Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần (Tài hèn nào dám luận dùng binh, Vượt biển trèo non báo thánh minh… Cách biệt đến nay chừng mấy buổi, Quê hương vui biết được thăng bình) Đạm bạc thường cam bang ngoại thú, Thốn thành nguyện đạt cửu trùng thinh. (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 24) (Đạm bạc cam lòng nơi nước khách, Tấc lòng xin gửi chín tầng cao) Lòng trung quân ái quốc của ông còn được thể hiện: Khẳng hiệu cam tâm thôn á thán, Trực tương nhiệt huyết ngự hàn băng. Tình quan phụ tử sầu nan cấm, Đạo trọng quân thần bãi bất năng. (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 25) (Than đỏ, cam lòng theo nguyện học, Giá băng, máu nóng quyết đem bao. Tình thâm phụ tử sầu khôn nén, Đạo trọng quân thần bỏ khó sao!) Nhiều lúc nơi đất khách nhưng ông vẫn vui mừng vì được cùng các bạn Trịnh Hoài Đức, Hoàng Ngọc Uẩn, Lê Quang Định… báo đáp ơn vua: Hỷ đắc thiên nhai tri kỷ cộng, Tận tâm thù đáp thánh ân triêm. (Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 29) (Chân trời mừng được cùng tri kỷ, Dốc hết lòng son báo đức vua) Khi nghe tin chiến tranh kết thúc, lại thêm việc thỉnh phong đã thành, trên đường giong bè trở về nước, Nhân Tĩnh vui sướng được đền đáp thánh ân: Cục bãi chinh tru thắng phụ phân, Thừa tra vạn lý đáp minh quân. (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 12) (Cuộc cờ đã vãn, thắng thua phân, Vạn lý bè giong, báo thánh quân) Với Ngô Nhân Tĩnh, dốc hết lòng son báo đáp ơn vua, đất nước là ý nguyện lớn nhất trong đời ông. Và nỗi nhớ quê hương khiến mái đầu thêm tóc bạc cũng không phải là điều lạ với một người như ông: Báo quốc đan tâm tận, Tư hương bạch phát tân. (Đối kính) (Báo đền đất nước, lòng son dốc, Thương nhớ quê hương, tóc trắng đầu) Trong tư tưởng vị Nho thần triều Nguyễn Ngô Nhân Tĩnh, trung thần ái quốc nào phải chỉ có những bầy tôi kề cận bên mình vua, mà đôi khi, kẻ ở tận chân trời góc biển cũng là bầy tôi tận trung ái quốc: Khởi độc tại triều năng ái quốc, Thiên nhai hải giác diệc nhân thần. (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 11) (Nào chỉ ở triều là ái quốc, Chân trời góc biển cũng tôi trung) Ngô Nhân Tĩnh khi đi sang Trung Quốc lần thứ nhất, ông từng cùng những người bạn thơ Trung Quốc như Trần Tuấn Viễn, Trương Nẫm Khê, Hà Bình… xướng hoạ thơ ca. Đến năm Bính Dần (1806), Trần Tuấn Viễn, người Quảng Đông sang nước ta, có đến ở nhà của Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhân Tĩnh nhờ ông đề tựa tập thơ Thập Anh thi tập của mình. Trong bài đề tựa cho tập thơ, ông có nhận xét về Ngô Nhân Tĩnh là người hết lòng vì vua vì nước: “Nhưng tôi lại nhớ đến năm xưa Ngô hầu sang đất Việt (Quảng Tây) cùng tôi quấn quýt mấy tháng liền, giãi bày bàn luận, khí khái việc lưu trệ mà lời thường chứa sự phong nhã hài hoà. Trong tập thơ, những câu mạnh mẽ hùng tráng, đẹp đẽ không thể kể hết, nhưng tôi xem đến những câu như “Thân thế vô liêu thánh đế tri” và “Nghĩa dĩ quân thần mỗi tự khoan” mới hé mở mối tơ tình khẩn thiết vì vua vì nước, nên tôi chưa từng bỏ quyển, cứ cuốn trôi theo mà đọc đi đọc lại không rời tay. Phàm là người trung với vua thì ắt thành thật với bạn bè, điều ấy là lý do mà tôi vui vẻ cùng Ngô hầu kết giao. Dẫu một tấm lòng son sắt như thế cũng có lúc bị kẻ khác tỵ hiềm và giá hoạ, để rồi vào năm cuối đời, ông mất trong thấp thỏm lo âu… 2.2. Nỗi oan và tâm sự khó bày Sách Đại Nam thực lục, chính biên có chép: Năm Quý Dậu, Gia Long thứ 12 (1813), chiếu cho Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp tổng trấn Ngô Nhân Tĩnh đại phát thuỷ binh hơn 13.000 người đem quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước. Sau lần đi sứ ấy, ông về và mất. Cũng trong Đại Nam thực lục, chính biên có chép rằng: “… Nhân Tĩnh trước sang Chân Lạp, có người nói Tĩnh nhận riêng của nước Phiên. Văn Duyệt đem việc tâu, Vua nói: “Việc không có chứng cứ, hãy để đó”. Nhân Tĩnh nghĩ không yên lòng, thường tự than rằng: “Vẽ rắn thêm chân ai khiến ta mang cái oan không bày tỏ được”. Đến nay ốm chết. Trịnh Hoài Đức tâu xin truy tặng. Vua không cho” (27) . Còn trong Đại Nam liệt truyện, chính biên thì chép: “… Đến khi trở về hoặc có người nói là Tĩnh nhận của cho riêng, Duyệt tin thực đem việc ấy tấu lên, vua cho là không có sự thực, bỏ đi. Tĩnh, lòng không tự yên; nhưng rút cục không làm thế nào để giãi tỏ lòng của mình được. Thường than rằng: Vẽ rắn thêm chân, ai khiến cho ta mang cái oan không giãi tỏ được ư? (…) Mùa đông năm ấy, ốm chết. Trịnh Hoài Đức tâu giúp xin truy tặng, vua không cho” (28) . Nỗi oan ức ấy của Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức có nhắc đến trong bài thơ làm khi ông nghe tin Ngô Nhân Tĩnh mất: Hu thanh hữu lực sinh năng bác, Bất bạch chi ngôn tử khả ai. Bán thế hùng tâm không phục nhĩ, Nhị niên đại thể vị hà tai. Liên khanh khoáng đạt phiên thành tích, Mai oán Trang Sinh nhập dạ đài. (Văn Gia Định thành Hiệp tổng trấn Tĩnh Viễn hầu Ngô Nhữ Sơn Công bộ thượng thư phó âm ai tác) (… Khi sống làm quan, anh đủ tài sức để thi thố tài năng rộng rãi, Vì một lời nói mù mờ chẳng rõ mà chết thật đáng đau xót. Hùng tâm nửa đời phí uổng không báo được, Đại thể hai năm biết nói gì đây? Thương anh tính tình khoáng đạt, lại trở thành khối bệnh, Đành ôm hận Trang Sinh xuống suối vàng) Nỗi oan tình và khối tâm sự khó nói thành lời ấy có lẽ đã theo ông xuống tuyền đài chôn giấu. Những trang thơ cuối của tập bản thảo Thập Anh thi tập có bài làm vào năm Ất Mão khi ông phụng mệnh ban phong cho vua nước Cao Miên, và bài thơ cuối cùng khép lại thi tập là Đáp chư hữu tặng biệt nguyên vận. Dường như trong năm Quý Dậu, sau khi ông đi sứ sang Chân Lạp cùng Lê Văn Duyệt, không thấy có thơ. Phải chăng nỗi oan tình của Ngô Nhân Tĩnh không phải đơn giản chỉ là việc nhận của riêng của người Cao Miên? Liệu có còn lý do nào khác khiến ông phải chịu nỗi oan ức đến không thể giãi bày được chăng? Trước lúc đi sứ Trung Quốc năm Nhâm Tuất (1802), Tiền quân Nguyễn quận công có tặng cho ông thanh kiếm, như lời chú ông viết trong tập thơ bài Đối kiếm: “Thời vãng sứ Trung Quốc, Tiền quân Nguyễn quận công tặng tống bảo kiếm”. Do vậy, có người cho rằng ông có quan hệ với Nguyễn Văn Thành, mà dẫn đến cái chết: “… thì có thể thấy Ngô Nhân Tĩnh bị vua Gia Long nghi ngờ, lo buồn thành bệnh mà chết. Biết đâu chẳng phải do Gia Long nghi ngờ Ngô Nhân Tĩnh là đồng chí của Nguyễn Văn Thành, trong khi trước đó Nguyễn Văn Thành cũng bị nghi ngờ là mưu phản loạn, sợ tội uống thuốc độc mà chết” (29) . Nhưng, lại quên rằng, việc Nguyễn Văn Thành bàn lập ngôi vua diễn ra vào năm Gia Long thứ 14 (1815), bấy giờ có cả Trịnh Hoài Đức dự tiệc (30) , và Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc chết vào năm Gia Long thứ 16 (1817) (31) . Như vậy sự việc diễn ra sau khi Ngô Nhân Tĩnh mất (1813) đã được 2 đến 4 năm, chứ không hề như ông Hoài Anh nói. Vậy, Ngô Nhân Tĩnh khó có thể là mất vì sợ vua Gia Long nghi kỵ mình là đồng chí của Nguyễn Văn Thành. . Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần (Tài hèn nào dám luận dùng binh, Vượt biển trèo non báo thánh. nước ta, có đến ở nhà của Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhân Tĩnh nhờ ông đề tựa tập thơ Thập Anh thi tập của mình. Trong bài đề tựa cho tập thơ, ông có nhận xét về Ngô Nhân Tĩnh là người hết lòng vì. vẻ cùng Ngô hầu kết giao. Dẫu một tấm lòng son sắt như thế cũng có lúc bị kẻ khác tỵ hiềm và giá hoạ, để rồi vào năm cuối đời, ông mất trong thấp thỏm lo âu… 2. 2. Nỗi oan và tâm sự khó bày