1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Tại Nhơn Nghĩa - Phong Điền - Cần Thơ ppt

43 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 688,64 KB

Nội dung

Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Tại Nhơn Nghĩa - Phong Điền - Cần Thơ Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp: Trường Hợp Xã Nhơn Nghĩa-Huyện Phong Điền-Thành Phố Cần Thơ 1. Giới thiệu Để có được một nông thôn mới hoàn thiện nhiều mặt, việc sắp xếp lại và củng cố hiệu quả mô hình kinh tế nông nghiệp là điều không thể thiếu được trong vùng nông thôn, ở đó xã Nhơn Nghĩa là một điển hình không ngoại lệ trong nghiên cứu. Người dân trong vùng đa phần sống bằng nghề nông, trong đó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cũng theo Pắc Chung Hy tổng thống Hàn Quốc, một nông thôn mới ở đó phải thể hiện năng suất cây trồng cần được nâng cao, có vùng chuyên canh để đảm bảo hoạt động sản xuất và đời sống, đồng thời cần xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi, cây trồng đa canh hợp lý và phải xây dựng được hợp tác sản xuất cùng với việc tiêu thụ sản phẩm hiệu quả đảm bảo đầu ra của người nông dân. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang ở vào cao trào rất lớn của giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới từ Trung Ương đến địa phương, do vậy việc xây dựng một nông thôn mới là điều không thể phủ định, hành động này như là ngòi châm cho sự bùng nổ phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ nông dân vững tin hướng vào con đường phát triển sản xuất liên thông với xu hướng vận động của tổ thức thương mại thế giới WTO. Xuất phát từ thực tiễn trên, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp hướng đến hoàn thiện một nông thôn mới của xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ là điều hết sức thiết thực, đặc biệt đối với xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp. Nhưng vấn đề ở đây cách thức được thực hiện như thế nào?, nhu cầu đối với vấn đề này ra sao? Nếu tiến hành thực hiện thì người dân sẽ gặp những cản trở và khó khăn gì? Như thế giải pháp gì cần được quan tâm để tháo gỡ những khó khăn đó. Tất cả những câu hỏi này sẽ được bài viết làm rõ trong phần tiếp theo. 2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu Để trả lời những câu hỏi vừa được nêu trên trên, nhóm nghiên cứu “xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp” tiến hành thu khảo sát thực địa để thu thập thông tin thông qua - phương pháp PRA nhóm KIP xã: đại diện các mặt trận đoàn thể, hợp tác xã, tổ và câu lạc bộ sản xuất. - phương pháp PRA cho các nhóm hộ sản xuất cây ăn trái (CAT), lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, sản xuất vườn ươm. - phỏng vấn trực tiếp: nông dân, các cơ sở sản xuất giống (lúa, thủy sản, cây ăn trái) - phỏng vấn bán cấu trúc: cơ sở bán VTNN, thức ăn và thuốc thủy sản-gia súc, cơ sở thu mua đầu ra nông dân. - đánh giá chuyên gia cán bộ có liên quan như khuyến nông (cấp tỉnh và huyện), chi cục hợp tác xã, chi cục thú y. 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Nhơn Nghĩa 3.1. Tình hình chung Nhơn Nghĩa là một xã mới thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, được thành lập vào đầu năm 2004 (báo cáo, 2004). Xã có 7 ấp, tổng số hộ trong vùng là 3.509 hộ với 17.848 nhân khẩu (xem bảng 1). Phần lớn diện tích đất trong vùng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hộ sản xuất nông nghiệp phần lớn tập trung ở xã Nhơn Hưng, Nhơn Thành, Nhơn Khánh, Nhơn Thuận 2 và Thị Tứ. Bảng 1: Số hộ và nguồn lực lao động theo ấp trong xã Nhơn Nghĩa năm 2006 Toàn xã Nhơn Hưng Nhơn Khánh Nhơn Thành Nhơn Phú Nhơn Thuận Nhơn Thuận2 Thị Tứ Tổng số hộ 3509 586 534 467 475 328 476 643 - Hộ NN (hộ) 2472 457 379 442 272 240 346 336 - Hộ nuôi TS (hộ) 11 1 4 0 0 1 3 2 - Hộ công nghiệp(hộ) 134 29 24 4 18 13 11 35 - Hộ xây dựng (hộ) 87 11 17 3 21 4 9 22 - Hộ thương nghiệp(hộ) 593 50 67 14 126 50 89 197 - Hộ vận tải(hộ) 44 11 9 0 4 0 4 16 - Hộ làm dịch vụ khác 168 27 34 4 34 20 14 35 Nhân khẩu (người) 17848 2956 2618 2350 2244 1740 2493 3447 Trong tuổi LĐ (người) 11272 1955 1741 1456 1282 1047 1670 2121 Số hộ sử dụng điện (hộ) 3486 584 530 466 472 328 468 638 Nguồn: Số liệu điều tra xã Nhơn Nghĩa tháng 7 năm 2006 Theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội năm 2007 thì xã chia thành 2 vùng sinh thái như sau: Vùng 1: Gồm 5 ấp (Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Thành, Nhơn Phú và Thị Tứ Vàm Xáng) phát triển cây ăn trái, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ du lịch sinh thái. Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu cây trồng tuyến lộ Rạch Sung-Bào Mương Khai thành vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái Vùng 2: Gồm ấp Nhơn Thuận và Nhơn Thuận 2 phát triển cây ăn trái, lúa chất lượng cao, màu và nuôi thuỷ sản Tình hình đất sản xuất được mô phỏng ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới đây Biểu đồ 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo kết quả khảo sát, hiện xã có các mô hình sản xuất nông nghiệp: (1) sản xuất lúa; (2) cây ăn trái; (3) nuôi trồng thủy sản; (4) chăn nuôi gia súc và các mô hình kết hợp (5) lúa – màu; (6) cây ăn trái - thủy sản (cá); (7) lúa – chăn nuôi gia súc- thủy sản. Lịch thời vụ của các mô hình này như được chỉ ra ở biểu đồ 2, hiện trạng phát triển các mô hình như cây ăn trái, màu, thuỷ sản và chăn nuôi được phân phối trong vùng như được chỉ ra ở biểm đồ 3 Biểu đồ 2. Lịch thời vụ của các mô hình sản xuất nông nghiệp Mô hình T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lúa Cây ăn trái (CAT) Thủy sản (TS) Chăn nuôi (CN) 2 lúa - 1 màu CAT – TS Lúa-CN-TS Ghi chú: T ký hiệu tháng Vụ Đông Xuân (Vụ 1) Vụ Hè Thu (Vụ 2) Vụ Thu Đông (Vụ 3) Cây ăn trái Thủy sản Chăn nuôi Màu Biểu đồ 3: Hiện trạng phát triển các mô hình được phân bố trong vùng Các dự án sản xuất nông nghiệp Ấp Cây ăn trái Màu Thuỷ sản (ít phát triển) Chăn nuôi Nhơn Hưng + (Sầu riêng) + (bí đao) + + Nhơn Khánh +++ (Ổi, chanh) + (cải xanh, bí đao) ++ + Nhơn Thành ++ (Chanh, ổi) +++ (màu truyền thống) + ++ Nhơn Phú ++ (đa dạng) +(đậu, bắp) +++ +++ (heo, bò) Thị tứ +++ (Nhãn) 0 ++ ++ Nhơn Thuận + (Đa dạng) +++ + ++ Nhơn Thuận 2 0 (lúa) 0 + + Ngu ồn: Ghi chú +++ : Rất ưu thế ++ : ưu thế + : Trung bình 0 : Không ưu thế 3.2. Sản xuất lúa và lúa chất lượng cao Nhìn chung diện tích canh tác lúa trong những năm qua không có thay đổi đáng kể (bảng 2). Một trong những nguyên nhân, do chính quyền địa phương tiếp tục giữ vững diện tích sản xuất lúa, thông qua việc qui hoạch lại vùng lúa cao sản chất lượng cao, tập trung ở ấp Nhơn Thuận 2. Mặt dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất lúa 3 vụ, tuy nhiên đối với người dân trong vùng vụ lúa đông xuân và hè thu vẫn luôn là chủ lực để duy trì và mở rộng, nâng cao năng suất sản lượng. Theo đánh giá của cán bộ xã, do điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả thị trường vật tư nông nghiệp luôn biến động tăng. Hiện nay xu hướng người dân đã thu dần diện tích sản xuất lúa 3 vụ, đặc biệt là giảm vụ xuân hè để tập trung vào hai vụ còn lại. Hoặc họ xen vào đó vụ màu thay thế vụ xuân hè. Minh chứng cho vấn đề này từ năm 2005 đến năm 2006 diện tích canh tác cho vụ mùa xuân hè giảm 131 ha. Bảng 2. Diện tích lúa và năng suất theo vụ mùa từ 2004-2006 2004 2005 2006 Lúa Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Đông xuân 761 6,5 761,00 6,5 761 6,5 Xuân hè 556,17 4,5 425 4,5 Hè thu 630,00 5,5 680 3,6 Nguồn: Các Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh các năm 2004, 2005, 2006 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2004, 2005, 2006. Kênh cung cấp giống lúa cho nông dân Có thể nói rằng, Hợp tác xã (HTX) Nhơn Thuận 2 là nguồn cung ứng chính giống lúa nguyên chủng (OM 2395) cho người dân trong vùng. HTX dành riêng 1 ha để chuyên về sản xuất giống nguyên chủng, và hợp tác với Viện lúa ĐBSCL. Nhìn chung, thời gian qua nông dân sản xuất lúa tiếp cận từ nhiều nguồn giống khác nhau (xem sơ đồ 1), trong đó nguồn giống do tự nông dân sản xuất chiếm 15%, còn lại là tiếp nhận từ các đối tượng khác. Sơ đồ 1: Kênh giống lúa mà nông dân trong vùng được tiếp cận Nguồn: Điều tra PRA; Đánh giá chuyên gia Tổ nhân giống lúa địa phương: Thành viên trong tổ này khoảng 10 hộ, chịu trách nhiệm nhân giống lúa chất lượng cao để cung cấp cho nhu cầu phát triển sản phẩm chất lượng cao trong vùng theo kế hoạch đề ra của xã.Tuy nhiên sản lượng giống này chỉ dừng lại đáp ứng 50% nhu cầu của nông dân trong xã. Trạm khuyến nông – Trung tâm giống: Hai tổ chức này đều trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, kênh này được xem như là kênh từ các ban ngành thuộc Nhà nước. Kết quả khảo sát cho thấy kênh Nhà nước mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu người dân sản xuất lúa, trong đó Trạm khuyến nông đóng vay trò Nông dân sản xuất lúa (tự sản xuất 15%) Tổ nhân giống lúa địa phương (cung ứng 50%) Công ty lương th ực (0,5%) Viện (cung 3%) -Trường Đại Học Cần Thơ (cung 2%) Trạm khuyến nông (cung 25%)- Trung tâm giống (cung 4,5%) chính. Sự cung cấp này cũng bao gồm các hình thức cung cấp giống trợ giá tỷ lệ 60:40, tức là phía Nông dân chi trả 60%, còn lại 40% là Nhà nước sẽ đảm nhận. Tuy nhiên số lượng nông dân được tham gia chương trình này có giới hạn, nông dân được chọn lọc là những người sản xuất giỏi, là thành viên trong các mặt trận đoàn thể như hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ. Viện-Trường: Viện Lúa ĐBSCL và Đại Học Cần Thơ, đây là kênh cung cấp giống đại diện từ phía các Nhà khoa học mà thời gian qua chỉ có 5% nhu cầu người dân trực tiếp được tiếp cận trực tiếp. Mặt dù tỷ lệ ở mức thấp, nhưng nguồn giống từ kênh này có độ tin cậy rất lớn, có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng. Công ty lương thực: Để thực hiện hợp đồng tiêu thụ, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho tiến trình chế biến, một số công ty lương thực trong vùng như Công ty Mekong đã cung ứng giống lúa chất lượng cao như CS200, Jasmin nhưng không hỗ trợ kỹ thuật, đến một số nông dân có chọn lọc. Sau khi thu hoạch thì những người nông dân này phải bán đầu ra cho công ty theo giá cả đã được thỏa thuận trước. Tuy nhiên chương trình này vẫn chưa được thực hiện nhiều ở địa phương. Theo công ty, phần lớn diện tích canh tác của người dân chưa tập trung theo vùng, kéo theo sự đồng nhất về chất lượng sau thu hoạch còn hạn chế, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn xuất khẩu. Hệ thống khuyến nông Sơ đồ 2 cho thấy, có ba kênh khuyến nông chính Nhà nước, Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp thực hiện thông tin và chuyển tải khoa học kỹ thuật trực tiếp đến nông dân trong vùng. Bên cạnh các hoạt động riêng biệt, ba Nhà nói trên còn có sự hợp tác nhau để trực tuyến qua hệ thống phương tiện truyền thanh đại chúng nhằm thông tin và hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác, phổ biến nhất là chương trình “Nhịp cầu nhà nông”. Sơ đồ 2. Hệ thống khuyến nông Nông dân sản xuất lúa Nh à khoa h ọc (Viện - Trường) Nh à n ư ớc (Sở NN) C ơ s ở kinh doanh VTNN Công ty Thông tin đại chúng Nhà nước: Đại diện trực tiếp cho các tổ chức Nhà nước, Trung tâm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ đóng vai trò chính và thường xuyên để chuyển tải thông tin và khoa học kỹ thuật canh tác đến người dân. Thông qua kênh này, đã có khoảng 1200 hộ 1 trong xã được dự các lớp học chương trình IPM, quản lý bệnh, cách phòng chống rầy nâu trước khi sạ. Riêng năm 2005 có 52 ha được áp dụng chương trình IPM, kết quả sản lượng lúa xuất khẩu đạt 92% (báo cáo, 2005). Ngoài ra, nông dân còn học hỏi cách thức vận dụng chương trình “ba giảm-ba tăng” vào đồng ruộng, đồng thời còn được học hỏi từ các mô hình trình diễn sản xuất lúa chất lượng cao, cách sản xuất giống lúa nguyên chủng. Viện-Trường: Kênh này đại diện cho kênh chuyển giao những kiến thức khoa học tiên tiến đến các tổ chức Nhà nước và nông dân. Hình thức thực hiện trực tiếp thông qua các lớp huấn luyện như cách nhân giống lúa nguyên chủng, gián tiếp thông qua các chương trình được phát trên phương tiện thông tin đại chúng như “Nhịp cầu nhà nông”. Cơ sở kinh doanh Vật tư nông nghiệp (VTNN): Đây cũng là một trong những kênh khuyến nông để hỗ trợ nông dân trong tiến trình sản, vấn đề ở đây là kinh nghiệm, kiến thức và trình độ chuyên môn của các chủ cơ sở là không thể thiếu được, điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống chất lượng từ sản xuất đến chế biến. Theo các các chủ cơ sở kinh doanh, hàng năm họ đều có dự các lớp tập huấn do Chi cục bảo vệ thực vật Thành Phố, công ty như Bayer tổ chức. Nội dung phần lớn xây quanh cách sử dụng thuốc nông dược, danh mục các hóa chất được phép sử dụng và hóa chất cấm sử dụng. Công ty: Mặt dù các thông tin từ công ty đến nông dân và cơ sở kinh doanh mang tính quảng bá sản phẩm, nhưng chúng ta không thể phủ định một điều là các thông tin này sẽ góp phần không nhỏ vào tăng kiến thức kỹ thuật sản xuất của nông dân. Hình thức thực hiện của các công ty (Bayer và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang) tổ chức hội thảo thuốc, giới thiệu loại thuốc mới. 3.3. Cây ăn trái Cây ăn trái là một trong những cây trồng có lợi ích kinh tế rất lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn xã đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi theo chỉ đạo chung của huyện (Chỉ tiêu kế hoạch, 2006). Theo bảng 3, diện tích đất trồng cây ăn trái có sự thay đổi tăng trong những năm gần đây. Những loại cây trồng có diện tích lớn là sầu riêng, dâu, cây có múi (cam, chanh). Nếu so về tốc độ gia tăng diện tích canh tác từ năm 2002 đến năm 2006, 1 PRA nhóm KIP xã tốc độ tăng của cây dâu và cây cam là lớn nhất với tỷ lệ bình quân là 41%/năm tập trung ở ấp Nhơn Thuận và Nhơn Thuận 2, trong khi đó các cây còn lại tỷ lệ chỉ đạt trong khoảng 12-16%/năm. Theo nguồn báo cáo của xã, cây ăn trái góp phần gia tăng tốc độ thu nhập của nông dân rất lớn. Thay vì chỉ có vài hộ có thu nhập từ cây ăn trái trên 50 triệu đồng/năm trong năm 2004, nhưng số hộ này đã lên đến 160 hộ trong năm 2005, và đến năm 2006 số hộ này là 400 hộ, chiếm tỷ lệ 16,2% trong tổng số 2.472 hộ sản xuất nông nghiệp. Điều này cho thấy thành quả chuyển đổi loại cây trổng trong lĩnh vực sản xuất cây ăn trái có xu hướng vận động tích cực. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đáng lưu tâm để xã định hướng cho các hộ còn lại về lâu dài cải tiến hoạt động sản xuất theo nhu cầu thị trường một cách hiệu quả trong giai đoạn hội nhập. Bảng 3: Diện tích và sản lượng cây ăn trái những năm qua theo ấp Ấp Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nhơn Hưng (Cốc, sầu riêng) Diện tích (ha) 64 75 88 92 102 Sản lượng (t) 192 225 264 294.4 357 Nhơn Khánh (Chanh, ổi) Diện tích (ha) 75 84 98 114 130 Sản lượng (t) 225 252 294 364.8 455 Nhơn Thành (Chanh, cốc) Diện tích (ha) 61 71 84 96 108 Sản lượng (t) 183 213 252 307.2 378 Nhơn Phú (Cam mật, cốc, táo) Diện tích (ha) 52 60 72 86 96 Sản lượng (t) 156 180 216 275.2 336 Nhơn Thuận (Dâu, cam mật) Diện tích (ha) 9 12 16 25 36 Sản lượng (t) 27 36 48 80 126 Nhơn Thuận 2 (Chanh, dâu) Diện tích (ha) 8 10 15 23 32 Sản lượng (t) 24 30 45 73.6 112 Thị Tứ (nhãn) Diện tích (ha) 52 61 74 84 96 Sản lượng (t) 156 183 222 268.8 336 Toàn xã Diện tích (ha) 321 373 447 520 600 Sản lượng (t) 963 1119 1341 1664 2100 Nguồn: Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, 2006 Mạng lưới cung ứng giống cây ăn trái đến nông dân Sơ đồ 3 cho thấy, mặt dù nông dân cây ăn trái tiếp cận từ nhiều nguồn giống khác nhau, nhưng kiến thức và kinh nghiệm của nông dân tự tạo giống không phải là ít chiếm đến 20%. Theo sơ đồ, những người nông dân mua nguồn giống từ những nông dân khác trong vùng là 10%, như vậy vô hình chung có thể thấy rằng, bản thân nông dân tự chiết giống cho mình chiếm 30%. Sơ đồ 3: Mạng lưới nguồn giống cung đên nông dân Nguồn: Khảo sát trực tiếp vùng Trung tâm khuyến nông: Mặt dù trung tâm là