Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong nạn 12 sứ quân, xây dựng nền thống nhất quốc gia. Năm sau, năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư. Thực ra Hoa Lư thuở đó tuy giao thông thủy bộ cũng thuận lợi nhưng chưa phải là 1 trung tâm kinh tế hoặc văn hóa lớn. Mói đó là 1 vùng núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng giữ, tự vệ về mặt quân sự hơn là hoạt động kinh tế. Và Đinh Bộ Lĩnh đã chọn nơi ấy làm kinh đô. Triếu Đinh rồi triều Lê sau 50 năm xây dựng chính quyền đã củng cố vững vàng chế độ trung ương tập quyền, ổn định được đời sống chính trị. Nền kinh tế bước đầu phát triển. Do không bị xáo trộn về chiến tranh nên sản xuất nông nghiệp được mở rộng (nhà nước cũng khuyến khích nghề nông, vua Lê Đại Hành từng đích thân đi cày ruộng tịch điền ở núi Đọi và núi Bàn Hải). Các nghề thủ công cổ truyền như nghề gốm, nghề dệt, nghề đúc đồng cũng phát triển. Nhiều công trình đào kênh, khai sông để mở mang về giao thông đường thủy - và cả để tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng - đựoc tiến hành, nhờ đó thuyền bè qua lại giữa khoảng lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam được thuận tiện. Những con đường bộ cũng được mở thêm, bồi đắp và trên những trục chính có đặt hệ thống trạm dịch. Các con đường thủy bộ ấy thực sự đã tạo điều kiện cho mở rộng thêm mối giao lưu kinh tế trong nước. Cho nên có thể nói rằng sang đời Lý (tức từ năm 1009) công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập. Không thể tiếp tục đặt kinh đô, đầu não của quốc gia ở vùng núi non hiểm trở nên mùa đông năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua thì mùa thu năm sau ông đã quyết định dời kinh đô về thành Đại La. Ông ban bố một bài chiếu gọi là “Chiếu dời đô”(thiên đô chiếu). Ông khẳng định kinh đo phải “chọn đóng ở nơi trung tam để mưu nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” và nơi đó thì không thể nơi nào khác ngoài thành Đại La, vì “ở vào trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông,Tây, Nam, Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa hình rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh, xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, là đô thành bậc nhất đáng đặt làm Kinh sư cho muôn đời”. Lý Công Uẩn thật có con mắt tinh đời và tầm nhìn xa rộng vì cho đến nay Hà Nội vẫn giữ nguyên vị trí và tư thế mà ông đã nhìn ra từ đầu thế kỉ XI. Nhưng cũng xin nêu một ý mọn là trong bái chiếu lịch sử đó Lý Công Uẩn có phê phán 2 triều Đinh-Lê là không biết dời đô để “muôn vật tiêu điều”, “vận số ngắn ngủi”, thì sự phê phán đó có phần quá đáng. Thời thế Đinh Bộ Lĩnh và Lề Hoàn khác với thời Lý Công Uẩn. Chính 50 năm mở ra nền chính thống của Đinh và Lê là cơ sở cho sự dời đô. Nói cách khác, chính Đinh và Lê đã tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự lựa chọn kinh đô của họ Lý. Nhưng đó lại là chuyện khác. Xin trở lại lộ trình dời đô của vị vua sáng tạo triều Lý. Sử Toàn thư có ghi: “Mùa thu tháng bảy năm canh Tuất (1010) vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dười thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, dó đó đổi gọi là thành Thăng Long”. Như thế thì lần dời đô của vùa Lý đã đi theo đường thủy và đi vào cuối mùa hè. Chọn lộ trình và thời điểm như vậy hẳn là ông lợi dụng mùa nước lên để không lo bị mắc cạn, cũng như lợi dụng mùa gió nồm để buồm được no gió, đỡ nhiều công chèo chống. Nhưng, ông và xa giá hoàng tộc, quan quân, tóm lại là bốc cả một triều đình ra Bắc theo những nẻo đường nào? Đành là đường thủy nhưng sông nước ra sao? Gần đây trên báo chí và một số cuộc hội thảo đã tững có những ý kiến về vấn đề này. Có một điều mọi người nhất trí là chắc chắn đoàn thuyền ngự phải từ Thành Ngoại ra sông Hoàng Long rồi ra sông Đáy, cụ thể là tới ngã ba Gián Khẩu. Tới đây mới nảy sinh những ý kiến khác nhau về lộ trình dời đô. Có 4 giả thuyết: 1. Theo đường biển: Một vài người nếu ý kiến là để phô trương thanh thế, đoàn thuyền ngự sẽ từ ngã ba Gián Khẩu đi xuôi ra cửa sông Đáy tứ cửa Đại Ác (sau đổi ra là Đại An) rồi men theo bờ biển ngược qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), đi dọc bờ biển Hải Hậu, Giao Thủy tới cửa Ba Lạt rồi vào sông Hồng ngược lên Đại La. 2. Theo đường sông 1: Một vài người đề xuất ý kiến là từ ngã ba Gián Khẩu, đoàn thuyền ngự cũng xuôi dòng Đáy, nhưng đến Độc Bộ tức chỗ giao nhau giữa sông Đáy VÀ Sông Vị Hoàng (còn gọi là sông Nam Định hoặc sông Đào) thì đi vào sông này, ngược lên nơi nay là thành phố Nam Định rồi ra sông Hồng để lên Đại La. 3. Theo đường sông 2: Có người lại nêu là từ Gián Khẩu thuyền ngự đi ngược lên tới nơi nay là Phủ Lý (chỗ sông Đáy gặp sông Nhuệ) rồi theo sông Nhuệ mà ngược lên vùng Hà Liễu (Thường Tín) thì rẽ vào sông Tô Lịch để lên Đại La. 4. Theo đường sông 3: Là giả thuyết của tác giả, đề xuất lộ trình như sau: Gián Khẩu – Phủ Lý rẽ vào sông Châu, ra sông Hồng ở bơi nay là xã Tắc Giang rồi ngược lên Đại La. . Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong nạn 12 sứ quân, xây dựng nền thống nhất quốc gia. Năm sau, năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa. chọn kinh đô của họ Lý. Nhưng đó lại là chuyện khác. Xin trở lại lộ trình dời đô của vị vua sáng tạo triều Lý. Sử Toàn thư có ghi: “Mùa thu tháng bảy năm canh Tuất (1010) vua dời đô từ thành. thể tiếp tục đặt kinh đô, đầu não của quốc gia ở vùng núi non hiểm trở nên mùa đông năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua thì mùa thu năm sau ông đã quyết định dời kinh đô về thành Đại La. Ông