"Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc Xã hội Việt Nam những năm 1930, 1940 đã hình thành một cộng đồng người viết trẻ trung, mới mẻ. Đó là một thế hệ tinh hoa, giàu tài năng và cũng sẵn hùng tâm tráng chí. Họ tự nguyện gánh vác trọng trách hiện đại hóa văn học nước nhà. Xem văn chương là một nghề, lấy xây dựng sự nghiệp văn chương là lẽ sống, tùy hoàn cảnh riêng từng người, từng thời điểm, họ phấn đấu trở thành nhà văn chuyên nghiệp, hay chí ít, bán chuyên nghiệp. Hơn bao giờ hết, cộng đồng người viết này phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nghề văn, về ý nghĩa xã hội hay các chức năng của sáng tác văn học, về giá trị tinh thần cũng như vật chất, về vinh quang và cay đắng mà tác phẩm, sự nghiệp văn chương có thể mang lại,… Xã hội hiện đại đã chấp nhận văn chương thành hàng hóa, xem sáng tác văn chương như một nghề thì cũng có thể biến nó thành “nghiệp” đối với nhà văn. Nhà văn thời ấy luôn bị đặt trước một tình thế đầy mâu thuẫn: vừa chịu ơn các tòa báo, nhà in, các ông chủ xuất bản (khi nhận nhuận bút từ họ) vừa oán giận cái xã hội kim tiền và các ông chủ vô tình hay cố ý đồng nhất văn chương với những thứ hàng hóa thông thường khác, lạnh lùng xúc phạm danh dự của nhà văn. Dù muốn dù không, nhà văn chuyên nghiệp phải sống bằng trang viết của mình: sáng tác văn chương sẽ trở thành một phương tiện, có thể là phương tiện duy nhất, nuôi sống bản thân và gia đình họ. Khốn nỗi, “nhà văn An Nam”, rất “khổ”; không mấy ai có thể sống được một cách thảnh thơi bằng tiền nhuận bút. Chả thế mà thi sĩ Tản Đà từng phải chua chát thốt lên “văn chương hạ giới rẻ như bèo” và tuyên bố “đem văn đi bán chợ trời”; còn Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, và nói chung các nhà văn Việt Nam trước 1945 đều thấm thía cái sự thật cay đắng “cơm áo không đùa với khách thơ”. Nói đúng ra, không riêng gì người viết văn có nguy cơ lâm vào tình trạng túng kiết, mà đến cả các ông chủ báo, chủ nhà in, chủ phát hành lắm khi cũng sa cơ lỡ vận, lâm vào cơn bĩ cực khó bề cứu vãn (6) . Nói vậy đủ thấy cho dù chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học là xu hướng tất yếu, thì đó vẫn còn là vấn đề nan giải, thậm chí là cả một thách thức đối với cả một hệ thống sáng tác, xuất bản, phát hành. Bởi, sáng tác văn chương giờ đây được quan niệm không chỉ như là một loại sản phẩm tinh thần vô giá, mà còn như là một loại hàng hóa đặc biệt. Tạo ra những giá trị đặc biệt của loại hàng hóa này không thể thiếu những bàn tay, khối óc chuyên nghiệp. Nhưng việc tạo ra những bàn tay, khối óc chuyên nghiệp chẳng phải là việc có thể làm trong ngày một, ngày hai. 2.2. Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác văn học – cơ hội và thách thức đối với nhà văn Xét từ phía chủ thể sáng tạo, điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh, đẩy nhanh xu thế chuyên nghiệp hóa sáng tác văn chương (trên cơ sở đó mà đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học), trước hết là sự tăng cường, khơi sâu ý thức về nghề (7) của nhà văn. Nói nhà văn phải ý thức sâu sắc, đầy đủ về nghề văn, xét theo một góc độ nào đó, cũng tức là nói đến việc ý thức đầy đủ về kĩ thuật nhà nghề, về bài bản chuyên môn trong sáng tác. Mọi sự trưởng thành trong chuyên môn, mọi khâu chuyên nghiệp hóa trong sáng tác của một nhà văn (hay một thế hệ nhà văn) luôn gắn liền với khả năng vận dụng thuần thục, sáng tạo các hình thức, phương tiện đặc thù của sáng tác văn chương (văn chương “nói” bằng hình tượng, bằng kĩ thuật thể loại, bằng ngôn ngữ văn học của thời đại mới,…). Đối với nhà văn Việt Nam, việc thoát khỏi những tập tục, thói quen sáng tác mang tính chất nghiệp dư để xây dựng một nền sáng tác có tính chất chuyên nghiệp – một đòi hỏi tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học – luôn gắn liền với