Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản docx

7 423 0
Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản Hơn nữa, ở một số văn bản, không dễ dàng xác định chúng thuộc về độc thoại nội tâm hay không: vô số những đoạn dẫn suy tư của các nhân vật hư cấu, trong các tiểu thuyết cả trước lẫn sau Joyce, thể hiển những cấu trúc vừa logic vừa liên tưởng, đến mức, độ “lưu loát” (fluidité) của chúng có thể thay đổi ngay từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác (và từ người đọc này sang người đọc khác). Sự khác biệt giữa độc thoại nội tâm và độc thoại này làm sao lãng hai phạm trù cơ bản chung cho tất cả những đoạn dẫn suy tư, cho dù đó là đối tượng hay phong cách : sự quy chiếu về chủ thể gợi tới ngôi thứ nhất, và sự quy chiếu về thời gian của truyện (nếu có thế nói, thời gian của truyện chính là thời gian của sự trình bày) gợi tới thời hiện tại ngữ pháp. Cấu trúc cú pháp chung này thống nhất độc thoại nội tâm và độc thoại, và tách biệt rõ ràng cái kỹ thuật dẫn trực tiếp này khỏi những kĩ thuật khác được sử dụng để thể hiện cuộc sống nội tâm trong văn cảnh ở ngôi thứ ba. Độc thoại được kể (monologue narrativisé): Đây là kỹ thuật thứ ba và là kỹ thuật cuối cùng được sử dụng để thể hiện cuộc sống nội tâm trong một văn cảnh ở ngôi thứ ba. Các nhà phân tích thể loại trần thuật như Scholes và Kellog chỉ phân biệt “hai kỹ thuật chính để thể hiện cuộc sống nội tâm”: phân tích tự sự và độc thoại nội tâm. Sự phân chia này để lại một khoảng trống lớn là phương pháp có thể làm nổi lên rất nhiều những suy tư được gán cho các nhân vật trong tiểu thuyết của những thế kỷ gần đây. Phương pháp này không có cách gọi cố định trong tiếng Anh; trong tiếng Pháp nó được gọi là “kiểu gián tiếp tự do”, trong tiếng Đức là erlebte Rede. Dorrit Cohn đề xuất gọi là độc thoại được kể (narated monologue), “độc thoại narrativisé”, cách gọi gợi lên sự phụ thuộc vào truyện kể cũng như vào đoạn dẫn. Nếu như ở loại tự sự tâm lí, phương pháp tái hiện ý thức sử dụng ngôi thứ ba và thời gian ngữ pháp là thời gian trần thuật thì ở độc thoại thuật lại, nó lần lượt tái tạo sự diễn tả tinh thần riêng của nhân vât. Các phạm trù này có sự tương đồng với ba thuật ngữ chỉ các kĩ thuật tự sự-lời nói được Genette chỉ ra trong tác phẩm (Narrative Discourse: an Essay in Method, transl. Jane E. Lewin (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1980): lời nói được kể (narrated speech), lời được hoán vị (transposed speech) và lời được thông báo (reported speech). Ông đưa ra 3 ví dụ minh chứng cho ba thuật ngữ: Narrated speech: Tôi thông báo với mẹ tôi về quyết định cưới Albertine (I informed my mother of my decision to marry Albertine); Transposed speech: Tôi đi tìm mẹ tôi: Thực sự là rất cần thiết việc tôi cưới Albertine (I went to find my mother: it was absolutely necessary that I marry Albertine) và Reported speech: Tôi nói với mẹ tôi (hay tôi nghĩ): thực sự là cần thiết tôi cưới Albertine (I said to my mother (or: I thought): it is absolutely necessary that I marry Albertine). Điểm khác nhau cơ bản trong thuật ngữ của Gennette và Cohn là, thuật ngữ của Gennette áp dụng đối với lời nói, do đó, không bị nghi ngờ khi áp dụng với tiểu thuyết dòng ý thức; trong khi thuật ngữ của Cohn rõ ràng hướng đến ý nghĩ. Mặc dù, trong The logic of literature, Hamburger là người đầu tiên khẳng định việc thể hiện đời sống tâm lí bên trong là điểm cốt yếu phân biệt hư cấu và phi hư cấu thì điểm đóng góp của Doritt Cohn là ở chỗ, bà đã áp dụng kĩ thuật này vào hư cấu ở ngôi thứ ba mà bà gọi là “hư cấu sử thi” (epic fiction). 