1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2 docx

33 211 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 435,32 KB

Nội dung

394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2 34 QUY KINH: Đi vào 12 kinh mạch. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 20g (1 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức hoặc bệnh lỵ mới mắc, không nên dùng. Nó kỵ CAM TOẠI, HẢI TẢO và ĐẠI KÍCH. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. 39. CAM TOẠI - 甘遂 “Cam toại khổ hàn Phá trừng tiêu đàm Diện phù trùng trướng Lợi thủy năng an.” – Cam toại vị đắng, khí lạnh, có độc. Phá chứng trừng đạn, tiêu đàm. Chữa mặt sưng, cổ trướng. Thông tiểu rất hiệu quả. + Ngoài ra còn làm tiêu được đồ ăn, đồ uống tích chứa đọng lại trong ruột. Cũng chữa chứng sán khí kết ở bụng dưới, chứng tiêu khát (uống nước luôn miệng). QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, TỲ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ). 35 KIÊNG KỴ: Người khí hư, không thực tà và phụ nữ có thai phải kiêng dùng. Không dùng với CAM THẢO. BẢO QUẢN: Đựng trong thùng có lót vôi sống và đậy kín, vì dễ bị sâu mọt. 40. CAM TÒNG - 甘松 “Cam tòng cam ôn Năng trừ ác khí Trị thể hương cơ Tâm phúc thống kỷ.” – Cam tòng vị ngọt, khí ấm, không độc. Chữa ác khí. Làm thơm da thịt. Trị đau tim, đau bụng. + Ngoài ra còn kích thích tiêu hóa, trị được các chứng sâu răng, cam răng, và da mặt nám đen. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và TÂM. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (8 phân – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người khí hư, huyết táo, và những người không bị chứng thấp hay đình trệ thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín và cất kỹ. 36 41. CÀN KHƯƠNG - 乾薑 “Càn khương vị tân Giải biểu phong hàn Bào khổ trục lãnh Hư nhiệt vưu kham.” – Càn khương (gừng khô) vị cay, khí âm, không độc. Gây phát hãn phong hàn. Sao lên thì vị đắng, làm ấm. Hư nhiệt dùng rất tốt. + Ngoài ra còn chủ phá huyết, tiêu đờm, trừ ho, trị bị nghẹn tức ở lồng ngực, các chứng gió độc đau bụng, tích tụ, đầy trướng và tiêu chảy. Cũng chữa dương suy quyết nghịch, ruột không thông sinh chứng hạ lỵ. QUY KINH: Đi vào 4 kinh PHẾ, VỊ, TÂM và TỲ. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 8g (3 phân – 2 chỉ). KIÊNG KỴ: Người trong ngoài đều nóng, vì nóng mà đau bụng, thổ huyết, thì không nên dùng. Có thai dùng phải cẩn thận. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 42. CÀN TẤT - 乾漆 “Càn tất tân ôn Thông kinh phá hà Trục tích, sát trùng Hiệu như bôn mã.” 37 – Sơn khô vị cay, khí ấm, có độc. Thông kinh, phá khí kết khối. Trừ khối kết, diệt giun sán. Công hiệu rất nhanh. + Ngoài ra còn phá được huyết ứ, kết đọng, trừ chứng đau tim (tâm thống), phong hàn, tê thấp, phù thũng và sán khí. QUY KINH: Đi vào kinh CAN và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (8 phân – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không bị ứ và người có thai không nên dùng. Kỵ dầu mỡ, không dùng với XUYÊN TIÊU, TỬ TÔ và CUA ĐỒNG. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. 