Đoạn 1: Cảm hứng cùa tác giả về mùa thu quê hương đất nước... “Sáng mát trong” “gió thổi ……….hương cốm mới” -> Cảm xúc dạt dào trước mùa thu đẹp của ĐN -> Mùa thu gợi nhớ HN đã xa * Khổ
Trang 1Tìm hiểu bài thơ Đất nước
(Nguyễn Đình Thi)
I.GIỚI THIỆU :
1.Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi (Sinh năm 1924 tại Luông Phabăng-Lào )
- Quê quán : Hà Nội
- Tham tham gia Hội Văn hoá cứu quốc khá sớm Nguyễn đình Thi quê quán Hà Nội, nhưng sinh tại Luang Prabang, Lào, ngày 20/12/1924 Từ
1931 theo gia đình về nước, học tại Hải Phòng, Hà Nội Năm 1941 tham gia Thanh Niên Cứu Quốc, 1943 tham gia Văn Hóa Cứu Quốc, bị Pháp bắt nhiều lần Năm 1945, tham dự Quốc Dân Đại Hội Tân Trào, vào Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc Năm 1946, là đại biểu Quốc Hội trẻ nhất, làm
Ủy viên Thường Trực Quốc Hội, khóa I
- Từng giữ chức Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam
- Là một nghệ sỹ đa tài Không những là nhà thơ, nhà văn, ông còn là một nhà biên soạn kịch, là nhạc sỹ với nhiều ca khúc nổi tiến Nhận giải thưởng HCM đợt đầu (1991 )
Trang 22 Hoàn cảnh sáng tác :
Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 -> 1955 Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (48 ), Đêm mít tinh (49 ) và Đất nước (55) Đây là thời gian ông trải nghiệm , trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2 …
II BỐ CỤC :Bài chia làm hai phần :
Đoạn 1 ( 5 khổ thơ đầu ) : Cảm nhận của tác giả về Quê hương Đất
Nước
Đoạn 2 ( Phần còn lại ) : Cảm nhận của tác giả về đất nước đau thương , anh dũng, quật cường
Tuy gồm nhiều khổ thơ nhưng toàn bài thơ thống nhất với nhau, chung một cảm hứng chủ đạo về Đất Nước ( Tên bài )
III PHÂN TÍCH :
1 Đoạn 1: Cảm hứng cùa tác giả về mùa thu quê hương đất nước a) 3 khổ đầu : Cảm xúc về mùa thu đất nước
* Khổ 1: - Nhịp thơ nhẹ nhàng, êm dịu
- Hình ảnh thơ chọn lọc, gợi cảm :
Trang 3“Sáng mát trong”
“gió thổi ……….hương cốm mới”
-> Cảm xúc dạt dào trước mùa thu đẹp của ĐN -> Mùa thu gợi nhớ HN
đã xa
* Khổ 2 : Hoài niệm về mùa thu HN :
- Cảnh “Sáng chớm lanh ” (đầu thu)
“những phố dài xao xàc hơi may”
“thềm nắng lá rơi đầy"
=> Diễn tả trạng thái giao mùa dưới cái nhìn của nhà thơ (không gian, thời gian , cảnh vật, con người : mùa thu đẹp nhưng buồn (Vì đất nước
có chiến tranh
- Hình ảnh người ra đi : “đầu không ngoảnh lại”
“sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
=> Người ra đi có vẻ cương quyết nhưng lòng còn quyến luyến Đây là tâm trạng chung của TN bấy giờ : lý trí và tình cảm chưa hòa quyện với nhau
=> Mùa thu rong hoài niệm của nhà thơ : có cái gì buồn trong thời khắc chuyển mùa và thời khắc chia xa
* Khổ 3 : Cảm xúc về mùa thu kháng chiến
Trang 4- Cảnh thu VB : “núi đồi” , “rừng tre phấp phới” “áo mới ” -> cảnh thu mới mẻ, tươi đẹp, không gian rộng rãi tươi sáng
- Tâm trạng : “vui, nghe”…”nói cươì thiết tha” -> phấn khởi , tin yêu
-> Tâm trạng của nhà thơ hòa nhập vào niềm vui của cuộc đời và đất nước đổi thay
* Khổ 4 :
- Điệp từ : “đây” “những ” + liệt kê hình ảnh
-> Gợi lên một đất nước giàu đẹp, mênh mông, rộng lớn
- Điệp ngữ :”của chúng ta” + âm hưởng rắn rõi, hào hùng -> khẳng định
ý thức làm chủ đất nước và và niềm tự hào chính đáng của dân tộc
=> Đoạn thơ mang cảm hứng sử thi tác giả nhân danh dân tộc, cộng đồng khẳng định quyền độc lập tự chủ của ĐN
* Khổ 5 : - Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm lắng, suy tưởng
- “Nước những người chưa bao giờ khuất” -> truyền thống buất khuất của dân tộc
- “Đêm rì rầm ……
…… ngày xưa vọng nói về ”
-> Không khí thiêng liêng, trang trọng
Trang 5-> Tiếng nói của lịch sử, của cha ông nhắc nhở con cháu mai sau
-> Mang cảm xúc của tác giả trở về quá khứ xa xăm đầy tự hào, có sự gặp gở giữa truyền thống và hiện tại
Sơ kết : Đoạn thơ thể hiện cảm xúc của tác giả về mùa thu ĐN và niềm
tự hào về TQVN giàu đẹp, có truyền thống anh hùng buất khuất
2 Đoạn 2 : Phần còn lại : ĐN trong kháng chiến
a) Đất nước đau thương :
“Những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều ”
-> Ngôn ngữ tạo hình từ một ấn tượng có thật tác giả nâng thành biểu tượng ĐN đau thương, quằn quại trong chiến tranh
- “Những đêm dài hành quân …
Bỗng …….nhớ mắt người yêu ”
-> Tình yêu đôi lứa và tình yêu ĐN, cái riêng và cái chung hòa nhập vào nhau trong tâm hồn người chiến sĩ
- “Bát cơm chan đầy nước mắt
Đứa đè cổ đứa lột da ”
-> Bạo lực hung tàn của kẻ thù
Trang 6b) Đất nước anh hùng trong kháng chiến :
* 3 khổ : “Từ…… Thương nhà ”
- Đau thương trong chiến đấu > < ngời lên nét mặt quê hương
- Gốc lúa bờ tre h.h > < bật lên ….căm hờn
-> Hình ảnh có tính biểu tượng của một ĐN quật khởi khái quátsự
chuyển biếntrong nhận thức của ND
- Xiềng xích > < trời đầy chim
- súng đạn > < lòng dân yêu nước thương nhà
-> Bạo lực kẻ thù không thể hủy diệt được tình yêu cuộc sống hòa bình, lòng yêu nước thương nòi của ND
* 2 khổ thơ : “Khói … bình minh ”
- Nhịp thơ càng lúc càng dồn dập sôi nổi
- “Khói nhà máy cuộn lên …….”
- “Kèn gọi quân văng vẳng……”
-> Khí thế lớn mạnh của cuộc kháng chiến
- Hình ảnh người chiến sĩ : “Ôm đất nước … người áo vải… thành
những anh hùng ” -> người dân bình thường mà vĩ đại -> con người mới trong kháng chiến
Trang 7- “Ngày …… đêm ………… hy sinh ” > < … nghĩ trời đất mới – lòng bát ngát bình minh
-> Sự chịu đựng gian khổ, hy sinh nhưng đầy lạc quan tin tưởng
-> Tác giả khắc họa hình ảnh con người VN kiên cường, dũng cảm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
* Khổ cuối : Hình ảnh Đất Nước Việt Nam
- Câu thơ 6 chữ – âm điệu dồn dập sôi nổi hoành tráng -> khí thế từ chiến thắng ĐBP
- Hình ảnh : “Nước VN từ máu lửa ”
- “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
=> Hình ảnh tả thực và biểu tượng ĐNVN đứng lên từ những đau
thương Bức tranh hoành tráng mang tính sử thi
SK : Đây là đoạn thơ có tính chính luận thể hiện những cảm xúc của tác giả về ĐNVN đau thương nhưng buất khuất, anh hùng và chiến thắng vẻ vang trong kháng chiến chống Pháp
III CHỦ ĐỀ :
Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng buất khuất của ĐN
IV TỔNG KẾT :
- Nội dung : Bài thơ thể hiên những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả
vế ĐN trong kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên
Trang 8cường và chiến thắng vẻ vang
- Nghệ thuật : Bài thơ thể hiện phong cách thơ của NĐT :
+ Hình ảnh, ngôn từ có sức khái quát cao
+ Có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng
+ Nhà thơ chú ý điển tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình