III: Đinh Bộ Lĩnh Khởi Nghiệp Tại Hoa Lư Trước nói việc Đinh Thúc Dự sai người vào cung xin mệnh Dương Tam Kha cho cai quản Hoan Châu. Tam Kha hỏi về Đinh Bộ Lĩnh, sứ giả Hoan Châu đáp: - Đinh Bộ Lĩnh là con trai Đinh thứ sử, nhưng tuổi còn nhỏ lại ham chơi, chẳng biết gì về việc châu quận, nên chú ruột là Đinh Thúc Dự tạm quyền cai quản Hoan Châu, đợi khi nào Bộ Lĩnh trưởng thành sẽ giao lại quyền bính. Dương Tam Kha nghe vậy bất giác nghĩ đến việc cướp ngôi của mình, trong lòng cảm thấy hổ thẹn, rồi nói: - Ta chấp thuận phong cho Đinh Thúc Dự làm thứ sử Hoan Châu. Sứ giả nhận chiếu chỉ rồi lạy tạ ra về. Nói về Hoan Châu, Đinh Công Trứ là thứ sử Hoan Châu từ thời Ngô Vương Quyền. Khi Đinh Công Trứ mất thì em ruột là Đinh Thúc Dự lên nắm quyền. Sau khi nhận được chính mệnh của Dương Tam Kha phong làm thứ sử, Thúc Dự liền gạt bỏ mọi quyền lợi của cháu ruột mình là Đinh Bộ Lĩnh. Giao cho Bộ Lĩnh một nhiệm vụ hằng ngày là phải chăn trâu ngoài đồng, không được can dự vào việc trong phủ. Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ, tuy tuổi còn nhỏ nhưng rất thông minh, biết rằng thế lực của Thúc Dự rất mạnh, nên không hề tỏ ý chống đối, hằng ngày ngoan ngoãn ra ngoài đồng chăn trâu. Bộ Lĩnh kết bạn thân với đám trẻ chăn trâu như ba anh em Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục rồi Đinh Điền, Lưu Cơ, Trịnh Tú Trong lúc chăn trâu, Bộ Lĩnh thường rủ bọn trẻ cùng mình chơi đánh trận giả, lấy bông lau làm cờ hiệu, rồi chia làm hai nhóm đánh nhau. Thường thì nhóm của Bộ Lĩnh lúc nào cũng thắng nên được đám trẻ hết sức nể phục, tôn làm thủ lĩnh và gọi là vua. Bộ Lĩnh được bọn trẻ gọi là vua thì hết sức vui mừng và sinh lòng kiêu ngạo. Một hôm Bộ Lĩnh cùng bọn trẻ lại chơi đánh trận giả, nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ thắng nên Bộ Lĩnh tỏ ra khinh thường đối phương. Nào ngờ trận đánh hôm ấy Bộ Lĩnh bị thua tan tác, chủ tướng của nhóm bên kia là Đinh Điền đã đánh bại được nhóm của Bộ Lĩnh. Đinh Điền hô to: “anh em đâu, hãy bắt sống tướng giặc”. Bọn trẻ hò reo rồi cùng nhau đuổi theo Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh hoảng sợ cắm đầu chạy thục mạng, được một lúc thì đã đến bờ sông. Bộ Lĩnh thầm nghĩ: “đường cùng rồi, nếu để bọn chúng bắt được mình thì chắc chắn sẽ bị bọn chúng làm nhục, anh hùng thà chết chứ không chịu nhục. Vả lại, mình là vua kia mà, chắc chắn sẽ không thể chết dễ dàng như vậy được”. Nghĩ vậy rồi Bộ Lĩnh hét to lên : - Nếu ta là vua thì rồng vàng đâu, mau mau đến cứu ta. Bỗng nhiên một tiếng sét ầm vang, mây đen nổi lên cuồn cuộn che kín cả bầu trời, một con rồng vàng từ giữa sông nổi lên uốn mình trước Đinh Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh không hề hoảng sợ leo lên mình con rồng vàng và qua bên kia sông trước những con mắt kinh hãi của bọn trẻ. Từ đó câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh được rồng vàng hiện lên chở qua sông được lưu truyền khắp vùng. Đinh Thúc Dự ngày càng lo sợ Bộ Lĩnh sẽ lớn lên và đoạt lại cơ nghiệp, nên luôn tìm cách hãm hại cháu mình nhưng vì Bộ Lĩnh được mẹ bảo vệ, nên người chú vẫn chưa thể làm được gì. Thời gian trôi qua, Đinh Bộ Lĩnh cũng đã trưởng thành, một hôm Bộ Lĩnh tập hợp tất cả những người bạn chăn trâu lại và nói: - Hoan Châu này lẽ ra là của ta, nhưng bị chú của ta cướp mất, nay ta muốn về quê ngoại của ta là Hoa Lư để lập nghiệp, sau này khi thế lực lớn mạnh rồi sẽ quay về chiếm lại Hoan Châu, các bạn có muốn theo ta không? Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Lưu Cơ, Trịnh Tú cùng xin theo. Đinh Bộ Lĩnh liền về nhà bàn với mẹ rằng: - Chú đã chiếm Hoan Châu của cha con để lại, nếu con ở đây lâu, sợ rằng sẽ có ngày bị chú hại chết. Chi bằng mẹ con ta cùng về lại Hoa Lư tìm cách khôi phục lại cơ nghiệp, con muốn nối chí anh hùng của cha con. Người mẹ cũng hiểu rõ rằng chắc chắn Thúc Dự sẽ không để yên cho Bộ Lĩnh, nên cũng đồng ý quay về Hoa Lư. Hôm sau Bà gom góp hết vàng bạc và tư trang của mình rồi bí mật trốn ra khỏi phủ. Đinh Bộ Lĩnh và nhóm bạn đã đợi sẵn ở bên ngoài, mỗi người đều ngồi trên một con ngựa, đeo một thanh kiếm, một cây cung và ống đựng tên. Vừa thấy mẹ cưỡi ngựa đi đến, Bộ Lĩnh nói: - chúng ta phải nhanh chóng đi ngay, nếu Đinh Thúc Dự đuổi kịp thì chúng ta nhất định phải liều chết. Bằng mọi giá phải đến được Hoa Lư. Mọi người cùng hô vang: - Nhất định phải liều chết, bằng mọi giá phải đến được Hoa Lư. Sau đó nhóm người của Bộ Lĩnh nhắm thẳng hướng bắc mà phi ngựa thật nhanh. Đinh Thúc Dự biết tin Bộ Lĩnh đã cùng mẹ bỏ trốn, liền dẫn theo hơn ba mươi người nhắm hướng bắc gấp rút đuổi theo. Đinh Thúc Dự ra lệnh cho gia nhân: “nếu không bắt sống được thì giết chết”. Đuổi mãi đến năm mươi dặm đường đất, cuối cùng Đinh Thúc Dự cũng đã thấy nhóm của Bộ Lĩnh ở phía xa. Một tên gia nhân trẻ tuổi muốn lập công nên hăm hở chạy lên phía trước, hắn giương cung lắp tên nhắm về hướng Bộ Lĩnh. Bỗng nghe vụt một tiếng, hắn ngã nhào xuống ngựa với mũi tên cắm sâu vào giữa ngực. Đoàn người ngựa của Đinh Thúc Dự hoảng hốt chùn lại, và bị nhóm của Bộ Lĩnh bỏ xa. Thì ra trong lúc tên gia nhân kia định bắn tên, thì Đinh Điền quay đầu lại và nhìn thấy, với tài bắn tên bách phát bách trúng của Đinh Điền thì tên gia nhân kia trong nháy mắt đã mất mạng. Biết không thể đuổi kịp nữa, Đinh Thúc Dự ra lệnh quay về. Nhóm người của Bộ Lĩnh ngày đi đêm nghỉ, đến bữa thì ghé vào quán ăn dọc đường, ăn xong lại đi tiếp, cuối cùng cũng đã đến Hoa Lư. Thành Hoa Lư được xây trên một thung lũng trù phú thuộc Trường Châu. Đất Hoa Lư có ba mặt là núi non hiểm trở, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, thật là một nơi tốt để lập nghiệp. Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và nhóm bạn về lại nhà mình, cùng gặp lại những người thân trong họ hàng. Bộ Lĩnh kết giao với anh hùng hào kiệt khắp nơi, được mọi người rất quý mến, lại bỏ tiền ra để chiêu mộ quân đội, rèn đúc khí giới, lại tiêu diệt hết bọn cướp bóc hoành lâu nay ở Hoa Lư, nên được nhân dân tin cậy, nhiều người xin theo về dưới trướng, trong đó có một người bà con là Đinh Thiết chiêu mộ được hơn hai trăm người đến xin quy phục, cũng đều được Bộ Lĩnh nhận cả, uy thế ngày càng lớn. Tại đây Bộ Lĩnh cưới vợ và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh sai người đào hào đắp lũy xây dựng thành Hoa Lư trở nên rất vững chắc, sau lại cho người sang Bố Hải Khẩu xin kết giao với sứ quân Trần Lãm tức Trần Minh Công, hai người thường cho sứ giả qua lại và trở nên thân thiết. Bộ Lĩnh biết Trần Minh Công có một người con gái chưa gả chồng tên là Trần Nương liền sang xin cưới về làm vợ. Trần Minh Công cũng mến tài Bộ Lĩnh nên đồng ý gả Trần Nương cho Bộ Lĩnh. Từ đấy hai nhà Trần Đinh thân với nhau như ruột thịt. Cùng thời gian ấy nổi lên đám giặc cướp do Chu Thái cầm đầu, làm loạn ở quận Thái Bình. Chu Thái vốn là một tên thổ phỉ có sức khỏe hơn người, tập hợp đồng đảng đến hơn năm ngàn người, đi cướp bóc khắp nơi khiến dân chúng Thái Bình vô cùng lo sợ, quan quân địa phương bất lực không làm gì được. Tin ấy truyền đến kinh thành khiến Dương Tam Kha vô cùng tức giận. Vì quận Thái Bình cùng với Kinh đô Cổ Loa đều thuộc Giao Châu, Thái Bình lại ở khá gần với kinh thành, nếu bọn Chu Thái điên cuồng đánh thẳng vào kinh thành thì cũng là một mối lo. Dương Tam Kha giận nói: - Chu Thái chỉ là một tên cướp vũ phu, thế mà quan quân ở Thái Bình không làm gì được hay sao? Ta phải đích thân đem quân đến dẹp mới được. Nói rồi liền gọi hai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đến, và chuẩn bị xuất quân. Đúng lúc ấy vương tử Xương Văn đến xin yết kiến và nói: - Con nghe nói phụ vương chuẩn bị đem quân đánh dẹp bọn Chu Thái ở Thái Bình, thực ra bọn chúng chỉ là một đám cướp bóc ô hợp, không đáng để phụ phương phải nhọc đến ngọc thể. Con xin được cùng với Dương tướng quân và Đỗ tướng quân đem quân đi dẹp bọn chúng. . III: Đinh Bộ Lĩnh Khởi Nghiệp Tại Hoa Lư Trước nói việc Đinh Thúc Dự sai người vào cung xin mệnh Dương Tam Kha cho cai quản Hoan Châu. Tam Kha hỏi về Đinh Bộ Lĩnh, sứ giả Hoan. uy thế ngày càng lớn. Tại đây Bộ Lĩnh cưới vợ và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh sai người đào hào đắp lũy xây dựng thành Hoa Lư trở nên rất vững. sẽ thắng nên Bộ Lĩnh tỏ ra khinh thường đối phương. Nào ngờ trận đánh hôm ấy Bộ Lĩnh bị thua tan tác, chủ tướng của nhóm bên kia là Đinh Điền đã đánh bại được nhóm của Bộ Lĩnh. Đinh Điền hô