Tự thuật của James Joyce _2 docx

4 196 1
Tự thuật của James Joyce _2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tự thuật của James Joyce Khi trở thành một biến thể khác, Dedalus vẫn không hoàn toàn thoát khỏi sợi dây ràng buộc với quá khứ. Trong dòng chảy của ý nghĩ đang miên man trong đầu Dedalus, nỗi đau khổ của bà mẹ trước khi nhắm mắt đã trở thành một quá khứ ám ảnh và nặng nề. Nếu trước đây, lịch sử đối với Dedalus đã là một “cơn ác mộng”, thì giờ đây, “quá khứ đối với Stephen là không thể chịu đựng nổi. Bị giới hạn trong không gian và thời gian, lịch sử không tồn tại vĩnh viễn và không đáng tin cậy” (12) . Và có lẽ vì “không thể chịu đựng nổi” như Tindall nói ở trên, mà Dedalus bắt đầu hành trình rời bỏ quá khứ và trở thành một người khác. Một trong những chủ đề trung tâm của ba chương đầu tiên tiểu thuyết Ulysses nói về Dedalus là “Cha và Con trai; Người Con trai cố gắng để được hòa giải với người Cha”. Chủ đề này có liên quan đến môtíp “người cha không hoàn hảo”, một biến thể khác của môtip “người cha lưu lạc”. Trong môtíp “người cha không hoàn hảo”, Dedalus lại mang hình ảnh của Hamlet (13) . Vẫn nằm trong mối liên quan tới chủ đề "Cha và Con trai", Dedalus không chỉ dừng lại ở việc hóa thân thành Hamlet, người con trai luôn bị ám ảnh về bóng ma của cha mình (cũng giống như Dedalus luôn bị ám ảnh bởi bóng ma đau khổ của mẹ), anh ta còn là Japhet trong hành trình tìm kiếm một người cha. Japhet chính là một trong ba người con trai của Noah, người đã cứu nhân loại khỏi nạn hồng thủy. Rõ ràng thân phận của Dedalus ngày càng trở nên rắc rối. Từ một nhân vật mang dáng dấp của tác giả trong cuốn tự truyện đầu tiên, trở thành một nhân vật với tính chất hư cấu của tiểu thuyết tự thuật, rồi đến khi hóa thân trong những nhân vật văn học khác, trở thành những biến thể hoàn toàn khác lạ. Nhưng dẫu có hóa thân thành những ai chăng nữa thì suy cho cùng anh ta vẫn không thoát khỏi cái bóng của một nhân vật tự thuật. Xét về tổng thể, vì anh ta vẫn đeo trên mình cái tên Stephen Dedalus, vẫn sống tiếp những phần đời mà Stephen Dedalus đã sống, nên anh ta vẫn gợi nhắc đến mối quan hệ gần gũi với người nghệ sĩ đã sáng tạo ra anh. Vấn đề ở đây có lẽ liên quan đến cách đọc theo thể loại tự thuật khi tiếp cận tác phẩm của Joyce. Khi Stephen Dedalus là nhân vật của tiểu thuyết tự thuật, nhân vật gây nhiều tranh cãi cho các nhà nghiên cứu phê bình nhất, thì tác giả lại giấu mình đi trong vai người kể chuyện ở ngôi thứ ba số ít. Nhưng khi Stephen Dedalus có vẻ như đã bỏ lại đằng sau mình quá khứ của một nhân vật tự thuật, thì tác giả lại công khai xưng "tôi" trong tác phẩm. Hơn thế nữa, nhan đề "Ulysses" khiến độc giả nghĩ tới loại tiểu thuyết lịch sử hay anh hùng ca chứ chẳng gợi lên chút gì của loại tiểu thuyết giống tự thuật cả. Khi tiểu thuyết tự thuật đã xa rời cội nguồn ban đầu và hòa nhập vào với tiểu thuyết nói chung, thì cách đặt nhan đề cũng biến hóa linh hoạt. Cái vẻ bề ngoài mâu thuẫn này dường như muốn ngầm nhắc độc giả rằng anh chàng Stephen Dedalus này vẫn không hoàn toàn tách rời khỏi nguồn gốc của mình. Nếu thế, việc anh ta hóa thân thành những con người khác có khiến anh ta trở thành nhân vật phản tự thuật? Tự thuật đấy nhưng không còn gì nhiều giống với dạng tự thuật truyền thống nữa! Tự thuật luôn đồng hành với hồi ký, và người ta thường nhớ về thời niên thiếu đã lùi xa vào dĩ vãng và để lại dấu ấn sâu đậm. Có ai viết hồi ký về một ngày trong đời mình như Joyce trong Ulysses không nhỉ? Và trong thời gian một ngày ấy, sự kiện gì trở thành sự kiện nổi bật và để lại dấu ấn sâu đậm nhất? Joyce đã sáng tạo nên một nhân vật tự thuật - phản tự thuật có một không hai trong lịch sử văn chương thế giới. Rõ ràng đây không chỉ còn là “lịch sử của một cá nhân” nữa rồi. Sự kiện chẳng còn đóng vai trò quan trọng số một như trong các tự thuật truyền thống. Mục đích của Joyce khi tạo ra một nhân vật giống nhân vật tự thuật là nhằm để bộc lộ và giãi bày. Tất cả những đau khổ, dằn vặt, âu lo, cả những dục vọng, khát khao cháy bỏng đều được phơi bày trên trang sách. Trong sự giãi bày đó có chứa đựng cả phẫn nộ lẫn đau khổ, những bí ẩn báo trước một thiên hướng, những khát thèm lẫn sợ hãi, sự vùng vẫy muốn thoát khỏi trạng thái dằn vặt lẫn trống rỗng trước tương lai Một diện mạo tinh thần với những cảm xúc có khi chưa thể gọi tên, đang ở ngưỡng cửa của ý thức, ở dạng tiềm thức hay vô thức, đó chính là chân dung Stephen Dedalus đồng thời cũng là người nghệ sĩ sáng tạo. Khi nhân vật văn học thuộc dạng nhân vật- nghệ sĩ, nhất lại là nhân vật tự thuật nữa thì anh ta chú trọng vào việc hướng nội nhiều hơn hướng ngoại. Điều này giải thích một phần cho việc các tiểu thuyết của Joyce bộc lộ giãi bày nhiều hơn là trình bày tài liệu cá nhân. Đó cũng là một dấu hiệu mới mẻ của dạng tự thuật hiện đại khi con người ngày càng cảm thấy cô đơn trong thế giới đông đúc mà họ đang sống. M. Beebe đã dùng thuật ngữ "The Divided Self" để chỉ dạng nhân vật- nghệ sĩ này. Ông viết: “Nếungười nghệ sĩ- nhân vật luôn luôn là người hướng nội, có lẽ bởi vì tiểu thuyết về người nghệ sĩ, đặc biệt là khi nó ở dạng tự thuật, bản chất tự nhiên của nó là một hành động của sự phản tỉnh (sự xem xét nội tâm). Trong mọi trường hợp, nhiều nhà văn chia sẻ một khả năng để bước ra ngoài bản thân họ và để nhận ra sự khác biệt giữa người nghệ sĩ và con người” (14) . * Như vậy, nếu xem xét nhân vật theo diễn biến của thời gian, thì cả ba Stephen Dedalus ở ba cuốn tiểu thuyết của Joyce đều cùng là một người. Vẫn con người ấy, gốc tích ấy, nơi chốn ấy, những mối quan hệ nếu xét theo nghĩa đen của không gian sống thì không có gì đổi khác. Vậy mà xét ở góc độ nào đó, chúng ta vẫn nhận ra họ có nhiều khác biệt để hoàn toàn có thể phân tách và sống cuộc đời riêng của mình. Để nhân vật tự thuật tái xuất hiện trong ba cuốn tiểu thuyết, Joyce đã làm rối tung mọi khái niệm và quy ước về nhân vật tự thuật truyền thống. Người đọc vừa nhận ra Joyce một cách hết sức rõ ràng vừa băn khoăn không biết đó có phải thực sự là tác giả hay không. Với cách xây dựng nhân vật - người nghệ sĩ như vậy, Joyce đã thực sự “ cách mạng hóa tiềm năng của chân dung văn học hiện đại” (15) như R. Brown đã tôn vinh . ở đây có lẽ liên quan đến cách đọc theo thể loại tự thuật khi tiếp cận tác phẩm của Joyce. Khi Stephen Dedalus là nhân vật của tiểu thuyết tự thuật, nhân vật gây nhiều tranh cãi cho các nhà. nguồn gốc của mình. Nếu thế, việc anh ta hóa thân thành những con người khác có khiến anh ta trở thành nhân vật phản tự thuật? Tự thuật đấy nhưng không còn gì nhiều giống với dạng tự thuật truyền. riêng của mình. Để nhân vật tự thuật tái xuất hiện trong ba cuốn tiểu thuyết, Joyce đã làm rối tung mọi khái niệm và quy ước về nhân vật tự thuật truyền thống. Người đọc vừa nhận ra Joyce một

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan