1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới _3 ppt

6 285 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,63 KB

Nội dung

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới Văn học Mỹ thế kỷ XX có 12 nhà văn được giải thưởng Nobel, phần đông là các nhà tiểu thuyết, còn lại là thơ. Chỉ có một nhà soạn kịch, đó là Eugene O’neill (1936). Sau O’neill các kịch gia Mỹ vắng hẳn, nhường chỗ cho các nhà soạn kịch châu Âu, những Bernard Shaw (Anh), Strenberg (Thụy Điển), Eugene Jonescu (Pháp), Caragiale (Rumani), Samuel Beckett (Ireland). Cứ nghĩ rằng trên văn đàn thế giới, các tác giả kịch bản Mỹ đã hết thời mặc dù Tennessee William (1914-1983), Elia Kazan (1909), Robert Willson (1944) cũng đã có lúc làm cho sân khấu Broadway (ở Mỹ) vang tiếng khắp thế giới. Tuy vậy, nếu không có Arthur Miller thì kịch trường Mỹ đã rơi vào buổi xế chiều so với sân khấu các nước châu Âu. A. Miller (1915-2005) là một trường hợp đặc biệt. Cuộc đời ông vắt hết thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, vốn là một thế kỷ đầy bão táp của thế giới và nước Mỹ. Ông đã chứng kiến cuộc Đại chiến thế giới II, cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1933. Cùng với chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945) là hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hirosima và Nagasaki thiêu hủy hoàn toàn 2 thành phố này với gần 210.000 con người. Rồi cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ 1945 đến 1998 và những cuộc chiến tranh tàn bạo không bao giờ im tiếng súng trên khắp thế giới. Và đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mỹ gây nên với vô vàn thảm khốc và dã man. Cùng với những sự kiện đó là một nước Mỹ hùng cường, phát triển như vũ bão về mọi mặt: kinh tế, quân sự, đặc biệt là khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ và văn hóa với thông tin đại chúng như phim ảnh, ca nhạc, truyền thanh và truyền hình… đã tạo nên hình ảnh một nước Mỹ giàu có, là miền đất hứa cho nhiều người trên thế giới. Văn học Mỹ trong đó có sân khấu đã phản ánh nước Mỹ ở những góc độ khác nhau. Kịch của A. Miller đã phản ánh một cách lý thú và tuyệt vời cả hai mặt trên đây của nước Mỹ. Để đến khi qua đời, ông được đánh giá là “nhà viết kịch vĩ đại của nước Mỹ và của cả Thế giới” (CNN.com ngày 11-2-2005), bởi kịch của ông là “Tấm gương phản ánh chân thực sinh động xã hội, con người và những vấn đề của xã hội Mỹ thời kỳ cận đại, nửa cuối thế kỷ XX” (BBC News 11-2-2005), và “Kịch của ông gây xúc động và có ảnh hưởng sâu sắc trên toàn thế giới” (Reuters 14-2- 2005). Trong những ngày chiến tranh ác liệt trên đất nước Việt Nam, khi mà bom đạn Mỹ đang ào ạt trút xuống hai miền Nam Bắc Việt Nam, Nhà Hát kịch Việt Nam ở Hà Nội đã công diễn kịch Arthur Miller và hành trang của các anh bộ đội cụ Hồ trên đường ra mặt trận, ngoài súng đạn, gạo muối còn có cả Tất cả đều là con tôi và Cái chết của người chào hàng- những vở kịch của Arthur Miller được dịch ra tiếng Việt (1) cùng với Lá cỏ của Whitman. Vậy là ngay những năm 60 của thế kỷ trước, kịch của Arthur Miller đã cùng nhân dân Việt Nam ra trận, chống lại cuộc chiến tranh bẩn thỉu do nước Mỹ tư bản gây nên (2) . Cái nước Mỹ “Của những con chó dại” (chữ của Arthur Miller) ấy đã được ông thể hiện như thế nào? Với phong cách nghệ thuật gì mà ông đã đạt tới hiệu quả như dư luận thế giới thừa nhận và ca ngợi ông? Arthur Miller nổi tiếng thế giới có lẽ không phải vì ông là chồng (một thuở) của cô đào minh tinh đẹp nổi tiếng: Monroe. Cũng không phải vì ông là Chủ tịch hội văn bút Quốc tế (PENCLUB), mà trên tất cả, ông là một nhà văn, một nhà viết kịch vĩ đại, với 20 vở kịch nói (trong tổng số gia tài đồ sộ 55 tác phẩm văn học đủ các thể loại được công bố). Sinh ngày 17-10-1915 trong một gia đình không lấy gì làm khá giả, ông đã trải qua tuổi thơ nghèo đói, làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Làm thư ký, làm bồi bàn trong khách sạn và tự học ban đêm ở Đại học Tổng hợp Michigan mà thành tài. Năm 1938 ông bước vào nghiệp viết lách. Viết kịch bản truyền thanh nhưng không đủ sống, A. Miller lại phải làm nghề chào hàng. Chính nghề này đã cho ông những kinh nghiệm và thực tế để rồi sau này viết được Cái chết của người chào hàng (Death of a Salesman), một vở kịch thành công trên mọi phương diện cả về danh tiếng và tài chính cho ông. Cũng từ thực tế nước Mỹ giàu có với nền kinh tế “tư bản nhân dân” mà ông đã trải qua từ thời nghèo đói và chứng kiến xã hội Mỹ qua những thăng trầm đổ vỡ mà đi lên thành một xã hội không biết là gì nhưng không còn giống tư bản cổ điển của thế kỷ XIX nữa mà là “tư bản nhân dân”, “công nhân cổ cồn”. Công nhân là ông chủ có cổ phần trong công ty. Ai cũng có nhà cửa, ô tô, máy điều hòa, tủ lạnh… nhưng tất cả chỉ là cái mẽ hào nhoáng bề ngoài. Thực chất, bên trong xã hội đó đang chất chứa bao nhiêu vấn đề kinh khủng Bản chất của cái xã hội đó vẫn là vì lợi nhuận và bóc lột tàn tệ, chỉ khác là dưới hình thức khác. Và chính Arthur Miller đã sáng tạo nên một thuật ngữ tuyệt vời là “Bi kịch của con nhà giàu” mà trước đó chưa ai nghĩ ra được. Viết về xã hội đó, về nước Mỹ thế kỷ XX với những nét đặc thù, Arthur Miller đã đóng góp cho kho tàng lý luận sân khấu thế giới những kinh nghiệm quý báu. Trước hết kịch của A.Miller là kịch xã hội và sân khấu kịch ý tưởng (Theatre of Ideas). Một trong những vở kịch nổi tiếng của ông là Cái chết của người chào hàng (1949). Đây là kịch bản sân khấu kết hợp nhiều phương pháp viết kịch của thế giới. Bắt đầu bằng nhân vật Loman, biến âm của Low (thấp, dưới, kém) Man (người đàn ông) với nghĩa bóng là người thấp kém trong xã hội. Thực ra, Willy Loman là người trung lưu bậc thấp, là tầng lớp phổ biến của nước Mỹ thế kỷ XX. Đó là tầng lớp bấp bênh về kinh tế và khủng hoảng về niềm tin yêu cuộc sống, không có vị trí trong xã hội công nghiệp và tiêu dùng. Chính vì vậy Loman trong quá trình vật lộn mưu sinh, với cái mẽ hào nhoáng bề ngoài đã tự lừa dối mình, nhất là ảo tưởng về nước Mỹ vĩ đại của ông dù nó chẳng mang đến cho ông một chút quyền lợi gì cả. Chính sự ảo tưởng đó đã đánh gục ông khi ông đã có tuổi, không làm ra lợi nhuận cho công ty mà ông đã gắn bó tận tụy, hy sinh ba chục năm trời. Ông chủ mới, con trai ông chủ đã thẳng tay đuổi ông ra khỏi công ty. Thân phận bé mọn của ông được mặc cả tiền công đến thảm hại. 40 đô la một tuần cũng không được chấp nhận. Loman đã phải nói với ông chủ trẻ là người lúc lọt lòng ông đã bế trên tay và đặt tên Thánh cho: “Ông không thể ăn cam vứt vỏ được… Con người không thể là hoa quả”. Rồi Loman cũng phải chấp nhận thực tế phũ phàng là mất việc, là thất nghiệp. Nhưng với đức tính lạc quan hão, ông hãnh diện, tin tưởng ở 2 đứa con trai mình. Ông tin vào tương lai của họ, theo ông họ là những tài năng kiệt xuất, kiếm được ối tiền mà không phải đầu tắt mặt tối như ông. Nhưng rồi thực tế phũ phàng không làm ông mở mắt. Biff con trai cả của ông đã 34 tuổi, lang thang khắp nơi, làm đủ mọi việc nhưng chỉ kiếm được đồng lương bèo bọt: 34 đô la một tuần. Ông Willy Loman ngỡ ngàng, không sao hiểu nổi là “trong một nước giàu có, lớn nhất thế giới, một thanh niên đầy hấp dẫn như nó mà lại bị bế tắc ư”. Con ông còn có vẻ thực tế hơn khi anh nói thẳng với ông “Con không phải người xuất chúng. Mà ba cũng thế, ba chẳng qua chỉ là một anh giao hàng khốn khổ, cuối cùng bị ném vào sọt rác như tất cả những người giao hàng khác… Ba có đem tất cả những ước mơ hão huyền của ba đốt sạch đi không…”. Con trai thứ của ông không chỉ bất tài mà còn vô đạo đức, chỉ suốt ngày tán gái đã bỏ ông ở tiệm ăn để đi theo gái nhưng ông vẫn hy vọng khi nhận được tiền bảo hiểm do ông tìm cách tự tử sẽ làm cho nó trở nên giàu có…. “Khi nào ngân phiếu của hãng bảo hiểm gửi tới, nó sẽ giàu có vượt qua đầu thằng Berna cho mà xem”. Là người ảo tưởng viển vông, ông không chịu hiểu rằng ông cũng như các con ông là nạn nhân của cái xã hội “chỉ có gì bán được mới có giá trị” là nước Mỹ hậu công nghiệp, xã hội tiêu dùng, chỉ có đồng tiền mới có giá trị. Và ông đã chết trong nợ nần (những thứ hàng mua trả góp mà hết đời ông không trả nổi: nhà cửa, xe hơi, tủ lạnh, đồ điện tử…). Ở vở kịch này, tác giả đã sử dụng phương pháp cấu trúc khép kín, kết hợp chủ nghĩa biểu hiện và thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Kịch tính được đẩy từ thấp lên cao nhưng đa dạng, phức tạp với những sự việc đồng hiện (nhân vật Ben, một người bạn thành công nhờ quyết đoán và liều lĩnh trong kinh doanh) nhằm làm nổi bật tính cách do dự và sự thật thà tốt bụng của Willy Loman, và đó cũng là nguyên nhân của tất cả những người như ông không thể trụ được trong xã hội tiêu dùng căng thẳng, tàn nhẫn và quyết liệt ở Mỹ. Tất cả đều là con tôi (All My Sons, 1947) phản ánh và lên án xã hội Mỹ ở một góc độ khác: làm giàu và đạo đức, trách nhiệm cá nhân, gia đình và xã hội. Là vở kịch chịu ảnh hưởng từ bút pháp nghệ thuật của nhà viết kịch lỗi lạc người Nauy: Henric Ibsen. Trên cơ sở đó, A.Miller đã phát huy nghệ thuật kịch trong sự nỗ lực đẩy mâu thuẫn của cấu trúc khép kín và kịch tính lên cao, vượt qua những quy định của Ibsen. Tất cả đều là con tôi được A. Miller viết thành kịch trên cơ sở thông tin có thật được đăng tải trên báo chí Mỹ hồi đó - khi chiến tranh thế giới thứ II xảy ra. Nước Mỹ đã tuyên chiến với phát xít, đưa quân đội và phương tiện chiến tranh sang châu Âu tham gia chiến tranh. Câu chuyện một cô gái vô tình phát hiện ra cha mình đã bán máy móc hỏng cho quân đội ở miền Tây nước Mỹ, đã tố cáo với chính quyền địa phương sự làm ăn gian dối của cha trong nỗi dằn vặt và xấu hổ. Qua câu chuyện có thật này, A.Miller đã hư cấu thành hai nhân vật kịch là Chris và Larry, hai anh em trai là phi công Mỹ đang chiến đấu ngoài mặt trận, rồi một người trở về, một người tử nạn . . Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới Văn học Mỹ thế kỷ XX có 12 nhà văn được giải thưởng Nobel, phần đông là các nhà tiểu thuyết, còn lại. vời cả hai mặt trên đây của nước Mỹ. Để đến khi qua đời, ông được đánh giá là nhà viết kịch vĩ đại của nước Mỹ và của cả Thế giới (CNN.com ngày 1 1-2 -2 005), bởi kịch của ông là “Tấm gương phản. ông vắt hết thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, vốn là một thế kỷ đầy bão táp của thế giới và nước Mỹ. Ông đã chứng kiến cuộc Đại chiến thế giới II, cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1 933 . Cùng với

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w