb. Giáo dục, H, 2000, 752 trang) và Dòng sông văn hoá Việt Nam (Hồ Sĩ Vịnh - Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu. Nxb. Văn hoá - Thông tin, H, 2006, 534 trang). Ông là một trong những người có công lớn trong quá trình xây dựng bộ tuyển Văn học đương đại Việt Nam 15 tập bằng tiếng Nga, đồng thời đào tạo nhiều Phó tiến sĩ, Tiến sĩ cho ngành nghiên cứu văn học Việt Nam. Hôm vừa rồi Masa (cô con gái duy nhất của thầy và bà I. Glebova) đem đến tặng tôi cuốn Truyện miền núi Việt Nam (in năm 1970) - kỷ vật của người cha, khiến tôi lại cảm thấy như thầy đang hiện hữu bên mình. Viết về N. Nikulin, không thể không nhắc đến bà Iveta Ivanovna Glebova, vợ thầy. Người Việt Nam, ai học tiếng Nga chắc đều biết tên bà. Bà là một trong những sinh viên Nga thuộc thế hệ đầu tiên nghiên cứu tiếng Việt, dịch văn học Việt Nam. Cùng với I. Ivanov và một số tác giả khác, bà tham gia biên soạn Từ điển Việt Nga khoảng 36 nghìn từ, xuất bản năm 1961. Đến năm 1992, bà lại cùng Anatoli Xokolov, cho ra mắt cuốn Từ điển Việt Nga mới, khoảng 60 nghìn từ, đầy đủ và phong phú hơn, cẩm nang cho những người học tiếng Nga. I. Glebova sinh năm 1929 trong một gia đình viên chức nhà nước, hơn N. Nikulin hai tuổi. Tốt nghiệp Đại học phương Đông năm 1952, bà bảo vệ luận án Phó tiến sĩ về Phạm trù tính từ trong tiếng Việt hiện đại năm 1970, được phong Phó giáo sư năm 1972. Nhiều năm liền, bà dạy ở Trường Đại học quan hệ quốc tế (MGIMO). Hôm vừa rồi, ông Grigori Lokshin, nguyên thư ký Uỷ ban Liên Xô ủng hộ Việt Nam thời chống Mỹ, thư ký Quỹ hoà bình thế giới của Nga, ngồi trò chuyện với chúng tôi, đã kể lại, bà Iveta là cô giáo của ông. Những năm 1956-1963, 1974-1975 bà sang thực tập và giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cho đến nay bà đã có hơn 50 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam, đồng thời cùng ông tham gia dịch [...]... không còn ông để chăm sóc bà hàng ngày Sắp đến lễ kỷ niệm một năm ngày mất của N Nikulin, tôi ngồi viết những dòng này để tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân đối với thầy, không phải của riêng tôi, mà của tất cả bạn bè trường viết văn Gorki thủa ấy, của nhiều thế hệ học trò khác đã trưởng thành qua bàn tay dìu dắt của thầy Nhờ những công trình dịch thuật và nghiên cứu của thầy mà độc giả Nga và Liên Xô biết... Biết tôi thích, lần nào tôi đến cô Ivetta cũng chuẩn bị sẵn món này Ở Nga 16 năm rồi, đến nhà nhiều bạn Nga chơi, nhưng tôi chỉ được chiêu đãi món này ở nhà bà Hôm thầy N Nikulin mất, tôi ở xa Matxcơva nên không được tiễn thầy về nơi an nghỉ cuối cùng Lúc về Mat, tôi gọi điện muốn tới nhà chia buồn với cô Iveta Đau buồn vì ông mới mất, lại đang bệnh mù loà, bà không muốn tiếp bất cứ ai Lúc có tiền nhu n.. . bố sướng hơn mẹ Bố ốm có mấy hôm rồi mất, không phải chịu cảnh đau đớn, nằm liệt giường lâu ngày như mẹ Masa ở xa mẹ, mỗi tuần chạy đến thăm vài lần Kachia (con gái riêng của bà Iveta) ở gần, có điều kiện hơn Cậu con trai của Kachia, sau khi ông mất, đến ở với bà ngoại Ban ngày cậu cũng phải đi làm, tối mới về Mà con trai làm sao chăm người ốm chu đáo bằng phụ nữ? Khi ông còn sống, mắt bà đã loà, thỉnh... quá rồi, bao nhiêu năm không gặp, không nhận ra giọng người quen cũ, lại mù loà không nhìn thấy gì, sợ bị lừa Hai là bà cũng không dậy được ra mở cửa Ông đành ngậm ngùi trở về nhờ tôi tìm cách gửi quà cho bà vào lúc khác Masa kể, mẹ bây giờ không những bị loà, mà còn bị đau đầu thường xuyên Mỗi lần đau là bà la hét quậy phá Cô bảo: Như vậy là bố sướng hơn mẹ Bố ốm có mấy hôm rồi mất, không phải chịu... trình dịch thuật và nghiên cứu của thầy mà độc giả Nga và Liên Xô biết đến tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt Nam Thật đúng khi nói rằng cuộc đời N Nikulin đồng hành cùng văn học Việt Nam Đánh giá cao những cống hiến của N Nikulin, nhà nước Việt Nam đã tặng thầy Huân chương Hữu nghị ...một số tác phẩm văn học Việt Nam, góp phần xây dựng 15 tập Hợp tuyển văn học Việt Nam bằng tiếng Nga Bà dịch tập Truyện cổ Việt Nam, rồi Con trâu của Nguyễn Văn Bổng (19 56), Hương cỏ mật của Đỗ Chu và các tác phẩm của Bùi Hiển, Vũ Thị Thường, Kim Lân, Hồ Phương, Đào Hồng Cẩm Lần nào đến thăm, tôi cũng được ông bà chiêu đãi nhẹ Hai thầy trò, mỗi người làm một ly conhac hoặc vodka, sau đó là . Những kỉ niệm về thầy N. Nikulin (Tưởng niệm 1 n m ngày mất GS. TS. N. Nikulin, 31- 12-2005 – 2006) Đầu những n m 70 của thế kỷ trước, học ở Khoa V n, Trường Đại học. Cô và thầy Nguy n V n Ho n, nguy n Vi n phó Vi n V n học, chồng cô, đều là những chuy n gia l n về Truy n Kiều. Thầy N. Nikulin khởi đầu sự nghiệp v n chương của mình cũng bằng Truy n Kiều,. Lãng giới thiệu. Vi n Đại học Đà Lạt Xb, 19 68 - BB chú). N. Nikulin nh n xét: “Tác phẩm của ông n ng về những thông tin thường nhật. Nhưng cũng không vì thế mà mất đi ý nghĩa v n chương, những