1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kinh tế xây dựng - Chương 11 potx

3 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 154,81 KB

Nội dung

Chương 11 MỘT SỐ ĐẶC ĐI ỂM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG 11.1. KHÁI NIỆM: Thị trường theo nghĩa đen là nơi mua bán hàng hoá. Theo nghĩa rộng thị trường là nơi hay còn gọi là quá trình là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lai lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá cần mua bán. Trong xây dựng, thị trường tồn tại chủ yếu dưới dạng đấu thầu, đàm phán và mộ t số hình thức khác. Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi ở trong đó tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất đều có giá cả, mà giá cả này hình thành trên cở sở quan hệ cung cầu trên thị trường. Kinh tế thị trường có các đặc trương như: mỗi chủ thể kinh doanh đều theo đuổi lợi ích riêng của mình, sản xuất và mua bán hàng hoá được thực hiện tự do cho m ọi người theo nhu cầu thị trường, người mua được tự do lựa chọn người bán, mua bán theo giá cả thị trường, các quan hệ kinh tế được tiền tệ hoá và diễn ra theo quan hệ cạnh tranh. Cơ chế thị trường là tổng thể các hình thức tổ chức, các nhân tố, quan hệ, động lực và quy luật vận hành của thị trường. Các yếu tố đặc trưng cho cơ chế thị trường là: giá cả thị trường (bàn tay vô hình điều khiển kinh tế) và quan hệ cung cầu. Cơ chế thị trường có tính tự điều chỉnh cao, tính cạnh tranh cao, có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực. Các quy luật kinh tế chủ yếu hoạt động trong nền kinh tế thị trường là: quy luật giá trị, quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật chu kỳ hưng thịnh và khủng hoảng kinh tế, quy luật tiề n tệ 11.2. CUNG CẦU TRONG XÂY DỰNG Hai lực lượng cung cầu đóng vai trò chủ yếu trong thị trường sản xuất xây dựng là các chủ thầu xây dựng (bên cung) và các chủ đầu tư (bên cầu). Các chủ thầu xây dựng có nhiệm vụ dùng năng lực sản xuất của mình để xây dựng các công trình theo nhu cầu và đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các doanh nghiệp sản xuất và d ịch vụ, cơ quan Nhà nước hay nhân dân Ngoài ra khi tham gia thị trường xây dựng có các đơn vị cung ứng dịch vụ, tổ chức tư vấn, thiết kế xây dựng đóng vai trò cung cho các chủ đầu tư. Các tổ chức cung cấp máy móc - thiết bị thi công, vật tư, dịch vụ xây dựng đóng vai trò cung cho các chủ thầu xây dựng. Chủ đầu tư đóng vai trò cung cho các khách hàng mua các sản phẩm của mình. Nhu cầu xây dựng phụ thuộ c mức tiêu dùng cho sản xuất và sinh hoạt đời sống (kể cả nhà ở) của các doanh nghiệp và nhân dân, vì khi các nhu cầu trên tăng lên thì nhu cầu xây dựng các công trình cũng tăng lên. Sản phẩm của xây dựng khi là các công trình sản xuất thì chưa phải là vật tiêu dùng cuối cùng. 11.3. CÁC HÌNH THỨC THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG 11.3.1. Phân loại thị trường theo nơi và cách gặp gỡ giữa cung và cầu Thứ nhất, hình thức phổ biến nhất là bên cung và bên cầu gặ p gỡ nhau thông qua đấu thầu với các hình thức khác nhau. Bên cung ở đây là các chủ thầu xây dựng và bên cầu là các chủ đầu tư có công trình cần xây dựng, Thông qua đấu thầu vấn đề số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả xây dựng sẽ được quyết định. Đấu thầu còn áp dụng cho cả công việc thiết kế, tư vấn, mua sắm vật tư và thiết bị. Thứ hai, đ àm phán giữa chủ đầu tư với chủ thầu xây dựng về các vấn đề mới phát sinh về khối lượng và giá cả xây dựng trong quá trình thi công để điều chỉnh hợp đồng. Hợp đồng là văn bản cam kết có tính pháp lý giữa chủ đầu tư với chủ thầu xây dựng về mua bán sản phẩm xây dựng. Hình thức đàm phán còn có thể áp dụng để lựa chọn chủ thầ u xây dựng nếu hình thức đấu thầu không được áp dụng. Thứ ba, các cửa hàng mua bán vật tư xây dựng và các công ty cho thuê máy xây dựng (đóng vai trò bên cung), các chủ thầu xây dựng (đóng vai trò bên cầu) Thứ tư, việc mua bán nhà cửa xây dựng sẵn (nhất là nhà ở), thì chủ đầu tư ở đây là các nhà kinh doanh