1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đằng sau những ước lệ ngôn từ của "Thiên đô chiếu" pdf

7 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 207,4 KB

Nội dung

Đằng sau những ước lệ ngôn từ của "Thiên đô chiếu" Chắc chắn rằng sau khi đã được tôn lập, một trong những việc cần làm ngay được nhà vua xác định và nhanh chóng thực hiện, là việc dời đô. Như đã nói ở trên, ngài khẳng quyết tường minh rằng, việc dời đô cùng một lúc có quan hệ mật thiết và trực tiếp đến an ninh cá nhân, dòng dõi hoàng tộc, nhu cầu an cư lạc nghiệp của cư dân nơi đế đô, điều kiện nắm quyền trị nước và lớn nhất, xa nhất là vận mệnh vương triều - vận mệnh quốc gia. Nhà vua không hề giấu giếm, ngược lại, thẳng thắn bộc bạch nỗi niềm canh cánh ấy. Nội dung chủ yếu của bản “chiếu” này chính là một sự giãi bày cùng những lý lẽ thuyết phục quần thần về quyết định quan trọng đó. Việc dời đô diễn ra tuy không quá vội vàng, mà được trù hoạch cẩn thận, nhưng cũng có thể nói là khẩn trương, gấp gáp. Nửa sau của lời “chiếu”, như đã biết, ít nhiều làm dấy lên những sự phân vân, những lời “phản biện”, nhất là đối với độc giả thời nay. Nhưng trước khi thể hiện “lập trường”, hãy tĩnh trí quan chiêm đôi dòng lịch sử. Cũng nên dừng lại bàn đôi lời về cách nhìn nhận, đánh giá đối với các “yếu nhân nhập cư” trong cả một thời gian khá lâu dài trong lịch sử, để hiểu hơn cách thế ứng xử từng được tỏ ra ở các tác giả, tác phẩm của “người Nam” về sau, trong đó có Lý Thái Tổ. Giữa các nhân vật từng là quan lại người Trung Quốc đô hộ ở nước ta, có một số tên tuổi để lại những dấu ấn đậm nét. Không mấy ai chỉ để lại “tiếng thơm”, nhưng sẽ là không công bằng nếu nhìn nhận nhất loạt những người này chỉ đơn giản là thuộc vào “bè lũ xâm lược và đô hộ tàn bạo, khát máu”, chỉ là những kẻ thù “không đội trời chung”. Cao Biền là một người cần được xét đoán nhiều chiều như thế. Cả chính sử lẫn dã sử đều có không ít những truyện tích cùng rất nhiều những ý kiến đánh giá, bình nghị trái chiều. Do chỗ hành trạng, năng lực, quan hệ và tính cách phức tạp, những người như Cao Biền hay Hoàng Phúc thuộc vào loại quan cao cấp để lại trong ký ức của người Việt những “kỷ niệm” đa nghĩa, thậm chí được huyền thoại hóa, truyền thuyết hóa. Họ, trong cảm quan người Việt, là những “phức cảm lịch sử”. Dù sao mặc lòng, không thể chối rằng các sử gia chính thống của các triều đại quân chủ Việt Nam, dù nuôi trong tâm khảm một lòng yêu nước sâu sắc, cũng từng viết về những người này bằng không ít những lời lẽ trọng thị, thậm chí kính phục. Thái độ đó của các sử gia xưa, ở một mức độ đại diện khá tiêu biểu, cũng phản ánh thái độ của cộng đồng cư dân Việt và các chính thể đại diện dân tộc đối với nền văn hóa, văn minh Trung Quốc, thể hiện thế ứng xử đa trị, đa chiều của người Việt đối với phức thể khổng lồ thường xuyên có quan hệ phức tạp với quốc gia - dân tộc mình, với cộng đồng cư dân mình. Xét cho cùng, sự tiếp cận đa chiều ấy về những mối liên hệ giữa hai cộng đồng, hai thực thể quyền lực là một tất yếu lịch sử. Cao Biền, như chính sử Việt chép, sau hơn mười năm chinh phạt ở nhiều nơi, sang Giao Châu với chức quan Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ “giữ phủ xưng vương, đắp La Thành…” (5) . Theo ghi nhận của các sử gia, trong thời gian trị nhậm nơi này, Biền làm được nhiều việc mang lại ích lợi lớn cho cộng đồng Việt. Ngoài tài trị nước cầm quân của một nho tướng, nhờ vào những kiến thức “ngoài luồng” như tri thức về Đạo giáo và phương kỹ, Biền cũng làm khá nhiều việc “khó hiểu”, có nhiều hành xử “không giống ai” nhưng xét về kết quả là hữu ích. Ngô Sĩ Liên từng bình luận: “Việc Cao Biền đào kênh sao mà kỳ dị thế? Đó là vì việc làm hợp lẽ, cho nên được trời giúp. Trời là lẽ phải. Đất có chỗ hiểm, chỗ bằng, đó là lẽ thường. Nếu hiểm mà không vượt được thì trời phải nhờ đến tay người làm gì?… Xem như lời của Biền nói “Nay khai đường biển để giúp sinh dân, nếu không theo lòng riêng thì có gì khó”. Lòng thành phát ra từ lời nói, thì lời nói ấy há chẳng là thuận ư?Lòng tin thành thực cảm thông đến cả vàng đá, huống nữa là trời?Việc gì trời đã giúp sức là thuận…” (6) . Các bộ sử Trung Quốc, cả những bộ sử chép kỹ chuyện ông này, như Tân Đường thư - Cao Biền truyện đều không thấy nói việc Cao Biền “xưng vương”, nhưng có điều chắc chắn là với một ông quan đa mưu túc trí lắm kế nhiều mưu, văn võ toàn tài và tham vọng không hề nhỏ như Cao Biền, triều đình trung ương của nhà Đường không thể mảy may “lơ là cảnh giác”. Không để viên quan này “mọc rễ” ở nơi biên viễn vốn thường trực một khả năng ly khai khỏi thiên triều, vào năm 875 vua Đường gọi ông ta về Bắc, đổi làm Tây Xuyên Tiết độ sứ. Không thể nói rằng lịch đại sử gia của Việt Nam đã “hữu khuynh” hay vì lịch sử quan Nho giáo đã làm sai lạc cách nhìn ở họ. Công bằng và khách quan bao giờ cũng là dấu hiệu của một nền văn hóa ứng xử ở một cộng đồng đã phát triển tới độ trưởng thành. Vậy thì, với hình tích như thế, việc Cao Biền (dù trên thực tế có “tiếm hiệu” hay không) được nhiều người Việt, cả đương thời lẫn về sau, gọi là Cao Vương, coi nơi ông ta trị nhậm là “đô”, tưởng không có gì là lạ. Dù đang ngự trên đỉnh cao của quyền uy, Lý Thái Tổ vẫn cứ là “đứa con của thời đại mình”, hạ bút viết một bổ ngữ “Đại La, đô cũ của Cao Vương” có lẽ không phải là điều đáng gây thắc mắc? Cao Biền vốn nổi danh là một bậc thầy lớn về phong thủy, một đạo sĩ “khét tiếng” có tài hô sấm gọi chớp, hô gió gọi mưa, cũng từng xuất hiện cả truyền thuyết về việc chọn đất đắp thành công thành Đại La (một thách thức lớn đối với nhiều nhân vật “tiền nhiệm”) của ông này, nên chắc chắn việc mô tả vùng đất mà về sau sẽ là Thăng Long của Thái Tổ nhà Lý với lý do đấy là đất do Cao Biền lựa chọn sẽ làm tăng thêm sức thuyết phục đối với triều thần. Bằng vào câu chữ, thì ngoài mệnh đề “đắc long bàn hổ cứ chi thế” (được cái thế rồng cuộn hổ ngồi) - vốn là một nhận xét “đầu lưỡi” vào thời đại bấy giờ đối với một vùng linh địa, thậm chí cả ở người thường - không còn câu chữ nào khiến ta chê trách ngài là đã không “phản ánh thực tế”! “Người ta” cũng lạ thật, định danh là Thăng Long thì hân hoan ngợi ca, mà mô tả thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” thì xét nét, cho là dị đoan, là mê tín (7) ! 2. … và những “chuyện nghìn năm” ẩn tàng sau câu chữ 2.1. Vận nước đến lúc rồi Sông Hồng tới tận đầu Công nguyên là một dòng chảy khổng lồ lấy thế năng từ một vùng đất cao nguyên rộng lớn đưa phù sa về vùng hạ lưu giao thoa với những dòng chảy lớn nhỏ khác tạo nên một “ mạng lưới sông rạch”, làm hình thành nên những gò, những ụ, những bãi, những đầm. Giữa vô số những sự lắng đọng, trầm tích ngẫu nhiên vẫn dần dần hình thành nên những thế, những mạch đất “có tính khuynh hướng”, được tổ chức và bị điều chỉnh theo hoạt động của dòng sông mẹ. Vùng đất nào được bồi cao sớm, lại gần với những vùng cư trú cũ, tự nhiên dễ dàng được cư dân sống gần nơi đó nống thêm, khoanh lại, bao lấy, nhập vào. Thuở xa xưa ấy, theo cách hình dung của K. Marx, “việc chiếm hữu từng mảnh trên mặt địa cầu làm của riêng vốn có tính ngẫu nhiên”, nên giản dị như cách nói và làm của dân gian, ai “xí” trước thì người ấy được. Mùa này nối mùa khác, năm này liền năm khác, thập niên, thế kỷ này đến thập niên, thế kỷ khác, các cộng đồng thoạt đầu chỉ ở quy mô công xã thị tộc cứ thế đông đúc lên, lớn mạnh dần, khôn ngoan ra, kiên nhẫn mở đất, kiên nhẫn canh tác. Ở quy mô công xã thị tộc, rồi thành làng thành họ, thành chòm thành xóm, các cộng đồng ấy tự làm hình thành nên những mối liên kết nội tại phức tạp hoá dần dà, để đến lúc xuất hiện những lệ, những tục, những quy, những định, những khoán, những ước Mọi cá thể - thành viên cộng đồng vừa có những nhu cầu, ham muốn, lợi ích riêng phải cố mà đạt tới, vừa hiểu dần cái lẽ “Một cây làm chẳng nên non”, “Lụt thì lút cả làng”, nhận thức dần ra tính tất yếu phải tương thân, tương ái, tương trợ, khi cần thậm chí phải biết nhịn, phải chịu thiệt. Trong mọi nỗi lo, nỗi lo âu phổ biến hình thành sớm nhất ở các cá thể của những cộng đồng như vậy hẳn phải là nỗi lo “bật bãi”. Nỗi lo ấy lớn đến mức đã có lúc người ta khuyên nhau hoặc thậm chí tự nhủ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Thà chết một đống hơn sống một người”. So với nhiều vùng bình nguyên trên thế giới do các con sông lớn tạo dựng, thì đồng bằng sông Hồng được xếp vào loại đồng bằng trẻ. Không có sẵn một bình nguyên mênh mông mà ruột đất đã hình thành đâu đó từ “muôn năm cũ”, người Việt cổ hướng dần ra cái khoảng trời đất nước đang sôi sục tự nhào nặn để định hình kia những mong giành được, đoạt lấy hay gom thêm những khoảnh những vạt những rẻo những doi mới. Không chỉ thụ động chờ đợi cho đến lúc “Sông kia rày đã nên đồng”, họ cũng tận dụng cả những hiểu biết dẫu còn khá thô sơ về thiên văn thời vụ, “chớp cơ hội” tranh với các nhiên thần quyền đổ mồ hôi để thu về hoa lợi trên những mảnh đất còn đỏng đảnh chơi vơi giữa hai bờ sở hữu. Cứ thế, cứ thế, người Việt xuôi về hạ lưu của một trong những con sông dữ. Thành Cổ Loa là bằng chứng rõ ràng đầu tiên của sự tồn tại của một cộng đồng đã được tổ chức tới quy mô nhà nước. Nhưng chỉ An Dương Vương nửa thực nửa huyền là được khẳng định từng đóng đô ở đấy. Triệu Đà, người cho đến nay vẫn phải chịu tình trạng chân trong chân ngoài giữa những dòng lịch sử Việt Nam, thì lại định đô ở Phiên Ngung, tít tận Quảng Châu (Trung Quốc), chứ không phải ở hữu ngạn sông Hồng như “đồng nghiệp” bị ông thôn tính. Trong kỷ thuộc Tây Hán, trị sở của quan lại đô hộ được sử chép là đặt tại Long Biên, nhưng thành Long Biên ấy ở đâu thì nói rằng chưa kê cứu được (có thuyết từ xưa nói rằng Long Biên là Liên Lâu, cũng tức Luy Lâu, trên đất huyện Thuận Thành nay), còn đến thời Đông Hán, thì lị sở là ở Mê Linh (Vĩnh Phúc ngày nay), tức trở lại “vùng đất cao và chắc, vùng đất an toàn”! Cha con ông cháu Sĩ Nhiếp thì “định đô” ở Long Biên (vẫn là thành Long Biên chưa kê cứu được kia), cho tới tận Lý Bí, tức Lý Nam Đế, đô vẫn lại được đặt ở đất Long Biên ấy! Cần chú ý rằng lúc yếu thế, Lý Bí tránh vào động Khuất Lạo, mà theo kê cứu đời sau, là động thuộc đất Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Người anh hùng cứu quốc tiếp theo, Triệu Quang Phục, đô ở Long Biên, rồi dời sang Vũ Ninh (Quế Võ ngày nay), khi bị thất thế, lấy vùng đất sông rạch đầm phá là Dạ Trạch làm căn cứ địa kháng chiến. Hậu Lý Nam Đế thì đóng đô ở Phong Châu. Nhà Đường cậy là đại đế chế, sức dài vai rộng, mới đắp La Thành làm phủ trị của An Nam đô hộ phủ. Nhưng rồi qua mấy lần bị người Nam Chiếu tranh chấp, La Thành chịu cảnh trống không. Như đã biết, mãi tận khi viên kiêu tướng Cao Biền trấn giữ xứ này, La Thành mới có được một chặng ngắn lâm thời sinh sắc và trở nên “hoành tráng”. Ngoái nhìn sử cũ, từ Hai Bà Trưng cho tới tận Lê Ngoạ Triều, các vị quân chủ người Việt chưa mấy ai đủ điều kiện và/ hoặc đủ can đảm để chọn vùng đất Hà Nội làm nơi định đô. Nguyên nhân chủ yếu hẳn là do không thể “cãi giời”: cả vùng đất ấy vẫn đang trong quá trình thành tạo tưng bừng, mang sẵn trong mình độ rủi ro cực lớn cho những ai hăm hở sớm đóng gông nó lại! Nhưng tới đầu thế kỷ XI thì cục diện địa chất của đồng bằng sông Hồng nói chung và vùng đất mà Thái Tổ nhà Lý chọn để “thượng đô” nói riêng đã nhiều phần khác xưa. Tuy vẫn là miền lắm sông nhiều bến, nhằng nhịt kênh rạch, nhưng với một thiên niên kỷ phù sa, thềm địa chất của đoạn trung lưu này đã kịp ổn định về cơ bản. Huống chi thành Đại La Xem khắp nước Việt ta, đó quả là thắng địa. Thật là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đáng làm nơi định đô cho đế vương vạn thế. Lý Thái Tổ hân hoan khẳng định. Đó cũng là niềm hân hoan của hàng triệu cư dân từ đây có một quốc gia hùng mạnh để ổn định lâu dài, có một miền “thản địa” để cày sâu cuốc bẫm có một vùng đất đủ “rộng và thoáng” cho đấng vương chủ định đô. Nhưng dù sao, đã dời đến rồi định đô ở vùng trung thổ, miền đất vẫn chưa hoàn toàn ổn định về kết cấu tự nhiên, gần bốn thế kỷ thời đại Lý - Trần buộc phải có lắm việc phải làm với môi trường sông nước. Quân đội của hai triều đều rất mạnh thuỷ binh, thạo thuỷ chiến, có nhiều chiến công lẫy lừng gắn với môi trường và những địa danh sông nước. Nhưng nhiều sự kiện trái khoáy, nhiều biến cố bất tường cũng sẽ bởi môi trường sông nước mà ra (8) . . Đằng sau những ước lệ ngôn từ của "Thiên đô chiếu" Chắc chắn rằng sau khi đã được tôn lập, một trong những việc cần làm ngay được nhà. thành nên những mối liên kết nội tại phức tạp hoá dần dà, để đến lúc xuất hiện những lệ, những tục, những quy, những định, những khoán, những ước Mọi cá thể - thành viên cộng đồng vừa có những. vùng hạ lưu giao thoa với những dòng chảy lớn nhỏ khác tạo nên một “ mạng lưới sông rạch”, làm hình thành nên những gò, những ụ, những bãi, những đầm. Giữa vô số những sự lắng đọng, trầm tích

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w