3. Các kĩ thuật tự sự ở ngôi thứ nhất: Trong văn bản ngôi thứ nhất, theo quan điểm của Dorrit Cohn, tự sự - tâm lí trở thành tự sự-bản ngã (self-narration) và độc thoại (hoặc là tự-trích dẫn – self quoted; hoặc là tự kể - self narrated). Bà cũng đặt tên hình thức ngôi thứ nhất là: độc thoại nội tâm tự trị (autonomous interior monologue). Ở các tự sự ngôi thứ nhất, theo Doritt Cohn, mối quan hệ giữa tự sự bản thân và trải nghiệm bản thân có thể được đặt ở mối quan hệ giữa sự cộng hưởng và không cộng hưởng. Ở dạng không cộng hưởng, ở bản ngã rời rạc, xa cách và thông minh thì việc tự sự bản ngã (tự sự cái Tôi) có thể di chuyển tiến hoặc lùi trong thời gian; nó có thể quay trở lại những cái ngã trong quá khứ, đối lập, đánh giá, giải thích và phân tích những hành động, tuyên bố, suy nghĩ của cái ngã đang trải nghiệm (trải nghiệm cái Tôi) và có thể thêm thông tin và ý kiến vào các sự kiện trong quá khứ. Cái tôi tự sự này xem xét sự khác nhau giữa lí tưởng và hiện thực, di chuyển giữa nguyên nhân và hệ quả. Cái tôi trải nghiệm hướng vào sự đối mặt thực tế trực diện với những chỉ dẫn tinh thần và sự hiển nhiên mang tính hệ quả, chứ không hướng đến những yếu tố làm nền, yếu tố hoàn cảnh, hay đánh giá, bình phẩm. Ngược lại với tự sự-bản ngã không cộng hưởng là tự sự bản ngã cộng hưởng, trong đó, cái ngã được tự sự áp dụng một cái nhìn lợi thế giống như là nó đang trải nghiệm chính bản ngã của nó. Ở loại tự sự này, khó có thể xác định đâu là tự sự bản ngã và đâu là trải nghiệm bản ngã. Thậm chí ngay cả khi tập trung hoàn toàn vào Trải nghiệm bản thân mình, cái tôi lại tạo thành nền tảng tuyệt đối cho việc Tự sự chính bản thân nó. Theo Cohn, trong tự sự-bản ngã không có sự bình luận bản ngã; khoảng cách tâm lí giữa việc trải nghiệm cái Tôi và tự sự cái Tôi rất mong manh; và việc Tự sự cái Tôi không nhằm vào ý kiến, quan điểm của người tự sự. Quan niệm về tự sự-tâm lí ở ngôi thứ ba và tự sự-bản ngã ở ngôi thứ nhất trong nghiên cứu của Cohn sau này được Palmer, nhà tự sự học tự đặt mình thuộc về dòng tự sự học hậu cổ điển gọi là báo cáo tâm lí trong tác phẩm Fictional Minds(Những tâm trí hư cấu, 2004). Ông cho rằng, tâm trí mang tính xã hội, bởi vì suy nghĩ xảy ra khi tương tác với hoàn cảnh. Cũng vì thế, suy nghĩ mang tính mục đích: chúng có mục đích, dự định, có nguyên nhân và hệ quả. Palm cho rằng, báo cáo tâm lí là hình thức thích hợp nhất trong việc thể hiện suy nghĩ của các nhân vật hư cấu bởi vì các suy nghĩ của nhân vật đều diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội và trong sự phản ứng với các nhân vật khác. Và việc phân tích bản báo cáo suy nghĩ cho phép chúng ta nhận ra rằng các cảm xúc là nhìn thấy được và mang tính cộng đồng; cảm xúc có mối quan hệ chặt chẽ với tri thức; thể hiện cảm xúc là phần sống còn của việc sáng tạo nhân vật và các đoạn về cảm xúc có giá trị mục đích luận. Để bổ sung cho quan niệm về ba kĩ thuật trên, Dorrit Cohn còn đưa ra quan điểm riêng biệt về ngôi kể. Theo bà, điều đặc biệt từ trước tới nay trong nghiên cứu các kĩ thật tự sự ý thức là sự chú ý đến những văn bản tự sự ngôi thứ ba và loại ra ngoài những văn bản hoàn toàn là độc thoại nội tâm. Việc người kể chuyện tiểu sử dùng đời sống bên trong để giao tiếp cũng bị lờ đi. Nhưng sự hồi tưởng vào ý thức, dù là ít “lôi cuốn” nhưng là thành phần không kém phần quan trọng trong tiểu thuyết ngôi thứ nhất so với vai trò của việc xem xét ý thức trong tiểu thuyết ngôi thứ ba. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và chủ thể của các câu chuyện được miêu tả bằng những thuật ngữ cơ bản giống nhau và những cách miêu tả giống nhau như thêm các phụ tố như từ tự sự tâm lí thành tự sự bản thân (self-narration, giống như phân tích bản thân), hay như độc thoại thì được gọi là tự trích dẫn hay tự kể chuyện. Theo tác giả, sự phân chia ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba của bà có điểm mới trong trường hợp người đọc vượt qua định nghĩa về các kĩ thuật cơ bản. Thứ nhất, nó có sự thay đổi sâu sắc trong bối cảnh tự sự nếu con người di chuyển giữa hai địa hạt “anh ta nghĩ” và “tôi nghĩ”. Nó xuất phát từ mối quan hệ thay đổi giữa người kể chuyện và nhân vật chính khi nhân vật chính là bản thân anh ta trong quá khứ. Sự thay đổi này có hiệu lực mạnh hơn nhiều trong việc kể các sự kiện bên trong so với việc kể sự việc bên ngoài; nhưng ý nghĩ quá khứ bây giờ phải được nhớ lại và được diễn tả bởi một cá thể. Tất cả những điều này thay đổi một cách đáng kể chức năng của ba kĩ thuật cơ bản trong tự sự tiểu sử. Lí do khác khiến tác giả phân chia ngôi liên quan đến phương pháp trực tiếp thể hiện ý thức. Trong ngữ cảnh ngôi thứ ba, phương pháp thể hiện trực tiếp ý nghĩ của nhân vật (trong hình thức ngôi thứ nhất) luôn luôn là một sự trích dẫn; đó là những độc thoại được trích dẫn. Nhưng sự thể hiện trực tiếp ý nghĩ cũng có thể được thể hiện bên ngoài một bối cảnh tự sự và có thể được định hình trong hình thức ngôi thứ nhất độc lập của chính nó. Văn bản kiểu này thường được quy chiếu đến loại văn bản “độc thoại nội tâm”. Với cách hiểu này, theo tác giả, “độc thoại nội tâm” đã chỉ ra hai hiện tượng khác nhau: phương pháp tự sự thể hiện ý thức của nhân vật bằng cách trích dẫn trực tiếp các suy nghĩ của anh ta trong một hoàn cảnh bao bọc xung quanh; thể loại tự sự bao hàm trong tính toàn thể của nó sự tự đồng cảm thầm lặng về một tâm trí hư cấu. Mặc dù kĩ thuật và thể loại này giống nhau ở một số đặc điểm liên quan đến tâm lí và phong cách nhưng chúng hoàn toàn khác biệt nhau về sự thể hiện mang tính tự sự. Cái đầu tiên được trích dẫn một cách rõ ràng hay ngầm ẩn bằng một giọng tự sự hướng về người độc thoại với ngôi thứ ba. Loại thứ hai thì không giàn xếp, lại tự sản sinh, tạo thành hình thức ngôi thứ nhất tự trị (autonomous first-person form) vốn được coi là sự phát triển tốt nhất hay ít nhất là tốt hơn của kiểu tự sự ngôi thứ nhất. Ở đây, để làm rõ thêm sự khác nhau giữa thuật ngữ độc thoại nội tâm và hình thức tự sự ngôi thứ nhất tự trị, tác giả đưa ra bài học về sự nhầm lẫn của Dujardin. Dujardin khăng khăng tác phẩm Les Lauriers sont coupes của ông là tổ tiên duy nhất củaUlysses. Tuy nhiên, điều này trở nên đáng nghi khi xem xét cấu trúc khác nhau giữa hai tác phẩm: sự vắng mặt của hoàn cảnh tự sự trong tác phẩm của ông và sự hiện diện của điều đó trong tác phẩm của Joyce. Và hiển nhiên, trên bề mặt, Uyleses không phải là tiểu thuyết độc thoại nội tâm giống như Les Laurier. Joyce hoàn toàn ý thức về sự khác nhau này trong bản miêu tả của ông về tác phẩm của Dujardin: “Trong cuốn sách đó, độc giả thấy mình được hình thành ngay từ những dòng đầu tiên, trong những suy nghĩ của nhân vật chính… Việc giúp độc giả hình dung vị trí của mình này được thực hiện qua việc đưa cho họ thông điệp về việc nhân vật đó đang làm gì và điều gì đang xảy ra với anh ta”. Trong khi đó ở Ulysses (trừ đoạn Penelop), độc thoại nội tâm có ở khắp nơi và hiện thân trong phương tiện tự sự ngôi thứ ba. Những dòng đầu tiên của tác phẩm không có dụng ý xây dựng độc giả bởi bất cứ khi nào có kĩ thuật độc thoại xuất hiện, nó được thay thế bởi tự sự. Và sự xen vào của tự sự này, dù là ngắn ngủi, cũng làm lan toả lời tự phát biểu (self-locution) không liên tục và cùng lúc đó, chúng làm nhẹ bớt những khó khăn đầy tai tiếng của hình thức tự trị (autonomous form – như sự miêu tả về cử chỉ cũng như hoàn cảnh bản thân của người độc thoại). Với nhận định trên, tác giả cho rằng, độc thoại nội tâm là một hình thức hư cấu riêng biệt, đó là thuộc loại ngôi thứ nhất. Để tránh nhầm lẫn, tác giả dùng thuật ngữ “độc thoại nội tâm tự trị” (autonomous interior monologue) (đôi khi cũng được tác giả dùng là “văn bản hay tiểu thuyết độc thoại nội tâm” – interior monologue text or novel) để phân biệt với thuật ngữ “độc thoại nội tâm được trích dẫn” (quoted interiorr monologue). Kĩ thuật “độc thoại nội tâm tự trị” gắn bó với thể loại ngôi thứ nhất một cách tinh vi hơn so với những gì mà các nhà nghiên cứu hiểu. Về mặt lịch sử và loại hình, cả hai đều là những lớp trung gian phức tạp giữa văn bản độc thoại và văn bản tiểu sử và hai phạm trù này chỉ có thể được tách biệt khi xem xét một cách kĩ lưỡng những biến thể chuyển giao này. Do đó, ở công trình miêu tả các kĩ thuật thể hiện ý thức cần phải xem xét sự bành trướng của thể loại tự sự và độc thoại tự trị (autonomous monologue) để xác định cái gì là “hình thức tự sự thông thường” và cái nào là không. Trong The Distinction of Fiction, Cohn cho rằng, độc thoại nội tâm được khuyến khích ở từng khoảnh khắc tự sự nhưng không được chào đón ở toàn bộ văn bản. Bằng việc thể hiện thành lời (bằng cách trích dẫn) những ý nghĩ và cảm xúc vô ngôn hay khi mô phỏng (không qua trung gian) ý thức của con người, độc thoại nội tâm giúp xác định thì hiện tại của văn bản có nội dung là sự tự-đồng cảm được biểu hiện một cách im lặng (không có giao tiếp). Tuy nhiên, trên bình diện toàn văn bản, không phải lúc nào ý nghĩ của người nói cũng được đưa ra một cách trực tiếp mà có thể được trích dẫn lại kiểu như ““Tại sao?” Tôi vùi đầu vào gối. “Tại sao lại là tôi?”” hay thông qua một trung gian giọng nói đánh giá phân tích đã biết kiểu như “Tôi cố gắng dàn hoà với bản thân tôi”, “Tôi tưởng tượng là tôi có thể cảm thấy”. Ở đây, sự khập khiễng về ngữ nghĩa làm mất ấn tượng về một văn bản tuôn chảy trong sự trích dẫn thế giới tinh thần. Có thể nói, tác phẩm của Dorrit Cohn là sự khảo sát toàn bộ các kĩ thuật tái hiện đời sống tinh thần của các nhân vật hư cấu cả ở thể loại tiểu thuyết dòng ý thức và các thể loại hư cấu khác. Những luận điểm lí thuyết này đều được tác giả minh hoạ bằng tác phẩm của các tác giả nổi tiếng thế kỉ XIX và XX như: Stendhal, Dostoevsky, James, Mann, Kafka, Joyce, Proust, Woolf và Sarraute. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu văn học và lí luận văn học ở Việt Nam . của người tự sự. Quan niệm về tự sự- tâm lí ở ngôi thứ ba và tự sự- bản ngã ở ngôi thứ nhất trong nghiên cứu của Cohn sau này được Palmer, nhà tự sự học tự đặt mình thuộc về dòng tự sự học hậu. nó. Theo Cohn, trong tự sự- bản ngã không có sự bình luận bản ngã; khoảng cách tâm lí giữa việc trải nghiệm cái Tôi và tự sự cái Tôi rất mong manh; và việc Tự sự cái Tôi không nhằm vào ý kiến,. Dorrit Cohn và những kĩ thuật tự sự cơ bản Hơn nữa, ở một số văn bản, không dễ dàng xác định chúng thuộc về độc thoại nội tâm hay không: vô số những đoạn dẫn

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan