1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử kiện Joseph Balestier - Phái Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang Việt Nam năm 1850_2 ppt

7 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 97,67 KB

Nội dung

Sử kiện Joseph Balestier - Phái Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang Việt Nam năm 1850 Khi nghe báo cáo về việc này, Quốc Vương trở nên tức giận và từ chối trao trả vị giám mục theo một thủ tục như thế. Quốc Vương còn xem xét cả việc phái một hạm đội nhỏ để tấn công chiến thuyền, nhưng một cơn bão làm các chiếc tàu của Nhà Vua bị tán loạn. Muốn tránh một cuộc giao chiến, thuyền trưởng Hoa Kỳ đã quyết định phóng thích con tin, là những kẻ lại bị cầm tù lần thứ nhì theo lệnh của Quốc Vương vì tội để mình bi bắt. (7) Sự tường thuật này cho hay là chiến thuyền Hoa Kỳ tức khắc rời đi, sau khi để lại các lời đe dọa. Nay chúng ta có lời khai của chính Thuyền Trưởng John Percival, là người, theo văn thư trao đổi của chính ông ta, đã cho tàu USS Constitution cặp bến tại Vịnh Đà Nẵng để tái tiếp tế. Vào ngày 21 tháng Sáu 1845, sau khi chiếc thuyền Constitution đến Đảo Whampoa ngoài khơi Trung Hoa, Percival đã báo cáo “sự việc xảy ra” trong một lá thư gửi Bộ Trưởng Hải Quân. Lá thư của ông ta, chính yếu là một biện minh trạng cho hành động của mình, đính kèm một văn kiện trình bày về chính biến cố mà ông đã gửi cho vị đô đốc Pháp trong vùng. Bức thư viện dẫn sự hiểu biết của Percival về sự trợ giúp của nước Pháp dành cho Hoa Kỳ trong buổi lập quốc của nó cũng như sự tin tưởng rằng các chính phủ phải đối xử với sự kính trọng các ngoại kiều mà họ cho phép được sống trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy sự lo ngại của Percival rằng các thượng cấp của ông có thể xem là ông đã vượt quá các chỉ thị đã giao cho ông, nhằm yêu cầu ông mang lại mọi sự bảo vệ cần thiết cho các công dân Hoa Kỳ và cho nền thương mại Hoa Kỳ, nhưng không nói gì về các công dân ngay của các nước thân hữu nhất. Văn kiện Percival gửi cho [đô đốc] Pháp mô tả biến cố với một vài chi tiết, nhưng mơ hồ về việc là có bất kỳ cuộc nổ súng nào đã xảy ra hay không. Cùng lúc tôi đã bắt giữ ba viên quan lại và giải họ lên tàu làm con tin [cho] sự an toàn của sinh mạng vị Giám Mục. Ngày sau đó tôi tịch thu ba chiếc thuyền buồm của Nhà Vua, và di chuyển chiến thuyền của tôi đến sát bờ hơn để có thể vươn tới các Đồn Phòng Thủ và [nhiều từ không đọc được] với pháo đội của tôi, hy vọng rằng một cuộc biểu dương, chứng tỏ một cuộc bày binh bố trận sẵn sàng giao tranh sẽ bảo đảm được một cách hữu hiệu hơn sự an toàn của ngài Giám Mục.” (8) Trong phần cuối văn kiện này, Percival ám chỉ một cách rõ ràng rằng ông ta đã không tham gia vào các sự giao chiến. bởi chúng sẽ vi phạm vào các chỉ thị dành cho ông. Đúng như điều là Percival lo sợ, Bộ Hải Quân đã không chấp nhận. Lá thư của ông tại Văn Khố Hải Quân có mang bút phê: “Trả lời tức thời. Bộ Hải Quân không chấp thuận hành động của Thuyền Trưởng Percival vì không được phép hoặc do có lời yêu cầu của vị Giám Mục hay bởi luật lệ của các quốc gia.” Một tháng sau đo, giả định trước khi ông ta có thể hay biết về phản ứng tiêu cực từ Bộ sở quan của mình, Percival mau chóng gửi lên Bộ Trưởng Hải Quân bản sao các phản ứng thuận lợi của cả viên Đô Đốc Pháp và Sứ Thần Pháp tại Trung Hoa, cùng với tin tức cho hay vị Giám Mục đã được trả tự do ít ngày sau khi Percival rời khỏi hiện trường. Lá thư của Percival gửi Bộ Trưởng Hải Quân toát ra niềm tin tưởng rằng sự giải thoát vị Giám Mục xảy ra phần lớn là nhờ hành động quyết đoán và hợp thời của ông ta (Percival) và rằng, nếu ông ta có thể lưu lại đó lâu hơn một chút, vị Giám Muc chắc sẽ được trao trả trực tiếp vào tay ông ta.(10) Sau hết, như được biểu tỏ dưới đây, khi Hoa Kỳ cố gắng đưa ra các sự đền bù cho biến cố, phía Cochin China đã bác khước rằng nó đã từng xảy ra! Trong bất kỳ trường hợp nào, bất luận lời tường thuật biến cố nào là chính xác, sự trần thuật gây tổn hạI nhất cho Percival chính là câu chuyện đã được chuyển đến Balestier, mà Balestier đã chuyển về Hoa Thịnh Đốn, và theo đó Hoa Thịnh Đốn đã ra tay hành động. (11) Tổng Thống Zachary Taylor đã quyết định phái Balestier làm đặc phái viên ngoại giao để thực hiện các sự hàn gắn với Quốc Vương xứ Cochin China và, nhân đó, thực hiện một nỗ lực khác để thương thảo một hiệp ước thương mại với Cochin China; ông cũng sẽ cố gắng thuyết phục nước Xiêm La thi hành đúng với các điều khoản của hiệp ước mà Edmund Roberts đã thương thảo năm 1833 và thực hiện các cuộc thăm viếng thiện chí và thương thảo các hiệp ước với nhiều vương quốc thuộc các đảo vùng Đông Ấn Độ.” (12) Toàn thể phái bộ công tác của Balestier gặp trục trặc vì các sự trì hoãn và vì sự căng thẳng và bất đồng ý kiến với viên chỉ huy con tàu. Phái bộ của ông sang Cochinchina đã thất bại vì phần lớn cùng các lý do mà hai chuyến công tác của ông Roberts đã gặp – hai nền văn hóa xa lạ chỉ nói về phần mình mà không cần nghe kẻ đối thoại, và tầm quan trọng của mỗi bên với bên kia không lớn đủ để khắc phục các rào cản. Balestier, cũng giống như Roberts trước ông, đã không thể thuyết phục được người Cochinchina rằng Hoa Kỳ thì khác biệt với các dân tộc Âu Châu và rằng nó chỉ quan tâm đến công cuộc mậu dịch thành thật và hai bên cùng có lợi, chứ không quan tâm đến việc chinh phục hay đặt đồn trú quân ỏ hải ngoại. Về phần mình, bên Cochinchina đơn giản kể người Hoa Kỳ gộp chung với tất cả các ngườii Tây Phương đi cướp phá, và họ không sẵn lòng hay không có thể cố gắng sử dụng Hoa Kỳ (hay người Hòa Lan hay Bồ Đào Nha) để bảo vệ họ chống lại các áp lực và sự dòm ngó ngày càng gia tăng của Pháp. Bộ Trưởng Ngoại Giao John Clayton đã trao cho Balestier, “Đặc Phái Viên của Hoa Kỳ sang Cochinchina và các nơi khác trong vùng Đông Nam Á” các chỉ thị vào ngày 16 tháng Tám 1849, ngay trước khi Balestier trương buồm rời Boston lên đường thi hành nhiệm vu.: Tổng Thống … đã chỉ định ông làm Đặc Phái Viên của Hoa Kỳ để tiến hành, một cách tức thời, sang Cochinchina …và sau đó sang các phần khác của vùng Đông Nam Á Châu, với các chủ đích và mục tiêu sẽ được trình bày trong các chỉ thị theo đây. Một vài nhiệm vụ, sẽ được giao phó cho ông có tính chất tế nhị, và tất cả các nhiệm vụ dều có mang tầm quan trọng. Sự cư trú chính thức lâu dài của ông tại phương Đông, trong đó các trách vụ của ông đã được hoàn tất với sự trung tín và thành công rõ rệt; và sự quen thuộc thân thiết với cung cách và các tập quán cùng nền mậu. dịch và thương mại của các xứ sở đông phương, đã đưa đến sự bổ nhiệm ông ngày nay, và đem lại sự bảo đảm rằng các nhiệm vụ sẽ được chấp hành một cách thỏa đáng. Tôi có chuyển, kèm theo đây, một lá thư của Tổng Thống gửi Quốc Vương Anam (Cochinchina) … Mục tiêu của nó là để phủ nhận một cách chính thức một cuộc xâm kích bị cáo giác, được tường thuật đã phạm phải, trên lãnh thổ của Nhà Vua, và trên các thần dân của Ngài, bởi Thuyền Trưởng John Percival, trong khi chỉ huy Chiến Thuyền Constitution của Hoa Kỳ, trong năm 1845, trong tình huống đã được thông báo cùng Chính Phủ này bởi chính ông, và là tình huống, cũng vì lý do đó, thật là dư thừa để tôi phải lập lại trong các chỉ thị này. Ông sẽ khởi hành ngay khi có thể đi được, … đến trạm nơi ông sẽ tìm thấy Hạm Đội Đông Ấn Độ của chúng ta, và trao cho vị Tư Lệnh, thư đính kèm, từ ông Bộ Trưởng Hải Quân chỉ thị viên tư lệnh để ông lên tàu và chuyên chở ông đến một hay nhiều hải cảng như thế, tại Cochin China, như ông có thể chỉ định; và sau đó đến các nơi khác như thế, trong vùng Đông Nam Á, mà các chỉ thị dành cho ông sẽ yêu cầu ông đến thăm viếng. Sau khi lên tàu chiếc soái hạm của Hạm Đội, ông sẽ đến hải cảng gần nhất của Huế, Kinh Đô của Cochin China, và khi đến nơi đó ông tự tìm cách tiếp xúc với các giới chức có thẩm quyền thích hợp, và loan báo mục tiêu cuộc thăm viếng của ông là, để đích thân, trao đến Nhà Vua, một bức thư hữu nghị và hòa giải, của Tổng Thống Hợp Chúng Quốc về một hành vi đối nghịch được nói là đã gây ra, bởi một Thuyền Trưởng hải quân Hoa Kỳ, nhiều năm trước đây, nhưng mới chỉ được thông báo lên Tổng Thống mới đây; Cần bổ túc rằng, sau khi nghe được bản báo cáo này, Tổng Thống giờ đây, đã tức thời phái ông sang, để thực hiện mọi sự giải thích khả hữu và thích đáng, và xin làm lành. Nếu ông nhận thấy không thể khắc phục được ác cảm nổi tiếng của vị Chúa Tể để chấp thuận cho một cuộc tiếp chuyện cá nhân, và hội kiến, khi đó ông sẽ theo đuổi cùng đường lối, với các quan chức tại triều đình của Nhà Vua, các viên chức mà Nhà Vua có thể chỉ định để hội họp với ông, sao cho, theo ý kiến của ông, sẽ là phương thức được tính toán tốt nhất không chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu chính yếu trong nhiệm vụ của ông; mà còn, nhằm phát huy một mục tiêu khác rất quan trọng, mục tiêu mà Tổng Thống nóng lòng muốn có, nghĩa là, sự thương thảo và kết thúc một Hiệp Ước Hữu Nghị và Thương Mại, theo đó sinh mạng và tài sản của các công dân của chúng ta có thể sẽ được bảo vệ tại Cochin China; và các thương thuyền của chúng ta sẽ được phép để mậu dịch, tại nhiều hải cảng khác nhau tại Đế Quốctheo những điều khoản được quy định bởi một quan thuế biểu cố định, công bằng và cởi mở. Và trong bất kỳ cuộc thương thảo nào mà ông có thể tiến tới, với các mục tiêu này, sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến việc vạch ra, và để giải thích, đường lối vô cùng cởi mở trong chính sách được theo đuổi bởi chính Chính Phủ của ông mà, theo các Hiệp Ước hỗ tương, sẽ tự do đón tiếp các chiếc thuyền của họ, cập bến mọi hải cảng của chúng ta trên cùng một căn bản dành cho các tàu thuyền hải hành dưới quốc kỳ của chính chúng ta. Một ủy nhiệm thư, và giấy ủy toàn quyền được chuyển kèm theo đây. . Sử kiện Joseph Balestier - Phái Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang Việt Nam năm 1850 Khi nghe báo cáo về việc này, Quốc Vương trở nên tức giận và từ chối trao trả vị. đến Balestier, mà Balestier đã chuyển về Hoa Thịnh Đốn, và theo đó Hoa Thịnh Đốn đã ra tay hành động. (11) Tổng Thống Zachary Taylor đã quyết định phái Balestier làm đặc phái viên ngoại giao. Ngoại Giao John Clayton đã trao cho Balestier, “Đặc Phái Viên của Hoa Kỳ sang Cochinchina và các nơi khác trong vùng Đông Nam Á” các chỉ thị vào ngày 16 tháng Tám 1849, ngay trước khi Balestier

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w