1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch Sử Việt Nam-nhà Hậu Lê (1418 - 1788) pdf

5 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 115,73 KB

Nội dung

Lịch Sử Việt Nam-nhà Hậu Lê (1418 - 1788) Thương mại Nhà vua khuyến khích lập chợ mới họp chợ ban hành những điều luật cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ. Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh) và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quan được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sảm quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, cùng với thủ công nghiệp, thương mại vẫn bị nhà nước ức chế. Thời nhà Lê chính quyền dùng chính sách bế quan tỏa cảng. Nhà Lê hạn chế ngoại thương hơn cả nhà Lý, nhà Trần. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn. Dân buôn muốn đi buôn bán thì phải có giấy phép, về cũng phải có giấy phép. Quan lại vô cớ tới Vân Đồn, dân chúng tự tiện đón tàu vào buôn bán cũng đều bị xử tội. Giáo dục Bài chi tiết: Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên. Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng. Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê. Luật pháp Bài chi tiết: Luật Hồng Đức Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc. Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Xã hội Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính đi phu ) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng. Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần[8] Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á . Lịch Sử Việt Nam-nhà Hậu Lê (1418 - 1788) Thương mại Nhà vua khuyến khích lập chợ mới họp chợ. thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (142 8-1 527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (146 0-1 497) tổ chức được 12 khoa thi tiến. thành với chế độ quân chủ nhà Lê. Luật pháp Bài chi tiết: Luật Hồng Đức Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w