Chứng chỉ Cisco: "Hộ chiếu" của dân IT chuyên nghiệp So với các chứng chỉ CNTT khác, các chứng chỉ được công nhận của Cisco luôn trong danh sách các chứng chỉ mang lại công việc có thu nhập cao nhất theo xếp hạng của tạp chí Cerfifications của Mỹ năm 2007. Thống kê năm 2008 của IDC, 66% nhà quản lý tin rằng các chứng chỉ của Cisco có thể cải thiện dịch vụ của mình; 75% các nhà quản lý nói rằng các chứng chỉ của Cisco rất quan trọng để đánh giá hiệu quả làm việc nhóm; các tổ chức/công ty với 40-55% thành viên có chứng chỉ Cisco làm việc luôn có hiệu quả trên mức trung bình. Sự nghiệp mới Vũ Duy Khang, 29 tuổi, cử nhân công nghệ thông tin. Sau nhiều năm loay hoay với công việc IT Support, hiện tại Khang đang là chuyên gia cao cấp lĩnh vực mạng của một công ty nổi tiếng. “Ngoài việc trau dồi ngoại ngữ, ngay sau khi tốt nghiệp tôi quyết tâm chinh phục chứng chỉ CCNA. Suy nghĩ lúc đó của tôi rất đơn giản, các công ty đều sử dụng thiết bị kết nối Cisco nên chứng chỉ Cisco sẽ là yêu cầu cơ bản để tìm việc theo chuyên ngành mạng” - Khang chia sẻ. Những suy đoán của chàng kỹ sư mạng đã hoàn toàn đúng hướng thị trường. Cũng như Khang, sau khi thi đỗ hai chứng chỉ CCNA, CCNP Routing and Switching, Nguyễn Hải Nam tự tin đến với công việc quản trị mạng và hệ thống. “Công nghệ và chứng chỉ của Cisco là hộ chiếu giúp tôi tự tin tiếp cận các công ty lớn. Hơn nữa, nó đem lại cho tôi những kiến thức rất cần thiết về mạng máy tính để làm việc thực sự”. Cisco - không chỉ là CCNA Những định chuẩn và những cuộc điều tra trong ngành IT chỉ ra rằng mạng là một trong những công việc có mức lương cao nhất. So với các chứng chỉ CNTT khác, các chứng chỉ được công nhận của Cisco luôn trong danh sách các chứng chỉ mang lại công việc có thu nhập cao nhất theo xếp hạng của tạp chí Cerfifications của Mỹ năm 2007. Với nhu cầu chuyên gia mạng ngày càng tăng, có một Chứng chỉ Cisco là bí quyết giúp nhiều ứng viên nổi bật giữa thế giới đầy rẫy các chuyên gia mạng đang khát khao tìm kiếm việc làm” - một chuyên gia công nghệ bật mí. Vì thế tại Việt Nam, một số trung tâm đào tạo đang triển khai rất nhiều chương trình theo chứng chỉ nổi tiếng Cisco. Tuy nhiên, khi nhắc đến Cisco, một số học viên vẫn hiểu nhầm Cisco chỉ có nghĩa là CCNA? CCNA (Cisco Certified Network Associate) hay còn được gọi là chuyên viên Mạng Cisco là chương trình ở cấp độ cơ bản trong hệ thống chương trình mạng của Cisco. CCNA cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hệ thống mạng. Quan trọng hơn, học viên còn được trang bị đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm để có thể thiết lập, quản lý một hệ thống mạng thực tế. Cao hơn, CCNP - chuyên viên mạng cao cấp là chứng chỉ được biết đến nhiều tại Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CCNP được xem là chứng chỉ tương đương bậc Đại học về Công nghệ mạng. Học viên đạt trình độ CCNP được đánh giá là một chuyên viên mạng cao cấp, có khả năng thiết kế, cài đặt, quản lý, vận hành các mạng LAN, WAN với quy mô từ 100 đến trên 500 node mạng. Tuy nhiên, khi hệ thống lại, Cisco có đến 5 cấp độ chứng chỉ IT: Nhập môn (Entry), Liên kết (Associate), Chuyên nghiệp (Professional), Chuyên gia (Expert), Kiến trúc (Architect) - cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ nghề của Cisco. Tương đương với đó, Cisco có 8 chương trình đào tạo khác nhau: kỹ sư mạng, kỹ sư lưu trữ mạng, kỹ sư bảo mật mạng, kỹ sư mạng đàm thoại, kỹ sư mạng không dây, kỹ sư dịch vụ cung cấp mạng, kỹ sự dịch vụ điều hành mạng, kỹ sư thiết kế mạng. Các chứng chỉ này đa số chỉ yêu cầu một môn thi, nhưng yêu cầu đào tạo rất cao. Ví dụ để đạt chứng chỉ Cisco Content Networking Specialist, học viên phải có CCDA hoặc CCNP hoặc CCIP trước đó. Ngày nay, các học viện mạng của Cisco đã được mở ra tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều trường Đại học lớn hiện cũng đã đưa chương trình đào tạo của Cisco thành môn học bắt buộc đối với sinh viên. Lời khuyên của các chuyên gia là nếu muốn chinh phục một chứng chỉ để làm việc với thật sự, học viên hãy tìm đến các đối tác uy tín mà Cisco giao phó. Đối tác đuợc Ủy quyền (Authorized Cisco Learning Partners) là những địa chỉ duy nhất có quyền tạo ra, đáp ứng và cung cấp khóa đào tạo theo sát những tiến bộ công nghệ của Cisco. . Chứng chỉ Cisco: " ;Hộ chiếu& quot; của dân IT chuyên nghiệp So với các chứng chỉ CNTT khác, các chứng chỉ được công nhận của Cisco luôn trong danh sách các chứng chỉ mang lại. cấp độ chứng chỉ IT: Nhập môn (Entry), Liên kết (Associate), Chuyên nghiệp (Professional), Chuyên gia (Expert), Kiến trúc (Architect) - cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ nghề của Cisco. Tương. Khang, sau khi thi đỗ hai chứng chỉ CCNA, CCNP Routing and Switching, Nguyễn Hải Nam tự tin đến với công việc quản trị mạng và hệ thống. “Công nghệ và chứng chỉ của Cisco là hộ chiếu giúp tôi tự tin