quá trình “thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại dày đặc tính ước lệ và qui phạm chặt chẽ để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình văn học phương Tây” (8) . Trong hệ thống thi pháp mới ấy dĩ nhiên, các thế hệ nhà văn hiện đại phải làm chủ được “hệ thống thể loại mới mang đặc điểm tự do, sinh động, đa dạng” (9) . Như vậy, chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học, xét từ phía chủ thể sáng tạo, suy cho cùng chính là nâng cao ý thức và kĩ năng chuyên môn trong sáng tác văn học của nhà văn. Theo đó, chuyên nghiệp hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với những người viết văn, nhất là những người viết trẻ. Là “cơ hội”, bởi một nền sáng tác chuyên nghiệp luôn đón đợi, và có nhiều hứa hẹn đối với các tài năng. Ở đây, mọi cơ hội, trên nguyên tắc, sẽ chia đều cho những người viết văn chuyên nghiệp, có đủ tài năng và đam mê. Là “thách thức”, bởi con đường trở thành nhà văn chuyên nghiệp, có tên tuổi, bao giờ cũng đầy gập ghềnh chông gai, nhiều bất trắc. Không ít nhà văn gần như dành cả đời mình để theo đuổi sự nghiệp văn chương, nhưng cuối cùng, họ muộn mằn, chua chát nhận ra mình đã chọn lầm nghề. Ngay cả những tác giả có thực tài, cũng gặp không ít thách thức khi theo đuổi nghề văn, trong khi mà cái nghèo cứ đeo đuổi họ. Hình ảnh các văn sĩ Hộ (Đời thừa), văn sĩ Điền (Trăng sáng) trong sáng tác của Nam Cao minh chứng cho điều này. Chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học bao giờ cũng đòi hỏi người viết ý thức đầy đủ về nghề, có quan điểm sáng tác và tư tưởng nghệ thuật thỏa đáng. Đây chính là lí do vì sao nhà văn hiện đại Việt Nam thế hệ 1932-1945 thường ưa chuộng, bằng cách này hay các khác, phát biểu “tuyên ngôn nghệ thuật”, thậm chí viết cả những cuốn sách (hồi kí (10) hoặc tiểu luận (11) ) đúc kết các kinh nghiệm viết văn, kinh nghiệm vận dụng thể loại và ngôn ngữ văn học của mình. Người đọc có thể tìm thấy trong các tuyên ngôn nghệ thuật, các tiểu luận, các hồi kí này nhiều ý kiến sâu sắc, có tầm khái quát cao, cho thấy những suy nghĩ nghiêm túc và tâm huyết về nghề của các nhà văn. Hơn bao giờ hết, các nhà văn thế hệ giàu “Tinh huyết”, “Tinh hoa” (12) này ước ao trau luyện tâm hồn mình giàu có, nhạy cảm như “cây đàn muôn điệu” (13) . Họ khao khát viết những tác phẩm “chứa đựng một cái gì lớn lao, vừa đau đớn vừa phấn khởi”, “vượt lên trên các bờ cõi và giới hạn”, “đoạt giải Nô-ben về văn học” (Đời thừa - Nam Cao). Họ, một mặt ý thức được rằng tài năng trong lĩnh vực sáng tạo văn chương phần nhiều là thiên phú, không thể truyền dạy được, mặt khác cũng hiểu một cách thấm thía, sâu sắc rằng, cũng như người làm các nghề khác, người làm nghề viết văn phải không ngừng học tập tự trau dồi. Hơn nữa, nhà văn luôn cần đến tầm kiến văn sâu rộng, càng phải không ngừng học tập; tích lũy vốn sống, vốn đọc, vốn viết. “Làm thợ, đi buôn còn phải học”, huống chi làm nghề viết văn (Theo dòng - Thạch Lam). Cũng như đối với nhiều lĩnh vực sáng tạo khác, trong sáng tác văn chương, yêu cầu chuyên nghiệp hóa đòi hỏi ở nhà văn ý thức học tập, vận dụng, thể nghiệm và đổi mới các “bài bản” kĩ thuật chuyên môn. Chuyên nghiệp hóa sáng tác văn chương không chỉ giúp nhà văn nâng cao chất lượng sáng tác mà còn giúp họ có ý thức đầy đủ hơn về người đọc – đối tượng tiếp nhận tác phẩm văn chương đồng thời là khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc biệt mà nhà văn tạo ra. Một mặt, dù muốn dù không, nhà văn chuyên nghiệp phải quan tâm đến đối tượng tiếp nhận tức là quan tâm đến thị hiếu, tâm lí tiếp nhận của công chúng văn học nói chung. Có như vậy, sáng tác văn học mới đến được với công chúng một cách rộng rãi. Mặt khác, ý thức về danh dự, về tư cách chuyên nghiệp khiến nhà văn phải luôn tìm tòi sáng tạo; tránh đơn điệu, cũ kĩ, nhàm chán; tránh khuôn mẫu, lặp lại, và tất nhiên, tránh tụt hậu trong hành trình hiện đại hóa văn học của thời đại. Hoạt động sáng tác văn học của nhóm Tự lực văn đoàn – với tôn chỉ mục đích rõ ràng, mới mẻ (Mười điều tâm niệm); với cơ sở in ấn xuất bản khá bề thế (nhà in Đời Nay); với cơ quan ngôn luận nổi tiếng (báo Phong hóa, Ngày nay); và, đặc biệt, với các tác phẩm văn học có trình độ chuyên nghiệp hóa khá cao, kết quả của một sự tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới không ngừng – là một hình ảnh sinh động, tiêu biểu cho sự vận hành theo xu hướng chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học ở Việt Nam những năm 1930, 1940 của thế kỉ trước. Chỉ cần nhìn vào thực tế sáng tác của một số nhà văn thuộc nhóm này, ta cũng đủ thấy rõ những dấu mốc, những bước chuyển trong quá trình chuyên nghiệp hóa sáng tác và hiện đại hóa văn học. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, đi từ Nho phong (với quan niệm thẩm mĩ truyền thống), qua Nắng thu, Đời mưa gió, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn (với các tư tưởng luận đề cải cách văn hóa, xã hội), đến Bướm trắng (với những biểu hiện cùng tột của chủ nghĩa cá nhân và sự sâu sắc điêu luyện trong phân tích tâm lí nhân vật), Nhất Linh đã vượt qua mọi thách thức, làm nên sự nghiệp riêng góp vào sự nghiệp chung của văn đoàn. Và sự nghiệp ấy chính là hình ảnh thu nhỏ của bức tranh hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam trước 1945, với các dấu mốc rõ rệt của cả một hành trình chuyên nghiệp hóa dài lâu, tinh tế của văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết Nho phong (1926- 1927) (14) cũng như tập truyện ngắn Người quay tơ (1926-1927) là những sáng tác đầu tay của Nhất Linh, không tránh khỏi những dấu vết ấu trĩ về tư tưởng và nghệ thuật, tính chất phi chuyên nghiệp còn khá rõ. Tính chất chuyên nghiệp và tính hiện đại trong tư tưởng, kĩ thuật tiểu thuyết của ông được đánh dấu từ Nắng thu(1934) Đoạn tuyệt, Lạnh lùng trở về sau. Nhưng có một điều cần lưu ý thêm: từ Nho phong đến Đoạn tuyệt (1934-1935), Lạnh lùng (1935-1936) thực ra không hề có sự đứt đoạn, nhảy cóc, đột biến như nhiều người vẫn tưởng. Bước trung chuyển – với tất cả những thể nghiệm, chuẩn bị cần thiết – giữa hai chặng đường tiểu thuyết phi chuyên nghiệp và chuyên nghiệp này của ông, được thực hiện chủ yếu thông qua thể tài truyện ngắn. Trước khi các tiểu thuyết viết theo mô hình Đoạn tuyệt ra đời, loạt truyện ngắn Tháng ngày qua, Dưới bóng hoa đào, Bóng người trên sương mù, Nắng mới trong rừng xuân, Giết chồng báo thù chồng, Đầu đường xó chợ, Nước chảy xuôi dòng,… rải đăng trên báo Phong hóa từ năm 1932 đến năm 1934 – sau in thành tập cùng với Khái Hưng dưới nhan đề Anh phải sống (1934) – chính là bằng chứng cho những thể nghiệm, chuẩn bị ấy của ông. Như vậy, hành trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa truyện ngắn của Nhất Linh không có sự đứt đoạn. Từ Người quay tơ(1927), qua Anh phải sống (1934), đến Tối tăm (1936), Hai buổi chiều vàng (1937), Mối tình chân (1948-1950) là một hành trình liên tục. Hành trình tiểu tuyết của Nhất Linh từ Nho phong qua Đoạn tuyệt, đến Bướm trắng đã vận động trong sự tương tác thể loại với hành trình liên tục nói trên ở lĩnh vực truyện ngắn. . "Chuyên nghiệp hoá" hoạt động sáng tác: một đòi hỏi tất yếu của công cuộc Xã hội Việt Nam những năm 1930, 1940 đã hình thành một cộng đồng người viết trẻ trung, mới mẻ. Đó là một. học của thời đại mới,…). Đối với nhà văn Việt Nam, việc thoát khỏi những tập tục, thói quen sáng tác mang tính chất nghiệp dư để xây dựng một nền sáng tác có tính chất chuyên nghiệp – một đòi. chuyên nghiệp hóa sáng tác văn học là xu hướng tất yếu, thì đó vẫn còn là vấn đề nan giải, thậm chí là cả một thách thức đối với cả một hệ thống sáng tác, xuất bản, phát hành. Bởi, sáng tác