43. CẢO BỔN - 蒿本 “Cảo bổn tân ôn Trừ đầu điên đỉnh Hàn thấp khả khứ Phong tà khả bình.” – Cảo bản vị cay, khí ấm, không độc. Trị đau nhức ở đỉnh đầu, đau chằng hai bên thái dương. Trừ chứng hàn thấp, thông được huyết mạch. Làm yên phong tà (gió độc). + Ngoài ra còn trị mụn nhọt, sang lở, vết đâm sinh da non, chữa chứng huyết hà, sán khí, đàn bà trúng khí lạnh, sưng trong âm hộ vì lạnh. QUY KINH: Đi vào các kinh BÀNG QUANG, CAN, TỲ và TÂM. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 6g (5 phân – 1,5 chỉ). 38 KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa thịnh, không thật bị phong hàn không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín để nơi khô vì dễ bị mốc, tránh nóng. 44. CÁP GIỚI - 蛤蚧 “Cáp giới bình hàm Phế nuy huyết lạc Truyền thi lao chú Tà mị khả khử.” – Cáp giới (tắc kè khô) vị mặn, khí bình, hơi có độc. Trị phổi bị ung thư, khạc ra huyết. Chữa chứng truyền thi lao chú. Diệt trừ tà mị. + Ngoài ra còn làm mạnh thận, trị suyễn, chữa chứng ho lâu ngày, lao phổi. Cũng trừ tiêu khát, lâm lịch và lợi thủy đạo. QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (1 – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người có đờm ẩm, hen suyễn và có chứng thực nhiệt không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo, tránh sâu mọt. Nếu bị sâu mọt thì sấy nhẹ lửa. 39 45. CÁP LỴ NHỤC - 蛤蜊肉 “Cáp lỵ nhục lãnh Năng chỉ tiêu khát Tửu độc kham trừ Khai vị đốn khoát.” – Cáp lỵ nhục (thịt nghêu, hến) lạnh, vị mặn, không độc. Ngăn được chứng khát nước. Tiêu trừ rượu độc. Thông bao tử rất hiệu quả. + Làm cho người say tỉnh rượu rất nhanh. QUY KINH: Đi vào kinh THẬN. LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều. KIÊNG KỴ: Không dùng các con chết, hư thối, có độc.  Ghi chú: Dùng vỏ lấy đất dẻo bọc ngoài rồi nung đỏ, tán nhuyễn ra sẽ được một thứ bột gọi là CÁP PH ẤN, trị nhiệt đờm, thấp đờm, sán khí, bạch trọc, di tinh, thủy thũng, tâm thống, nôn ọe và ho. Nếu bị phỏng lửa hay nước sôi, hòa CÁP PHẤN với MỠ mà bôi sẽ mau lành. 46. CÁT CÁNH - 桔梗 “Cát cánh khổ ôn Liệu yết thũng thống Tải được thượng thăng Khai hung, lợi ủng.” 40 – Cát cánh vị đắng, khí ấm, hơi có độc. Trị cổ họng sưng đau. Dẫn thuốc lên phía trên. Thông ở ngực, trừ nước ứ. + Ngoài ra còn chữa cảm mạo phong hàn, ho, nghẹt mũi, khan tiếng, nóng phổi, tức ngực, các chứng nặng đầu, chóng mặt, nhức đầu, bụng sôi đi lỵ, bụng lạnh ăn không tiêu, hoặc hoắc loạn chuyển gân. QUY KINH: Đi vào kinh PHẾ. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư sinh ho không nên dùng. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt. Có thể sấy hơi diêm sinh nếu thấy chớm mốc. 47. CÁT CĂN - 葛根 “Cát căn bình cam Khử phong, phát tán Ôn ngược vãng lai Chỉ khát giải tửu.” – Củ sắn dây vị ngọt, khí bình, không độc. Trừ phong phát tán. Chữa nóng rét lui tới. Làm hết khát, giải rượu. + Ngoài ra còn trị chứng tiêu chảy lâu ngày, đi lỵ ra máu, tiêu sang nhọt, đẩy mủ ra, chữa chứng nhức đầu, nôn ọe, nóng ở dạ dày, đau cạnh sườn và đau tim. Cũng trị hết bệnh co giật. 41 QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20g (2 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa thịnh, và trên thịnh dưới hư không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín và phơi thường vì dễ bị mốc mọt. 48. CÂU ĐẰNG - 鉤藤 “Câu đằng vi hàn Trị nhi kinh giản Thủ túc kiết túng