PHÁC ĐỒ CẤP CỨU PHÙ PHỔI CẤP NGUYÊN NHÂN Có 2 loại : -Phù phổi cấp do rối loạn huyết động : trong các bệnh tim mạch có suy tim trái như hẹp van 2 lá, hở hẹp van động mạch chủ, nhồi máu
Trang 1PHÁC ĐỒ CẤP CỨU PHÙ PHỔI CẤP
NGUYÊN NHÂN
Có 2 loại :
-Phù phổi cấp do rối loạn huyết động : trong các bệnh tim mạch có suy tim trái như hẹp van 2 lá, hở hẹp van động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, … khi truyền dịch quá nhiều, …
-Phù phổi cấp do tổn thương thành phế nang : trong một số bệnh nhiễm độc như ngộ độc phosphor hữu cơ, mật cá trắm, nọc rắn, hơi độc, …, một số bệnh nhiễm khuẩn và virus, …
TRIỆU CHỨNG :
-Khó thở đột ngột, dữ dội, nhịp thở nhanh 40-60 lần/phút Bệnh nhân không thể nằm được, phải ngồi dậy cúi đầu ra trước để thở
Trang 2-Trạng thái hoảng hốt, mặt tái nhợt, môi và các đầu chi tím, vã mồ hôi lạnh
-Lúc đầu còn ho khan, sau ho khạc nhiều bọt màu hồng, có khi sùi bọt mép lẫn máu
-Mạch nhanh nhỏ, nghe phổi thấy rên ẩm nhỏ hạt dâng lên khắp 2 trường phổi, có thể kèm theo rên rít Tĩnh mạch cổ nổi Huyết áp lúc đầu tăng sau giảm và kẹt
XỬ TRÍ :
-Để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hai chân thõng xuống dưới giường hoặc đặt ga-rô tĩnh mạch (băng ép dòng máu tĩnh mạch trở về tim) 2 gốc chi dưới, trong 15-30 phút đầu
-Hút đờm dãi, cho thở oxy, tốt nhất qua cồn, lưu lượng 4-6 lít/phút
-Tiêm ngay :
+Lasix 20mg 1-2 ống tĩnh mạch để gây lợi tiểu, sau 5-10 phút tiêm nhắc lại nếu
vẫn còn khó thở
+Morphin 0,01g 1 ống tiêm dưới da (nếu bệnh nhân không bị suy hô hấp nặng, có
rối loạn ý thức, tụt huyết áp nặng)
+Trợ tim : Uabain 0,25mg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc Isolanid 0,4mg cũng tiêm
tĩnh mạch
Trang 3+Nitroglycerin 0,5mg 1 viên ngậm dưới lưỡi (hoặc bơm Natispray vào dưới lưỡi
2 lần)
+Trích máu chỉ làm trong các trường hợp rất nặng, phải xử trí cấp cứu ngay không thể chờ hiệu quả của Lasix được, hoặc sau khi tiêm Lasix mà tình trạng suy hô hấp vẫn không đỡ; khi đó phải trích 300ml máu tươi mới có tác dụng Không trích máu khi có truỵ tim mạch rõ
+Chống co thắt phế quản : Aminophyllin 0,24g pha trong 20ml serum ngọt đẳng
trương tiêm tĩnh mạch chậm
+Sau đó, căn cứ vào nguyên nhân gây phù phổi cấp mà xử trí tiếp