Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé Các bé thường không hiểu hết nghĩa của những từ xấu nên dù bị cha mẹ cấm đoán nhưng bé vẫn thích dùng từ xấu do bắt chước trong giao tiếp. Nếu bạn cố tình phớt lờ khi bé dùng 'từ hư', bé có thể nghĩ điều này là không sao. Nếu bạn phản ứng mạnh mẽ, bé sẽ thích thú vì gây được sự chú ý từ cha mẹ (đặc biệt với các bé nhỏ tuổi) và bé sẽ tiếp tục nói đi nói lại cụm từ không hay đó. Để giúp bé “thanh lọc” ngôn ngữ, cha mẹ nên linh hoạt. 1. ‘Vui chơi’ với từ xấu Một bé trai 3 tuổi rất thích thú với từ “ngu xuẩn”. “Có thể bé học được từ một người bạn chơi ở lớp mẫu giáo và khi trở về nhà, gặp ai bé cũng thốt lên từ ‘ngu xuẩn’” – người mẹ chia sẻ. Để đối phó với tình huống này, người mẹ của bé đã nghĩ ra một cách vui nhộn như sau: “Trước tiên, tôi dạy bé đánh vần từ ‘ngu xuẩn’; sau đó, hai mẹ con cùng hét to lên. Đó giống như một hoạt động vui vẻ làm tôi và bé cùng cười. Ngay sau đó, bé hét lớn từ ‘ngu xuẩn’ với các thành viên khác trong nhà nhưng không nhận được phản ứng đồng tình như khi chơi với mẹ (tôi đã gợi ý để các thành viên bỏ mặc ‘trò đùa’ của bé). Tự nhiên không nhận được sự hưởng ứng từ người đối diện, bé sẽ chán và ngừng dùng từ ‘ngu xuẩn’ một thời gian ngắn sau đó”. 2. Nghiêm khắc hơn Nếu đó là một từ cực xấu và bạn không muốn nghe đến lần thứ 2, bạn nên có buổi trò chuyện nghiêm túc với bé. Khi trao đổi, đảm bảo bé chăm chú vào bạn. Bạn không cần phải giận dữ mà chỉ cần tỏ thái độ nghiêm túc (nếu bạn đánh mất sự bình tĩnh, bé dễ xuất hiện thái độ chống đối). Tiếp đến, bạn hỏi xem, bé có hiểu hết ý nghĩa những từ bé vừa nói không; sau đó, nhắc bé hướng sửa đổi. Cần để cho bé thấy rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, bé sẽ hư khi dùng từ như thế. Lưu ý: Ít bé thích cách giáo dục này. Phương pháp cho bé lớn hơn: Khoảng 8-9 tuổi, không ít bé tìm cách tránh dùng “từ hỗn” trước mặt cha mẹ nhưng các bé lại sử dụng chúng để giao tiếp với em nhỏ. Nếu vô tình phát hiện, bạn nên nghiêm khắc để bé hiểu rằng, bé không bao giờ được nói lên những lời như vậy. Nếu tái phạm, bé sẽ được tự chọn một hình phạt phù hợp. 3. Điều nên tránh Nếu bạn đánh đòn bé, bé sẽ không hiểu bản thân vừa phạm lỗi gì nghiêm trọng (nhiều bé không hiểu hết ý nghĩa của từ xấu). Nếu lệnh trừng phạt bằng đòn roi thường xuyên, bé dễ có xu hướng hung hăng, chống đối. Theo: Mẹ và bé . Đối phó với ngôn ngữ xấu ở bé Các bé thường không hiểu hết nghĩa của những từ xấu nên dù bị cha mẹ cấm đoán nhưng bé vẫn thích dùng từ xấu do bắt chước trong giao. đó. Để giúp bé “thanh lọc” ngôn ngữ, cha mẹ nên linh hoạt. 1. ‘Vui chơi’ với từ xấu Một bé trai 3 tuổi rất thích thú với từ “ngu xuẩn”. “Có thể bé học được từ một người bạn chơi ở lớp mẫu giáo. khi trở về nhà, gặp ai bé cũng thốt lên từ ‘ngu xuẩn’” – người mẹ chia sẻ. Để đối phó với tình huống này, người mẹ của bé đã nghĩ ra một cách vui nhộn như sau: “Trước tiên, tôi dạy bé đánh