Sư súc khẩu nhãn.” – Câu đằng (điếu câu) khí hơi lạnh, vị ngọt đắng, không độc. Trị trẻ con kinh giản, tay chân co quắp, giật méo miệng mắt, chết giấc thẳng cẳng cứng đờ. + Ngoài ra còn giáng khí khoan trung, chữa chứng choáng váng, làm ban sởi phát ra. QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và TÂM BÀO. LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 16g (3 – 4 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không có phong nhiệt, không phải chứng thực hỏa thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Cất giữ nơi kín và khô ráo. 42 49. CÂU KỶ TỬ - 枸杞子 “Câu kỷ cam, ôn Thêm tinh, bổ tủy Minh mục, khứ phong Âm hưng, dương khởi.” – Câu kỷ tử vị ngọt, khí ấm, không độc. Thêm tinh khí, bổ tủy. Làm sáng mắt, trừ phong. Mạnh đường sinh dục. + Ngoài ra còn nhuận được phổi, trừ chứng nóng ruột khát nước, chứng tê khắp người, và váng đầu vì nhiệt bên ngoài tác hại. QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, CAN và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ). KIÊNG KỴ: Người trẻ tuổi mà nhiệt hỏa thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Nên để trong bình kín, dưới có lót vôi sống hút ẩm vì dễ bị thâm đen. Nếu bị đen có thể sấy hơi diêm sinh, hoặc phun rượu sẽ trở nên màu đỏ đẹp. 50. CẨU NHỤC - 狗肉 “Cẩu nhục tính ôn Ích khí tráng dương Chính thực tác khát Âm hư cấm thường.” [...]... hư, khát nước do âm hư, tân dịch hao tổn QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 12g (2 – 3 chỉ) KIÊNG KỴ: Người bị ói, đầy hơi, đau ở dưới tim, đau răng không nên dùng BẢO QUẢN: Cần đậy kín và để nơi khô 63 78 ĐẠI THANH - 大青 “Đại thanh vi hàn Thương hàn nhiệt độc Huỳnh hạn, huỳnh như Thời dịch nghi phục.” – Đại thanh vị đắng, tính hơi lạnh, không độc Trị các chứng thương hàn, nhiệt... chứng đi lỵ ra máu, nhức đầu một bên hoặc giữa đỉnh đầu Cũng chữa dứt máu cam ra dai dẳng, trẻ con bị trúng nắng, làm phiền khát, rồi thượng thổ hạ tả (đốt cháy tồn tính, uống với nước cơm) QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và VỊ LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 16g (3 – 4 chỉ) KIÊNG KỴ: Người không có chứng phong nhiệt không nên dùng BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo 48 58 CÔN BỐ - 昆布 “Côn bố hàm hàn Trừ nhiệt, khiếm... khí độc làm đau nhức tay chân không cử động được, chứng hư lao đến nỗi răng đau tai điếc, chứng ác sang ngứa ghẻ, da thịt thối tha Cũng làm chắc răng, khó rụng QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20 g (2 – 5 chỉ) KIÊNG KỴ: Người âm hư, có thực nhiệt, huyết hư, không nên dùng BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc 60 CÙ MẠCH - 瞿麥 “Cù mạch khổ hàn Chuyên trị lâm thống Khả năng... cắm trong da thịt, tan được chỗ sưng đau, hút mủ ra, giục đẻ cho phụ nữ sinh khó, đưa được cả thai chết trong bụng ra ngoài Cũng trị chứng đau mắt có màng 50 QUY KINH: Đi vào 2 kinh TÂM và TIỂU TRƯỜNG LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (2 – 3 chỉ) KIÊNG KỴ: Người không thấp nhiệt và thai tiền sản hậu không nên dùng BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, thoáng gió vì dễ bị mốc 菊花 61 CÚC HOA “Cúc hoa vị cam Trừ nhiệt khử... tan huyết ứ Hạt hẹ trị mộng tinh + Ngoài ra còn trị được đờm họng, thổ huyết, chảy máu cam, giải được chất độc của thuốc và các chất độc trong thức ăn 52 Cũng để rịt chỗ bị chó rắn và rết cắn QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ) KIÊNG KỴ: Không được dùng với THỊT BÒ hay MẬT, sẽ có hại về sau  Ghi chú: Hạt hẹ (cửu thái tử) bổ can thận, làm ấm lưng và đùi, trị chứng... thống Phong hàn thấp tý.” – Cẩu tích (Phù cân) vị ngọt, tính ấm, không độc, chế bằng cách chưng rượu Trị eo, lưng và đầu gối đau nhức Chữa chứng tê do phong hàn thấp 43 + Ngoài ra còn bổ thận trợ dương, trị chứng tiểu tiện không đều, mắt lờ đờ không rõ, chứng bạch đới của các cô chưa chồng QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 28 g (1 – 7 chỉ) KIÊNG KỴ: Người không phải hư hàn, thận... dục Làm mạnh gân xương Tăng cường ý chí và sức mạnh + Ngoài ra còn trị những tràng nhạc, ung nhọt, chứng lẫn lộn hay quên, phong tê, đầu gối yếu, và đau eo lưng QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và THẬN LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ) KIÊNG KỴ: Người dương vật thường cương lên, hoặc bị di, hoạt tinh không nên dùng Liệt dương do thấp nhiệt cũng phải kiêng BẢO QUẢN: Đậy kín để nơi khô ráo vì dễ bị... quan khiếu Trị các khớp xương bị sưng, bị đánh té đau nhức, khó chịu, trừ tà nhiệt + Dùng nó lâu ngày, thân thể sẽ được cường tráng, khí lực dồi dào, ít thấy đói QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và THẬN LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ)  Ghi chú: 56 – Quả cây du dùng cũng tốt – Hoa du chữa được trẻ con kinh giản, tiểu tiện không thông – Lá du nấu canh ăn ngon, lại tiêu được thủy thũng, thạch lâm,... mình không muốn cho ai thấy) Gặp độc thấy tiếng Trừ độc diệt trùng + Ngoài ra còn trị được các chứng phong, lam sơn chướng khí, chữa người bị rắn rết, sâu độc cắn QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và TÂM LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 16g (2 – 4 chỉ)  Ghi chú: Thường dùng gốc và hạt, gốc được gọi là DỰ TRI TỬ CĂN Các tên khác là THÁNH TRI TỬ hoặc HẠP HỢP TỬ 57 70 DƯƠNG KHỞI THẠCH - 陽起石 “Dương khởi thạch cam Thận... (1 – 2 chỉ) KIÊNG KỴ: Người yếu thận, bị bệnh về thận và phụ nữ có thai cấm dùng Không được dùng chung với các vị CAM THẢO, XƯƠNG BỒ, LÔ VI, THỦ THỈ, THỰ DỰ BẢO QUẢN: Cần đậy kín và để nơi khô ráo 76 ĐẠI PHÚC BÌ - 大腹皮 “Phúc bì tân ôn Năng hạ cách khí An vị, kiện tỳ Phù thủng, tiêu khứ.” – Đại phúc bì (vỏ quả cau) vị cay, khí ấm không độc Hạ khí ở lồng ngực Yên bao tử, mạnh tỳ Tiêu phù thũng 62 + Ngoài . 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2 34 QUY KINH: Đi vào 12 kinh mạch. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 20 g (1 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị thấp trệ, ngực. Thường từ 2 – 8g (3 phân – 2 chỉ). KIÊNG KỴ: Người trong ngoài đều nóng, vì nóng mà đau bụng, thổ huyết, thì không nên dùng. Có thai dùng phải cẩn thận. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 42. CÀN TẤT. đau cạnh sườn và đau tim. Cũng trị hết bệnh co giật. 41 QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20 g (2 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa thịnh, và trên thịnh dưới hư không

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN