Đừng quên trò chuyện với con Áp lực công việc, mối lo kiếm sống đang chiếm quỹ thời gian của cha mẹ và nếu ít được trò chuyện với cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển tư duy của trẻ. Lạm dụng tivi Tại hội thảo về các mô hình can thiệp sức khỏe tâm thần cho trẻ em tổ chức tại Hà Nội vừa qua, bác sĩ (BS) Phạm Ngọc Thanh - BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) khuyến cáo về ảnh hưởng không tốt với trẻ em xem ti vi nhiều giờ trong ngày. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. BS Thanh cho biết: chúng tôi đã tiếp nhận nhiều trẻ được bố mẹ đưa đến điều trị vì chậm nói. Trong đó, nhiều phụ huynh cho biết, đã cho trẻ xem ti vi nhiều thời gian trong ngày, vài ba giờ mỗi ngày, thậm chí có cháu xem tivi từ lúc 5 - 6 tháng tuổi. Có cháu "nghiện" ti vi. Khi ngủ cũng phải có tiếng ti vi. Ngay cả khi ngủ say, bố mẹ tắt ti vi là thức giấc. BS Thanh cho lời khuyên: có thể cho trẻ em xem ti vi, nhưng thời gian ngắn. Và trong quá trình xem, phải có bố mẹ cùng tham gia, cùng trò chuyện, có sự tương tác với trẻ. Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi. Với trẻ trên 2 tuổi chỉ nên xem ti vi từ 1 - 2 giờ/ngày. Còn BS Hoàng Cẩm Tú, Trung tâm tham vấn tâm lý giáo dục và sức khỏe tâm thần cho trẻ em và vị thành niên (Hà Nội) cho rằng: Lời nói là một trong những hình thức thể hiện tư duy của trẻ. Để ngôn ngữ của trẻ phát triển bình thường, cần có sự tương tác trong giao tiếp với người thân: cha mẹ, ông bà, các bạn cùng lứa tuổi Cha mẹ không nên "khoán trắng" con cho người giúp việc. Người đó có thể biết cho trẻ ăn đủ bữa, nhưng để phát triển toàn diện, thì như vậy là chưa đủ. Cha mẹ cần dành thời gian cho con, cùng chơi đồ chơi với con. Đó là kênh quan trọng để con được mở mang sự hiểu biết. Khi còn nhỏ, trẻ cần được bế ẵm, trò chuyện, nói nựng. Lúc này, bé có thể chưa nói được, nhưng việc lắng nghe và được nghe là tương tác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ cần được đến trường Trong một lần trò chuyện với các bà mẹ tại một trường mầm non, chúng tôi được chị Thủy, mẹ của hai con trai cho biết kinh nghiệm về "đưa trẻ đến trường". Chị kể: “Cháu lớn của mình 3 tuổi mới đến trường mầm non. Là con đầu cháu sớm, nên cả nhà bao bọc. Bởi vậy, tính tình nhút nhát, dè dặt. Đến khi sinh cháu trai lần sau, chị cho đi học sớm hơn, khi mới chưa đầy 20 tháng tuổi. Mình thấy, cu cậu nhanh nhẹn và bạo dạn hơn hẳn anh”. BS Hoàng Cẩm Tú khuyên: "Bất cứ trẻ nào cũng cần được tiếp xúc với bên ngoài. Thế giới của người lớn rất rộng với những mối giao tiếp hằng ngày trong công việc, hội họp, gặp gỡ bạn bè Còn thế giới của các em phải là các bạn cùng trang lứa, sự vui chơi gắn với môi trường bên ngoài. Sự bao bọc trong gia đình, với người giúp việc lâu dài khiến trẻ không có được sự phát triển toàn diện". Rất nhiều người hài lòng vì con mình ăn ngủ cùng người giúp việc, "tự hào" vì con không theo bố mẹ, tha hồ rảnh rang lo công việc. Nhưng, BS Thanh cho rằng: "Chăm sóc con trẻ cũng cần đúng cách. Không chỉ lo cho bữa ăn đủ dinh dưỡng, người lớn cần hiểu tâm sinh lý của trẻ". Theo BS Tú: "Nhà trẻ, mẫu giáo chính là môi trường phù hợp. Đến lớp, các cháu được vui chơi với "xã hội" của mình, được lớn lên cùng các bạn bè. Ngay cả sự va chạm, tranh cãi trong môi trường tập thể cũng giúp trẻ có cách ứng phó, sự thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Nếu trẻ phát triển bình thường, nên cho đến lớp khi được 18 tháng tuổi trở lên, tại các nhà trẻ đủ điều kiện. Ở nước ngoài, có rất nhiều các mô hình nhà trẻ phù hợp với lứa tuổi. Thậm chí, trẻ từ vài tháng tuổi cũng đã được đón nhận, với thời gian gửi ngắn, vài giờ/ngày”. Theo: Nam Sơn - Thúy Anh, báo Thanh Niên . Đừng quên trò chuyện với con Áp lực công việc, mối lo kiếm sống đang chiếm quỹ thời gian của cha mẹ và nếu ít được trò chuyện với cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến. đủ. Cha mẹ cần dành thời gian cho con, cùng chơi đồ chơi với con. Đó là kênh quan trọng để con được mở mang sự hiểu biết. Khi còn nhỏ, trẻ cần được bế ẵm, trò chuyện, nói nựng. Lúc này, bé có. trong quá trình xem, phải có bố mẹ cùng tham gia, cùng trò chuyện, có sự tương tác với trẻ. Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi. Với trẻ trên 2 tuổi chỉ nên xem ti vi từ 1 - 2 giờ/ngày.