đại diện tổ chức Nhà nước, nhưng theo khảo sát, kênh này chỉ dừng lại 3% đáp ứng nhu cầu nông dân. Phần lớn việc làm của Trung tâm mang tính xã hội, như thực hiện cung cấp giống cho nông dân theo chương trình trợ giá 40:60, trong đó 40% do nông dân chi trả, 60% còn lại do phía Nhà nước đảm nhận. Viện - Trường: Viện cây ăn quả Miền Nam và Đại Học Cần Thơ là hai tổ chức đại viện từ phía Nhà nước để đưa các nguồn giống cây ăn trái đến địa phương, mục đích nhằm giới thiệu và tạo điều kiện để nông dân trong vùng tiếp cận với những giống cây trồng mới. Mặt dù kênh này chỉ là 3%, nhưng đã cho thấy phần nào nông dân vùng cũng quan tâm đến xu hướng thị trường, nhu cầu người tiêu dùng hướng đến những loại cây ăn trái lạ và có chất lượng. Trại giống tư nhân: Những trại giống tư nhân đã trở thành nhà cung ứng trung thành của người dân thời gian qua chiếm 50%. Có 40% nông dân thực hiện các giao dịch trực tiếp để mua giống cây tại trại giống địa phương, 10% còn lại là nông dân tự tìm đến mua trực tiếp các trại giống ở Tiền Giang và Vĩnh Long. Mặt dù các trại giống tư nhân nhìn chung chưa có một thương hiệu hẳn hoi, nhưng ít nhiều cho họ một sự an tâm về nơi chốn cố định và thời gian thâm niên của người bán. Nông dân cây ăn trái (tự chiết 20%) Trạm giống tư nhân (50%) Viện-Trường (5%) Mua trôi nổi (12%) Các Nông dân khác trong vùng (10%) Tr ại gi ống tư nhân Tiền Giang, Vĩnh Long (10%) Tr ại giống địa phương (40%) Trung tâm Khuyến Nông (3%) [...]... trợ từ dự án và nông hộ Hỗ trợ vốn vay theo mô hình Vốn thực hiện mô hình phát triển mô hình lúa-cá Xây dựng 3 cống (5 Được, Đập lớn, Bờ đê) để khép kín vùng nuôi Đầu tư hệ thống thuỷ lợi Qui hoạch vùng và xây dựng nhóm SX cùng mục tiêu Xây dựng mô hình điểm (4/15 hộ) Xây dựng thể chế, chính sách cho vùng nuôi cá Tổ chức và quản lý 7.5 Cây khó khăn mô hình lúa-màu Khó khăn mô hình 2 lúa -màu Kỹ thuật... cầu nông dân, - nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp các hộ nuôi trồng thủy 2, Yếu tố kỹ thuật -Nông dân có kinh nghiệm sản xuất giống lúa nguyên chủng -Nông dân có kinh nghiệm sản xuất các mô hình kinh tế nông nghiệp, -Nhận thức việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân ngày được cải thiện, -Nông dân chịu khó học hỏi, thăm dò, khảo sát tình hình trước khi quyết định sản xuất, -Nông dân tự... nông dân trong tiến trình sản xuất, Bảng 10 : Kết quả ước lượng hàm 0 T V G K C Hệ số 1,269 0,006 -0 ,382 -0 ,014 -0 ,008 -0 ,452 t-ratio -1 ,495 -3 ,058 -1 ,495 -3 ,053 -0 ,632 -1 ,001 Kết quả của hiệu quả kỹ thuật sản xuất theo mô hình ở bảng 11 cho thấy, mô hình kết hợp chăn nuôi-thuỷ sản có phần trăm hiệu quả kỹ thuật cao nhất đạt 90,2%, tiếp theo là mô hình chăn nuôi thuỷ sản 89,4%, Trong khi đó mô. .. huyện Xây dựng 3 cống (5 Được, Đập lớn, Bờ đê Tập Hỗ Xây huấn trợ dượng cách cho nhóm quản HTX ND lý vay sản HTX xuất vốn cùng mục tiêu Đầu ra Thị trường phát triển mô hình trồng lúa Vốn thực hiện mô hình Đầu tư hệ thống thuỷ lợi Tổ chức và quản lý Cần có chính sách cho BCN hoạt động 7.3 Cây khó khăn mô hình lúa-cá khó khăn mô hình lúa -cá Thị trường Kỹ thuật Quản lý và phòng trừ dịch bệnh mô hình lúa-cá... và điển hình để nông dân học hỏi Trong khi đó Nhà doanh nghiệp thì lại thực tế hơn, đi vào vấn đề cụ thể, thặm chí có thể thường xuyên hơn, bởi vì mục tiêu của họ là mưu cầu về kinh doanh và lợi nhuận Sự liên kết bốn Nhà (Nhà nông, Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp) chưa có một mô hình rõ nét, để hướng đến góp phần thông tin và hỗ trợ nông dân trong ứng dụng các mô hình kinh tế nông nghiệp Chủ... 1,506 0,516 0,281 L 0,245 0,516 S 0,589 M 2,608  DD 0,012 0,804  LL  SS  MM  DL  DS  DM  LS  LM  SM -0 ,131 0,107 0,047 -0 ,071 -0 ,033 -0 ,014 -0 ,037 -0 ,022 -0 ,009 -0 ,383 1,576 2,669 -1 ,537 -0 ,985 -1 ,188 -0 ,378 -1 ,104 -0 ,756 Ghi chú : Những chữ in đậm trong bảng thể hiện tồn tại ý nghĩa Theo Battese và Coelli (1995), tham số phân phối không hiệu quả kỹ thuật,  i , được xác định như sau  i... sinh, -Lao động nông thôn khan hiếm vào vụ thu hoạch dẫn đến giá lao động tăng (do lao động địa phương di cư theo việc làm đến các địa phương khác) 4, Kinh tế -Giống Dâu Hạ Châu đã có thương hiệu và Trung tâm giống Phong Điền có thể tự sản xuất -Bước đầu hình thành liên kết 3 nhà Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp hỗ trợ Nhà nông, -Người dân được tiếp nhận các chương trình trợ giá giống, -Cơ sở... Hỗ vốn trợ cộng cho đồng tổ/ và vốn nhóm hỗ trợ vay từ dự theo án của mô TP, hình huyện SX Vốn thực hiện mô hình Phát triền mô hình 2 lúa-màu Xây dựng 3 cống hở để chủ động được nước Đầu tư hệ thống thuỷ lợi Xây dượng nhóm ND sản xuất cùng mục tiêu Xây dựng cơ chế đồng thuận và liên kết SX Tổ chức và quản lý Qui hoạch mô hình lúa-màu 7.7 Cây khó khăn vườn cây ăn trái Sâu, bện h Chất lượng sản phẩm... tin và hỗ trợ nông dân trong ứng dụng các mô hình kinh tế nông nghiệp Chủ trương và chính sách chuyển dịch kinh tế nông nghiệp còn rất nặng nề và ì ạch, đặc biệt là ở cây lúa 5 Đánh giá hiệu suất các mô hình sản xuất nông nghiệp - Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) của các mô hình sản xuất nông nghiệp, hàm sản xuất Translog tuyến biên (stochastic frontier translog production function) của Christen,... chủng -Thiếu cơ sở sản xuất con giống chất lượng đáp ứng nhu cầu địa phương -Trại giống Phong Điền chưa đáp ứng được nhu cầu giống nông dân -Khả năng tiếp nhận thông tin khuyến nông của người dân còn hạn chế, -Vẫn còn nhhiều nông dân chưa được đáp ứng nhu cầu các lớp tập huấn hình thức chăn nuôi thủy sản và cây ăn trái, -Nông dân chưa chủ động phát biểu, thảo luận để trao đổi kiến thức khuyến nông trong . Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Tại Nhơn Nghĩa - Phong Điền - Cần Thơ Xây Dựng Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp: Trường Hợp Xã Nhơn Nghĩa- Huyện Phong Điền- Thành Phố Cần Thơ . xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp hướng đến hoàn thiện một nông thôn mới của xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ là điều hết sức thiết thực, đặc biệt đối với xây dựng mô hình. chi cục thú y. 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Nhơn Nghĩa 3.1. Tình hình chung Nhơn Nghĩa là một xã mới thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, được thành lập vào đầu năm 2004 (báo

Ngày đăng: 25/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w