Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_7 doc

8 412 0
Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_7 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 20/7/1954) Thắng lợi đầu tiên của ta làm cho tinh thần binh sĩ địch dao động, thực dân Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn và Chính phủ Pháp bàng hoàng. Đợt tiến công thứ hai bắt đầu ngày 30-3. Quân ta chiếm được phần lớn cứ điểm quan trọng ở phía Đông, chia cắt, bao vây, khống chế được tiếp viện của địch. Quân Pháp được tăng thêm 4 tiểu đoàn, chống cự quyết liệt. Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 179 máy bay và giặc lái, dự định mở chiến dịch "con diều hâu" dùng máy bay ném bom hạng nặng để cứu nguy cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Ngày 19-4, Bộ Chính trị nhận định hai đợt tiến công của ta đã giành được thắng lợi, nhưng thắng lợi còn hạn chế và ta đã phải chịu nhiều tổn thất; trong một số cán bộ đảng viên xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, ngại khó, thiếu ý thức trách nhiệm. Bộ Chính trị quyết định tăng cường chi viện cho Điện Biên Phủ, cử nhiều uỷ viên Trung ương Đảng ra mặt trận, chuyển một bộ phận cán bộ của cuộc vận động thực hiện chính sách ruộng đất sang phục vụ chiến dịch và mở đợt sinh hoạt chính trị nâng cao tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận. Ngày 1-5-1954, quân ta mở đợt tiến công thứ ba nhằm tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Sau ba ngày đêm chiến đấu, bộ đội ta chỉ còn cách sở chỉ huy địch 300 mét. Thấy rõ nguy cơ bị tiêu diệt, địch định phá vòng vây tháo chạy sang Lào nhưng không kịp. 17 giờ 30 ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống, 12.000 quân địch ra hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Sau 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ và anh dũng, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống 16.200 quân địch, bắn rơi 62 chiếc máy bay, thu nhiều vũ khí. Ngày 8-5-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc và căn dặn: thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ cổ vũ và tạo điều kiện cho cuộc tiến công và nổi dậy (phá tề, trừ gian, chống bắt lính, làm tan rã hàng ngũ địch) của quân và dân ta ở vùng địch chiếm đóng. Ngày 27-5-1954, hơn 20.000 nhân dân thành phố Hải Phòng xuống đường biểu tình chống bắt lính, diễu qua các đường lớn, phá phòng động viên Cầu Đất và đốt phá một số đồn cảnh sát. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thành công. Gần một phần tư tổng lực của địch đã bị tiêu diệt. Quân và dân ta đã đánh bại kế hoạch Nava là cố gắng chiến tranh cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. Lo sợ gặp phải một "Điện Biên Phủ mới", ngày 14-5-1954 Chính phủ Pháp chủ trương rút quân khỏi miền nam đồng bằng Bắc Bộ và xác định mục tiêu chính của Pháp ở Đông Dương là bảo vệ quân đội viễn chinh. Tính đến giữa tháng 7-1954, quân Pháp rút 175 vị trí ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, rút khỏi Việt Trì và hầu hết các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Gần 90% đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng. Thắng lợi của nhân dân ta có sự đóng góp quý báu của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến chống cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" của đế quốc Pháp. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được kết thúc bằng cuộc đấu tranh về ngoại giao. Sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết ủng hộ Chính phủ Pháp tìm giải pháp thương lượng cho cuộc chiến tranh, ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Etxprétxen (Thuỵ Điển) nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về thương lượng: cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp phải thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam. Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi quân Pháp thảm bại ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương khai mạc ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Tham dự Hội nghị có đại diện của 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Pháp, Mỹ, Anh và ba đoàn của chính quyền bù nhìn Việt Nam, Lào, Campuchia. Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố lập trường về một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương. Chủ trương của phía Pháp là chỉ giải quyết vấn đề quân sự, tách vấn đề Lào và vấn đề Campuchia khỏi vấn đề Việt Nam. Do lập trường các bên khác nhau, mỗi đế quốc lại có ý đồ riêng nên đến trung tuần tháng 6-1954, Hội nghị hầu như giẫm chân tại chỗ. Một số vấn đề tồn tại là: đường ranh giới tập kết ở Việt Nam; thời hạn tổng tuyển cử ở Việt Nam; thời hạn rút quân Pháp khỏi miền Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 21-7-1954, Hội nghị Giơnevơ đi đến giải pháp và ký kết Hiệp định. Hiệp định Giơnevơ quy định: Các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, Pháp rút quân khỏi ba nước Đông Dương, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời; tháng 7-1956, tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Trong số 9 đoàn tham dự Hội nghị Giơnevơ, có 8 đoàn tham gia ký vào Hiệp định. Riêng đoàn Mỹ không ký mà chỉ ra một bản tuyên bố ghi nhận. Đây là sự chuẩn bị trước cho việc Mỹ không thực hiện Hiệp định sau này. Hiệp định Giơnevơ đã góp phần cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Miền Bắc nước ta được giải phóng, có điều kiện xây dựng trong hoà bình, làm cơ sở cho sự nghiệp giải phóng miền Nam sau này. Hiệp định Giơnevơ có mặt hạn chế là không phản ánh đầy đủ những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường. Điều đó được thể hiện trong việc chia giới tuyến quân sự tạm thời, thời hạn tổng tuyển cử, giải pháp về Lào và Campuchia. Nguyên nhân của hạn chế đó là do ta không nắm được đầy đủ tình hình và ý đồ các bên, chưa có kinh nghiệm để giữ vững độc lập tự chủ trong một Hội nghị quốc tế. Từ ngày 23-9-1945 đến ngày 21-7-1954, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua hơn 3.200 ngày đêm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng và tự hào. Gần nửa triệu quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu; khoảng 3.000 tỷ phơrăng Pháp và 2.600 triệu đôla Mỹ viện trợ tiêu phí vì chiến tranh; 20 lần Chính phủ Pháp bị đổ; 7 lần toàn quyền Pháp bị triệu hồi; 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp kế tiếp nhau thua trận. Thực dân Pháp buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia và phải rút quân khỏi ba nước. Ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương bị đập tan. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Những kinh nghiệm và thành tựu mà Đảng và nhân dân ta thu được trong kháng chiến là những đóng góp quý giá vào kho tàng lý luận giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Những lực lượng cách mạng mà Đảng ta đã xây dựng là những vốn liếng bảo đảm cho nhân dân ta tiến lên hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước sau này. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới". Cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại cho Đảng ta và nhân dân ta những kinh nghiệm lịch sử quý báu: 1. Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và trong toàn bộ quá trình kháng chiến. 2. Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới. 3. Vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng chiến đấu. 4. Phương thức tiến hành chiến tranh thích hợp. 5. Nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh. . Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 20 /7/ 1954) Thắng lợi đầu tiên của ta làm cho tinh thần binh sĩ địch dao động, thực dân Pháp ở Hà Nội,. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được kết thúc bằng cuộc đấu tranh về ngoại giao. Sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết ủng hộ Chính phủ Pháp tìm giải pháp thương lượng cho cuộc chiến. nhân dân ta có sự đóng góp quý báu của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến chống cuộc " ;chiến tranh bẩn thỉu" của đế quốc Pháp.

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan