Bút pháp hậu hiện đại trong "Thành phố quốc tế" của Don Delillo ppsx

5 283 0
Bút pháp hậu hiện đại trong "Thành phố quốc tế" của Don Delillo ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bút pháp hậu hiện đại trong "Thành phố quốc tế" của Don Delillo Con người anh đã được lập trình. Ngay đến cái chết của anh cũng được trình chiếu cho tất thảy bàn dân thiên hạ và cả chính anh chiêm ngắm. Ý thức chết của anh cũng thật bình dị như những suy nghĩ về mọi vấn đề khác của anh một khi “anh đã tự bão hoà bản thân mình”. Nhưng dẫu thế, anh vẫn hướng suy nghĩ về những chuyện đời thường khác. Về người tình Kendra Hays, “vệ sĩ và cũng là người tình của anh, đang dội rửa nội tạng của anh bằng rượu cọ trong buổi lễ ướp xác”, về “trưởng phòng tài chính và là người tình trong tâm tưởng của anh, Jane Melman, đang thủ dâm một cách lặng lẽ ở hàng ghế cuối cùng của nhà thờ, trong buổi lễ tang”, về “việc anh đã kết hôn và rồi để lại người vợ goá bụa. Anh nghĩ đến việc vợ mình cạo trọc đầu để tang anh và mặc đồ tang trong suốt một năm, rồi việc cô cùng với bà mẹ và các phương tiện truyền thông tham dự lễ an táng anh tại một khu sa mạc biệt lập ở một nơi xa xôi”, về anh “không chôn mà là hoả thiêu” cùng với chiếc máy bay TU - 160 “bay lên với tốc độ siêu âm rồi lao vào cát và nổ tung” nhưng không phải là vĩnh viễn biến mất mà “để lại một tác phẩm nghệ thuật bằng cát, và nó sẽ được lưu giữ bằng niềm tin bất diệt của người thực hiện di chúc và cũng là người tình gắn bó với anh từ rất lâu, Didi Fancher” (tr.278). Khát vọng được bất tử của Eric thật mong manh, bởi hai lẽ: thứ nhất người tình rồi cũng sẽ quên anh như quên bao người tình khác trong đời, may ra thì Didi có thể nhớ anh lâu hơn một vài người khác và sau nữa, cát thì chẳng thể nào lưu giữ được bức tranh nghệ thuật là cái chết của chính anh đó, gió và bụi thời gian sẽ cuốn trôi hết mọi dấu vết của anh trên đời. Như thế ngay trong chính khát-vọng-chết-bất-tử này cũng đan cài yếu tố nghiêm túc và yếu tố bông phèng. Eric nửa như muốn được bất tử, nửa như giễu cợt sự bất tử đó. Ai muốn hiểu thế nào thì tuỳ. DeLillo là nhà văn chuyên viết về đề tài khủng bố. Đặc biệt sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, thế giới bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc về chuyện khủng bố trong tác phẩm của DeLillo. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc DeLillo sáng tạo tiểu thuyết Người rơi về sự kiện 11-9 thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Thực tế là suốt ba mươi năm sáng tác của mình, DeLillo cũng đã không ngừng viết về đề tài này. Những kẻ khủng bố là gương mặt thường xuyên xuất hiện trong các tiểu thuyết của ông kể từ cuốn Tay chơi (Players, 1977). Tác phẩm tái hiện một bức chân dung biếm hoạ về một đôi vợ chồng có liên quan đến chuyện khủng bố. Người chồng là thành viên của một nhóm khủng bố đang lên kế hoạch cho nổ tung toà nhà Giao dịch Chứng khoán New York nơi anh ta đang làm việc. Người vợ thì làm thuê cho một công ty có cái tên mùi mẫn Uỷ ban Quản lí nỗi buồn, có trụ sở đóng tại toà tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới. Tại mỗi bữa tiệc trên sân thượng, cô vợ trông thấy một chiếc máy bay bay qua và sợ máy bay va phải toà nhà, cô ta đã kêu toáng lên. Chi tiết này được các nhà nghiên cứu đưa ra như là bằng chứng của sự tiên tri về việc toà tháp đôi bị tấn công sau này bằng máy bay của DeLillo. Nhân vật khủng bố trong truyện là người trước đây từng làm việc cho Eric. Anh ta muốn sát hại Eric nhưng không vì lí do gì cả. Đơn giản anh ta muốn Eric chết. Hành động của nhân vật này mang đậm tính phi lí. Nhưng điều phi lí hơn là Eric gần như không tỏ vẻ gì lo lắng cho tính mạng mình. Eric xem chuyện cảnh báo có kẻ muốn sát hại anh là bình thường như bao chuyện khác. Ngay cả khi đội trưởng đội bảo vệ Torval đưa súng cho anh, anh cũng không hề thoáng chút e ngại cho tính mạng mình. Thay vào đó, khi Torval nói cho anh biết mật mã bằng giọng nói của khẩu súng, anh liền bắn chết Torval. Hành động của Eric mang tính phi lí của chủ nghĩa hiện sinh. Luật nhân quả không còn đúng trong kỉ nguyên hậu hiện đại. Câu chuyện của Eric và Torval đưa ra những phản đề với nhiều hàm nghĩa trái ngược: người bảo vệ bị người được bảo vệ sát hại, vũ khí của cá nhân bị lạm dụng để sát hại cá nhân đó, hành vi con người thật bất ngờ và không thể nào kiểm soát được Thế nhưng, đằng sau câu chuyện súng ống đó nó cho thấy khả năng sát hại con người ngày một tinh vi của công nghệ vũ khí. Nếu để ý, người đọc có thể liệt kê ra hàng loạt các loại vũ khí có khả năng sát thương con người một cách… hiệu quả. Thống kê sơ bộ ta có dùi cui điện, súng cao su, súng ngắn, thuốc nổ, đầu đạn hạt nhân… những thứ vũ khí con người lạnh lùng mang ra đối phó với nhau. Hậu quả là có nhiều người chết. Một tác phẩm hậu hiện đại thì luôn có nhiều cái chết. Nhưng những cái chết đó không hề có chút bi lụy nào, nó nhại những cái chết mang tính anh hùng ca. Đơn giản các nhà hậu hiện đại xem cái chết cũng giống như sự sống. Chết hay sống đều là quy luật tất yếu của cuộc sống, con người chẳng thể nào làm khác được. Từ quan niệm này, các nhà hậu hiện đại tái hiện cái chết không hề giống những cái chết trước đó. Trong Thành phố quốc tế, nhân vật Eric trước khi đối đầu với phát đạn kết thúc đời mình đã được xem xét toàn bộ tiến trình dẫn đến cái chết của mình thông qua chiếc đồng hồ cá nhân có màn hình theo dõi anh và anh biết cái chết đang diễn ra với mình như thế nào. Tháng 7 năm 2007 tờ New York Time in bài phỏng vấn DeLillo. Nhà văn đã trả lời Mark Binelli trong lần phỏng vấn cho tờ Guernica, về việc viết về cuộc khủng bố kinh hoàng ngày 11 tháng 9, cũng như việc thường xuyên đưa những yếu tố kinh dị chết người như đám mây độc treo lửng lơ trên bầu trời trong tác phẩm Âm thanh trắng DeLillo cho biết: “Đấy thực sự là nỗi kinh hoàng. Thực tế là việc tôi quyết định viết ngay vào giữa sự kiện đã không khiến nó dễ dàng hơn. Tôi không muốn viết một cuốn tiểu thuyết mà những cuộc tấn công xảy ra vọt qua vai phải của nhân vật và tác động đến một vài sinh mạng theo cách từ xa. Tôi muốn ở trong ngọn tháp và ở trong máy bay. Tôi không bao giờ tư duy về các cuộc tấn công theo cách hư cấu nói chung, chí ít là trong vòng ba năm. Ngày 11 tháng 9 tôi đang viết cuốn Thành phố thế giới và tôi đã phải dừng lại mất một khoảng thời gian và tôi quyết định viết một bài tiểu luận. Về sau, sau khi kết thúc Thành phố thế giới, tôi bắt đầu nghĩ về một tác phẩm khác trong vòng vài tháng khi tôi bắt đầu phác thảo ý tưởng về cuốn Người rơi. Hình ảnh nhân vật hiện lên qua cái nhìn thị giác: một người đàn ông mặc veston và thắt cà vạt, mang túi xách, bước qua cơn bão khói và tro tàn. Tôi chẳng hình dung thêm được gì ngoài những điều đó. Rồi mấy ngày sau, hóa ra là tôi nhận thức được cái túi xách đó không phải của ông ta. Điều đó như thể khởi đầu cho một chuỗi ý tưởng dẫn đến việc xếp đặt những từ ngữ thực sự lên trang giấy” (2) . Như thế, dẫu không trực tiếp viết về cuộc khủng bố 11 tháng 9, nhưng dư âm của cuộc khủng bố vẫn in đậm trong tác phẩm của ông. Nạn khủng bố không còn là chuyện viễn tưởng, là sản phẩm của hư cấu đơn thuần. Đấy là một thế giới mà yên bình chỉ là tạm thời, còn bạo loạn và chết chóc là nhân tố thường trực. Dường như, DeLillo không hề có tham vọng lấy cái bất ổn để hướng đến sự bình ổn của cuộc đời. Ông có vẻ như nhìn cuộc hỗn loạn đó bằng con mắt giễu cợt, có phần bi đát khi con người đánh mất đi sự tự chủ, đánh mất đi chính bản thân mình trong cái mớ bòng bong quyền lực và tiền bạc do chính họ tạo nên. Khi được hỏi ông có cảm nghĩ gì về những cách thức hành động bạo lực cực đoan trong thời đại hiện nay, DeLillo đáp: “với những kiểu chủ nghĩa cực đoan như thế, một mặt con người ta phải hiểu nguồn gốc của nó. Mặt khác, đa phần nguyên nhân dường như không được lưu ý và bị làm cho mơ hồ bởi môi trường sống của thời đại. Anh biết, tôi từng tham gia diễu hành phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cùng với hàng ngàn hàng ngàn người khác. Nhưng tôi hoàn toàn không hiểu những quả bom được đặt trong những phòng thí nghiệm khoa học hay trong những tòa nhà văn phòng” (3 . Bút pháp hậu hiện đại trong "Thành phố quốc tế" của Don Delillo Con người anh đã được lập trình. Ngay đến cái chết của anh cũng được trình chiếu. giọng nói của khẩu súng, anh liền bắn chết Torval. Hành động của Eric mang tính phi lí của chủ nghĩa hiện sinh. Luật nhân quả không còn đúng trong kỉ nguyên hậu hiện đại. Câu chuyện của Eric. nhà hậu hiện đại xem cái chết cũng giống như sự sống. Chết hay sống đều là quy luật tất yếu của cuộc sống, con người chẳng thể nào làm khác được. Từ quan niệm này, các nhà hậu hiện đại tái hiện

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan