1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị" docx

6 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị" Một viên thứ sử mới đến nhậm chức, để thoả mãn thú ăn chơi của mình mà mời một thư sinh nghèo vô đức, vô tài đến nha môn làm bạn rượu, và vì tình riêng mà trái phép công, xử án tuỳ tiện, bất luận đúng sai. Chỉ một vài chi tiết chấm phá thôi đã vạch trần bản chất hủ bại của viên quan này. Khi Cuồng sinh xúc phạm, thứ sử lộ nguyên hình bộ mặt hung ác, dùng "lệnh doãn phá nhà" để uy hiếp Cuồng sinh. Tuy nhiên với sinh là kẻ vô gia cư, "làm gì có nhà mà phá". Thứ sử "thấy thế tha cho, nhưng đuổi không cho ở dưới tường thành nữa", khiến sinh không có chỗ để ở. Đây chính là chỗ bộc lộ sự tàn bạo của thứ sử. Bên ngoài có vẻ tỏ ra khoan dung độ lượng nhưng bên trong thực tế lại hết sức tàn nhẫn, nham hiểm quyết tuyệt đường sống của Cuồng sinh. Nhưng trong hoạ có phúc, Cuồng sinh lại được bạn bè giúp đỡ có một căn nhà để ở. Thật là một kết cục nằm ngoài dự liệu của thứ sử. Tuy nhiên nếu truyện đến đây kết thúc thì mới chỉ khiến độc giả cảm thấy thoải mái, chứ không để lại "dư ý". Sự hàm súc của câu truyện này nằm ở chỗ thông qua phản ứng ở cuối truyện của Cuồng sinh càng khơi sâu thêm nhận thức về bộ mặt thối nát của quan lại phong kiến. Nhìn bề ngoài câu nói "từ nay về sau biết sợ Lệnh doãn phá nhà rồi!" của Cuồng sinh dường như không hợp tình hợp lý cũng như không phù hợp với tính cách của Cuồng sinh. Nhưng trên thực tế cực kỳ sâu sắc. Bởi lẽ, Cuồng sinh sau khi trải qua những biến cố mới thực sự hiểu sâu sắc giá trị của bốn chữ "Lệnh doãn phá nhà". Căn nhà là kết quả ngoài dự kiến của anh ta, nhưng có được cũng từ sự hãm hại. Cuồng sinh nhận thức sâu sắc bản chất của viên thứ sử (không nhà vẫn phá), huống hồ bây giờ anh ta đã có nhà. Do đó mà tự rút ra bài học biết sợ hãi, không dám ngông cuồng nữa, theo cách dẫn giải của Tôn Nhất Trân: "điều này hoàn toàn phù hợp với tính chân thực của cuộc sống cũng như hoàn toàn phù hợp với lôgíc phát triển tính cách của Cuồng sinh trong điều kiện đặc biệt" (6) . Sự thay đổi từ ngông cuồng đến không còn ngông cuồng nữa của Cuồng sinh đã vạch trần bản chất tàn độc của quan lại, gợi nên ý nghĩa triết lý thâm sâu, để lại "dư ba". Tiêu biểu cho loại truyện lấy "hiển ý nơi này mà hàm ý nơi kia" còn có thể kể đến truyện Bát Đại vương. Truyện kể về Phùng Sinh được người ta biếu một con ba ba rất lớn có chấm trắng trên đầu, Phùng Sinh thấy lạ nên thả đi. Sau con ba ba báo đền ân đức phóng sinh, tặng Phùng Sinh bảo vật khảm dưới cánh tay. Từ khi có bảo vật mắt Phùng Sinh rất sáng "phàm chỗ nào có châu báu dù ở suối vàng cũng nhìn thấy, mà cả những thứ chưa bao giờ biết cũng có thể đọc được tên". Nhờ có báu vật mà gia tư giàu ngang vương công, sau lại nhờ gương thần mà lấy được công chúa thứ ba của Túc vương phủ. Nếu chỉ xem xét ở góc độ biểu hiện của đề tài rất dễ lầm chủ đề tác phẩm nhằm biểu dương đức hiếu sinh. Nhờ đức hiếu sinh mà Phùng Sinh được báo đáp. Nhưng thực tế, qua diễn biến tình tiết câu chuyện hoàn toàn không phải như vậy. Tác phẩm hàm ý phê phán thói tham lam của quan lại thống trị cũng như những tệ đoan hủ bại của chế độ phong kiến. Trong truyện có nhân vật Lệnh doãn Nam Đô (tức con ba ba) thực chất là con quỷ hống hách, say khướt tối ngày. Các nhân vật khác như Túc vương, Vương phi, gia nhân đầy tớ đều là một phường sâu mọt, tham lam. Phùng Sinh vì lưu hình công chúa trong gương thần mà bị chịu hoạ sát thân phải đem "những vật chí bảo trong thiên hạ" để đút lót Túc vương mà thoát tội chết. Vợ Sinh lại đem đài gương san hô mà chuyển hoạ thành phúc. Không những thế, Túc vương còn gả công chúa cho Phùng Sinh. Của báu từ nhà Phùng sinh theo cái "hoạ" chạy vào Túc vương phủ, giờ theo cái "phúc" cùng công chúa từ Túc vương phủ trở về chủ cũ. Ý thức được sức mạnh của châu báu mà Phùng Sinh biến nguy thành an, chuyển hoạ thành phúc. Hoạ phúc chỉ nằm ở sự hối lộ, đút lót mà lưu thông chuyển hoá nên "mất ngựa chưa phải là điềm rủi" mà "được ngựa chưa phải là điềm may". Trong số những truyện có đề tài châm biếm xã hội thì Bát đại vương là truyện khá tiêu biểu, bộc lộc sự sắc sảo của tác giả trong lập ý cấu tứ tạo nên sự hàm súc trong kết cấu. Sự hàm súc của Liêu Trai còn được thể hiện ở khả năng "ngụ ý trong hài hước", qua tiếng cười bộc lộ thâm ý phúng thích. Nhiều truyện đằng sau tiếng cười hóm hỉnh, vui vẻ là sự châm biếm kín đáo, phơi bày các tệ đoan hủ bại và những thế lực tà ác trong xã hội. Truyện Điểu ngữ (Nghe được tiếng chim) kể một vị đạo sĩ có khả năng nghe được tiếng của điểu cầm mà tiên tri sự việc như thần khiến quan ấp lệnh ngưỡng mộ đón về thết đãi như thượng khách. Tình tiết hài hước gây cười là ở chỗ quan ấp lệnh là kẻ tham lam, chuyên ăn hối lộ, xử án thì mọi việc đều quy ra tiền nên hết sức tránh né những việc "nhạy cảm" này, thì đạo sĩ lại thật thà kể hết những lời đàn vịt nói về "đức tính" đó của ấp lệnh. Truyện Hồ hài (Hài hước hồ ly) kể về một con hồ ly ăn nói rất giảo hoạt và có khiếu hài hước. Những câu chuyện mà hồ ly kể cho các nho sĩ nghe không chỉ bộc lộ khiếu hài hước mà còn cho thấy kiến văn sâu rộng, đó cũng là ngụ ý châm biếm sở học của những anh chàng nho sĩ luôn tự cho mình "duy ngã độc tôn" như Tôn Đắc Ngôn. Tiêu biểu cho kiểu truyện này là truyện Quan tư huấn. Một vị giáo quan bị điếc, chơi thân với con hồ ly, nhất thiết mọi việc nghe theo hồ ly. Hồ ly trước khi từ biệt đi xa có khuyên vị giáo quan điếc: "Ông chẳng qua như người bù nhìn bằng gỗ, không có người giật thời ngũ quan đều vô dụng. Ông sẽ vì điếc mà mắc tội, chi bằng từ chức sớm còn được tiếng thơm". Vị giáo quan không nghe lời bạn hồ mà kết quả vì điếc mà đắc tội với quan trên, bị miễn chức. Một hôm làm việc ở văn trường, các giáo quan khác đều trình sổ sách cho quan Học sứ xem. Quan Học sứ hỏi ông vì sao lại không trình gì cả. Giáo quan điếc mơ hồ không hiểu gì cả "người ngồi cạnh lấy khuỷu tay huých, thò tay vào cặp ra hiệu" (7) . Trong cặp của giáo quan điếc có chứa đồ phòng the của người họ hàng nhờ bán hộ, giáo quan điếc tưởng quan Học sứ cần những thứ đó nên cúc cung, kính cẩn nói: "Dạ, có tám thứ tiền tốt nhất, hạ quan chưa dám trình dâng". Cử toạ xung quanh cười phá lên, quan Học sứ tức giận chửi mắng đuổi ra và cách chức. Đọc những thiên truyện kiểu này người đọc không khỏi phì cười vì cái chế độ khoa cử khắc nghiệt ấy làm sao lại có thể lấy vị giáo quan điếc lác, quê mùa, bộp chộp đi làm giám khảo trường thi. Nhưng đằng sau tiếng cười, hình ảnh quan Học sứ cũng hiện ra thật rõ nét. Một vị quan làm việc công mà giữa thanh thiên bạch nhật dám đòi tiền hối lộ của các giáo quan. Tiếng cười bật ra và bộ mặt đạo đức "nguỵ quân tử" của quan Học sứ cũng bị phơi bày. "Ngụ ý trong hài hước" đã trở thành công năng phê phán của loại truyện này. Sự tinh tế trong bút pháp miêu tả Bút pháp chính là yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả, tác phẩm. Trong Liêu Trai dù là những thiên truyện hàng ngàn chữ cho đến những truyện một vài trăm chữ thì sự miêu tả của Bồ Tùng Linh không hề tỏ ra giản đơn. Ông không bao giờ miêu tả một cách thẳng tuột mà sự miêu tả luôn có thứ lớp, trùng điệp, khúc triết, quanh co uốn lượn tạo nên cảm giác "đồi cao khe thấp". Sự tường thuật vì vậy không phải đi một lèo như "giữa chốn bình nguyên". Chính vì vậy, tình tiết trong truyện luôn khuất khúc uốn lượn khiến độc giả phải dụng tâm suy ngẫm. Lấy truyện Hoạn nương làm ví dụ, tình tiết, sự kiện biến ảo, tự sự thì quanh co khuất khúc khiến người đọc không hiểu được vì sao bài thơ Tích dư xuân lại xuất hiện ở trước phòng của Lương tiểu thư và bài thơ hoạ lại của Lương tiểu thư lại xuất hiện ở nhà Ôn Như Xuân. Rồi những tình tiết ly kỳ như giống cúc xanh nhà Cát Ông không bao giờ truyền ra ngoài nay lại thấy cúc nhà Ôn Như Xuân nở hoa xanh khiến cho Cát Ông tưởng con gái tư tình mà đem tặng. Rồi chiếc giày vải con gái rơi ra từ ghế của công tử Lưu Phương Bá cũng khiến Cát Ông khinh mạn là phường trăng hoa nên khước từ lời cầu hôn. Những tình tiết, sự kiện biến ảo trên được tự sự một cách uyển chuyển quanh co. Sự quanh co trong miêu tả đã đem lại những cảm xúc tươi mới khiến độc giả đồng tình với tình cảm trong sáng, tha thiết chân thành của nàng ma Hoạn Nương với người mình yêu dấu. Hoá ra vì mê tiếng đàn của Ôn Như Xuân mà Hoạn Nương đã "đạo diễn" để mối lái cho tình duyên trắc trở của người mình yêu. Truyện Thạch thanh hư mượn chuyện Hình Vân Phi được đá quý rồi lại mất, mất rồi lại được tất thảy tới năm lần thể hiện sự tao phùng kỳ ngộ như chính cuộc đời long đong của nhân vật. Trong truyện Diệp sinh, tác giả dùng hư văn để miêu tả một cách khúc triết số phận nhân vật khiến độc giả không biết dạy học cho công tử con quan lệnh Đinh Thừa Hạc là ma hay người. Bởi từ đầu truyện tác giả chỉ giới thiệu: "Diệp sinh văn chương từ phú hơn hẳn những người đương thời, nhưng trời chẳng chiều người, khoa danh lận đận mãi" nên lâm bệnh nặng, thuốc thang vô hiệu. Sự tường thuật đến đây là hết mà không hề cho độc giả thấy cái kết quả của "sự lâm trọng bệnh" kia như thế nào nên người đọc bị đánh lừa về thân phận thực sự của Diệp sinh. Chỉ đến khi Diệp sinh đỗ đạt, vinh quy về làng, vợ con mới ngạc nhiên cho biết sinh chết đã ba năm nay, linh cữu còn quàn chưa đem táng. Đến lúc này người đọc mới vỡ lẽ dạy học ở nhà quan lệnh thực là hồn ma của Diệp sinh. Khát vọng công danh không thoả khiến hồn ma Diệp sinh không tiêu tán, phải mượn phúc trạch ân công mà nhả khí văn chương. Câu chuyện trở nên lôi cuốn người đọc không chỉ ở việc tổ chức sắp xếp tình tiết câu chuyện và bút pháp miêu tả lắt léo mà còn ở cái ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của tác phẩm. Nghệ thuật kiến tạo tình tiết ly kỳ, quanh co phức tạp, đạt đến sự kỳ diệu của bút pháp "nhất khẩn nhất túng" (vừa thả vừa bắt) làm cho văn chương trở nên uyển chuyển, lay động lòng người. Mặt khác, trong khi tự sự tác giả còn đan cài ảo cảnh mê ly với hiện thực chân xác nên đã tạo ra những "nút thắt", "nút mở" khiến nhiều truyện như một màn kịch sinh động. Lấy truyện A Bảo làm ví dụ. Truyện này dùng thủ pháp tưởng tượng mê ảo kết hợp với khoa trương để miêu tả mối tình si của Tôn Tử Sở với A Bảo. Phần đầu truyện tả tình si của Tôn Tử Sở nghe lời nói đùa mà chặt đứt ngón tay, hồn biến thành chim vẹt bay đến nhà A Bảo. A Bảo cảm động nên đã đem tín vật đính ước thề nguyền, cuối cùng nên duyên cẩm sắt: "Sau ba năm nhà càng khá giả. Chợt sinh mắc bệnh tiêu khát mà chết". Tình cảnh đột ngột thay đổi giống như một đợt sóng vừa bình lặng thì một đợt sóng khác lại xô tới. Nếu như nửa đầu tác phẩm miêu tả tình si của Tôn Tử Sở thì nửa sau miêu tả sự đáp trả tình si của A Bảo. A Bảo vì tình si mà "khóc lóc thảm thiết, chẳng thiết cơm nước, khuyên giải không được thừa lúc nửa đêm thắt cổ tự vẫn" khiến Diêm vương cảm động cho Tôn được tái sinh. Cái tài của nhà văn họ Bồ là trong khi tự sự quanh co lại tuôn trào tình cảm của nhân vật. Câu chuyện vì thế đem lại cảm xúc thuần khiết tươi mát và cũng qua đó cho thấy khả năng khơi dậy cảm xúc trong tâm hồn độc giả, khiến họ đồng cảm với nhân vật. Chính thực ở chỗ này, diệu bút của tác giả đã phản ánh một cách sâu sắc nỗi "cô phẫn" không chỉ của riêng mình mà của cả xã hội. * Liêu Trai đã đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng đứng đầu đoản thiên tiểu thuyết (đoản thiên tiểu thuyết chi vương) làm tấm gương soi cho hậu thế. Nó không chỉ vĩ đại mà còn tinh tế, không những ảo diệu ly kỳ mà còn thuần phác, đã hàm súc mà còn sắc sảo, tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo. Vì thế, đã hơn ba trăm năm nay, sức hấp dẫn của Liêu Traiđã khiến những nhà bình luận, những độc giả trung thành tốn không ít bút mực tranh luận, chỉ mong đem đến được một cái nhìn mới nhất về những vấn đề tưởng chừng đã cũ . Phong cách nghệ thuật "Liêu Trai chí dị" Một viên thứ sử mới đến nhậm chức, để thoả mãn thú ăn. truyện này. Sự tinh tế trong bút pháp miêu tả Bút pháp chính là yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả, tác phẩm. Trong Liêu Trai dù là những thiên truyện hàng ngàn chữ cho đến những. vật. Chính thực ở chỗ này, diệu bút của tác giả đã phản ánh một cách sâu sắc nỗi "cô phẫn" không chỉ của riêng mình mà của cả xã hội. * Liêu Trai đã đạt đến trình độ nghệ thuật

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w