bất động sản mà cũng có thể là do các chủ thầu xây dựng kiêm luôn chức năng đầu tư. Ngoài ra còn có một số hình thức giao dịch khác cũng được xem là hình thức giao dịch thị trườ ng: như giao dịch qua mạng, qua điện thoại, qua thư thư từ 11.3.2. Phân loại thị trường theo quan hệ số lượng bên cung và bên cầu tham gia thị trường Theo quan hệ số lượng bên cung và bên cầu tham gia thị trường có thể phân thành các loại hình thức thị trường thể hiện trong bảng sau: Số lượng bên cung Số lượng bên cầu Một Một ít Nhiều Một (1) Độc quyền song phương (2) Độc quyền cầu không hoàn hảo (3) Độc quyền cầu hoàn hảo Một ít (4) Độc quyền cung không hoàn hảo (5) Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (6) Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền thiên về cầu Nhiều (7) Độc quyền cung hoàn hảo (8) Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền thiên về cung (9) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Ngoài ra thị trường xây dựng còn được phân loại theo cơ cấu đầu tư, theo nguồn vốn, theo chủ đầu tư 11.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG 1. Sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao, giá trị lớn, sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, không có thời gian lưu kho chờ bán. 2. Quá trình mua bán sản phẩm trong xây dựng diễn ra trước quá trình sản xuất, và thông qua việc đấu th ầu, ký hợp đồng. Sau đó quá trình mua bán này còn tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình. 3. Việc tiêu thụ sản phẩm được tiến hành trực tiếp giữa người bán và người mua không qua khâu trung gian. 4. Người mua (chủ đầu tư) thường là các chủ đơn vị sản xuất và dịch vụ, do đó họ chưa phải là người tiêu dùng ở cấp cuối cùng, chỉ trừ người mua công trình chỉ để phục vụ cho sinh hoạ t chứ không phải để sản xuất - kinh doanh (như nhà ở). 5. Số người tham gia quá trình mua bán sản phẩm xây dựng thường nhiều. Ý định của người mua quyết định chất lượng, giá cả của sản phẩm và quyết định của người bán sản phẩm xây dựng. Người mua phải tạm ứng trước một số tiền cho người bán để tiến hành sản xuất sản phẩm. 6. Quy luậ t cạnh tranh trong thị trường xây dựng xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu. 7. Quá trình cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối không liên tục như các ngành khác, vì vậy việc xây dựng các công trình chỉ xảy ra một cách gián đoạn và phụ thuộc vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế. Thị trường xây dựng phụ thuộc vào thị trường đầu tư, nhất là lãi suất vay tín dụng để đầu tư và vào mức thu l ợi đạt được của đầu tư. 8. Trong xây dựng không có giá thống nhất cho sản phẩm toàn vẹn. Chiến lược và chính sách giá cả của các nhà thầu xây dựng khó linh hoạt. Có ý kiến cho rằng vai trò của chiến lược giá cả trong xây dựng không quan trọng bằng các ngành khác. 9. Marketing trong xây dựng được tiến hành cá biệt cho từng trường hợp tranh thầu và không tiến hành hằng loạt. Quảng cáo xây dựng được tiến hành chủ yếu thông qua các thành tích đã đạt được của các chủ thầu xây dựng trong việc xây dựng các công trình. 10. Vai trò của Nhà nước đối với ngành xây dựng tương đối lớn hơn so với các ngành khác, vì xây dựng có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và nguồ n vốn đầu tư của Nhà nước cho các công trình phục vụ công cộng tương đối lớn. . cầu xây dựng các công trình cũng tăng lên. Sản phẩm của xây dựng khi là các công trình sản xuất thì chưa phải là vật tiêu dùng cuối cùng. 11. 3. CÁC HÌNH THỨC THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG 11. 3.1 trường sản xuất xây dựng là các chủ thầu xây dựng (bên cung) và các chủ đầu tư (bên cầu). Các chủ thầu xây dựng có nhiệm vụ dùng năng lực sản xuất của mình để xây dựng các công trình theo nhu. Ngoài ra thị trường xây dựng còn được phân loại theo cơ cấu đầu tư, theo nguồn vốn, theo chủ đầu tư 11. 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG 1. Sản phẩm xây dựng có tính cá biệt

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN