1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

"Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda Akinari" và "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ pot

6 695 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 251,77 KB

Nội dung

"Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda Akinari" và "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ III. TỪ MẪU ĐƠN ĐĂNG KÍ ĐẾN CHUYỆN  VÀ CHIẾC NỒI THIÊNG Ở ĐỀN KIBITSU  MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ  (Tiễn đăng tân thoại) a. Gặp gỡ 1. Kiều sinh, goá vợ, trong hội đêm rằm tháng Giêng thấy một cô gái đi theo sau một a hoàn cầm chiếc đèn có hình hoa mẫu đơn. 2. Kiều sinh nghe nói chuyện bèn mời vào nhà. 3. Cô gái tên là Lệ Khanh, con gái vị phán quan họ Phù. Cha mẹ mất, cảnh nhà sa sút phải ở tạm gần Tây Hồ. 4. Hai người cùng nhau đi nằm, rất mặn nồng. Sau đó cô gái ngày nào cũng đến. b. Tìm ra sự thật 5. Ông hàng xóm chọc vách nhìn qua chỉ thấy bộ xương đang trò chuyện với Kiều Sinh, nên khuyên Sinh tìm cho ra gốc gác. 6. Kiều Sinh đi đến hồ, vào chùa thì thấy trong gian buồng tối có một quan tài của khách qua đường, trên nắp ván thiên có viết “Quan tài Lệ Khanh con gái vị phán quan họ Phù”. Trước áo quan có treo chiếc đèn lồng có hình mẫu đơn, cạnh đó là một đồ hàng mã hình ả hoàn. c. Người con trai chết, cả hai biến thành yêu quái 7. Theo lời ông già hàng xóm dặn, Kiều Sinh nhờ một vị pháp sư. Vị pháp sư cho bùa dán ở cửa và dặn đừng đến chùa nữa. 8. Chàng nghe lời được một thời gian. Nhưng sau đó uống rượu say đến chùa. Gặp Lệ Khanh, Lệ Khanh trách là đã nghe theo lời đạo sĩ, sau đó kéo Kiều Sinh vào quan tài cùng chết. 9. Sư cho chôn quan tài. 10. Kiều Sinh, Lệ Khanh biến thành yêu ma tác oai tác quái. d. Dân chúng nhờ pháp sư diệt trừ yêu quái 11. Dân chúng nhờ đạo nhân trên núi trừ yêu ma. 12. Từ chối không được đạo nhân đành xuống giúp dân trừ được yêu ma. 13. Bắt được cả 3, mang ra xét xử. Các hồn ma đều nhận tội. 14. Đạo nhân kết án hồn ma Kiều Sinh và Lệ Khanh là tham dâm, lừa dối, quấy nhiễu dân chúng. Đoạn văn kết án rất dài và hùng hồn, réo rắt. 15. Yêu ma bị giải đi. Đạo nhân đi mất không để lại dấu vết.  CHUYỆN CÂY GẠO (Truyền kỳ mạn lục) a. Gặp gỡ 1. Trình Trung Ngộ đẹp trai, nhà giàu đi thuyền buôn bán. Đến chợ thì gặp một gái xinh đẹp từ thôn Đông cùng cô hầu đi ra. 2a. Trung Ngộ hỏi han, cô gái không trả lời bỏ đi, nhưng có nói với thị nữ là sẽ lên cầu ngắm cảnh. 2b. Trung Ngộ theo rình. Nghe cô gái chơi đàn và thở than không có ai tri âm, bèn ra mắt. 3a. Cô gái nói lý do tại sao mình không trả lời lúc ban ngày vì sợ ngoài đường không tiện. 3b. Cô gái cho biết mình tên là Nhị Khanh, cháu một người danh giá trong làng. Cha mẹ mất sớm, gia cảnh sa sút, bị chồng ruồng bỏ, phải ra ở bên ngoài luỹ tre của làng. Đồng thời thổ lộ quan niệm sống là phải vui thú vì đời người như một giấc mộng. 4a. Trung Ngộ đưa Nhị Khanh xuống thuyền ân ái. 4b. Nàng làm thơ rất hay và táo bạo ghi lại việc này. Sau đó đêm nào cũng đến. b. Tìm ra sự thật 5. Bạn bè buôn bán khuyên nên tìm rõ gốc tích để giải quyết dứt khoát: hoặc bỏ hoặc cưới cô gái. 6a. Trung Ngộ nghe lời, hỏi nhà Nhị Khanh. Nàng buộc phải dẫn đi, vào một căn nhà tranh tồi tàn hoang phế. Nói là vào thắp đèn. Trung Ngộ đi vào thì thấy có quan tài, cạnh đó có tượng đất cô gái cầm đàn theo hầu. 6b. Trung Ngộ sợ quá chạy ra thì Nhị Khanh ngăn lại, nắm áo, nhưng chàng giựt ra chạy được. 6c. Hôm sau Trung Ngộ vào làng hỏi thăm, quả có cháu gái của một ông cụ danh giá trong làng, chết độ nửa năm, đang quàn ngoài đồng cạnh làng. c. Người con trai chết, cả hai biến thành yêu quái 7. (Không nhờ pháp sư). 8a. Trung Ngộ từ đó bị ốm, đòi đi tìm Nhị Khanh. Bạn bè phải trói lại. 8b. Một đêm nhân lúc mọi người ngủ say, chàng đã trốn đi. Khi các bạn tìm được thì thấy Trung Ngộ ôm quan tài Nhị Khanh mà chết. 9. Từ đó hai người biến thành ma quỷ khi thì hát khi thì khóc, gây tai hoạ cho dân chúng. Dân làng phải đào mả, vứt hài cốt xuống sông, mới đỡ được tai hoạ. 10. Linh hồn hai người lại nương vào cây gạo cạnh chùa. d. Dân chúng nhờ pháp sư diệt trừ yêu quái 11a. Có một vị đạo nhân đến ngủ trong chùa. Ban đêm thấy có đôi trai gái trần truồng đùa giỡn. Sáng hôm sau than phiền với dân làng. 11b. Dân làng nhờ trừ yâu ma, vị đạo nhân làm phép cho mây kéo mù mịt, nước sông nổi sóng, cây gạo tróc gốc. Nhìn lên trời thấy đôi trai gái bị âm binh vừa đánh vừa dẫn đi. 12, 13, 14. (Không có chuyện đạo nhân kể tội hồn ma). 15. Dân làng cảm ơn đạo nhân, nhưng đạo nhân đã đi không để lại dấu vết. 16. Lời bình: Chê Trung Ngộ nông nổi, háo sắc, khuyên người ta nên trông gương mà biết tiết dục.  CHIẾC NỒI THIÊNG Ở ĐỀN KIBITSU (Vũ nguyệt vật ngữ) 0. Triết lý về lòng ghen tuông của phụ nữ rất có hại, nhỏ là đổ vỡ đồ đạc, lớn là làm đổ vỡ gia đình. 1. Gia đình Izawa vốn là võ sĩ, mấy đời làm nghề nông, có con trai là Shôtarô lêu lổng, ham mê rượu và gái. Cha mẹ bàn cưới vợ cho con để con đổi tính nết. 2. Đúng lúc đó có người làm mối đến giới thiệu nhà Kadasa, coi đền Kibitsu có cô con gái tên là Isora đẹp, nết na, phong nhã biết chơi đàn và làm thơ. 3. Nhà Kadasa đồng ý, nhưng họ đến đền để hỏi ý kiến thần linh thông qua việc bói bằng cái nồi thiêng trong đền. Cái nồi không phát ra tiếng, tức là tiên đoán cuộc hôn nhân này không tốt. 4. Gia đình Kadasa không nghe, vẫn cho cử hành hôn lễ. 5. Isora về nhà chồng siêng năng làm việc và đối xử với gia đình chồng rất tốt. 6. Shôtarô mê một ả giang hồ tên là Sode, bỏ tiền ra chuộc và sống luôn với ả ở làng bên. 7. Isora buồn khổ, khuyên ngăn, oán trách nhưng đều không được. Cha mẹ từ Shôtarô. Nàng còn bí mật gửi đồ cho chồng và Sode để giúp họ đỡ khó khăn. 8. Một hôm Shôtarô nhân lúc bố vắng nhà đã nói với vợ là mình rất ân hận, hứa sẽ từ bỏ ả tình nhân. Trước khi bỏ, muốn có một ít tiền để đưa ả lên thành phố kiếm nơi nương tựa. 9. Isora vui mừng, bán hết tư trang, xin cả tiền mẹ đẻ đưa cho chồng. Shôtarô cầm số tiền đó trốn đi cùng ả nhân tình. 10. Isora ốm nặng, tình trạng rất nguy kịch. 11. Shôtarô và tình nhân trốn đến nhà anh họ Sode. 12. Sode bị ốm nặng mấy ngày sau thì chết. 13. Shôtarô hết sức đau khổ, chôn cất tình nhân. 14. Ra viếng mộ thì gặp một người con gái trẻ cũng ra viếng mộ, được biết cô ấy ra viếng mộ thay cho bà chủ bị ốm ở nhà. Chủ nhà là người giàu có danh giá, nhưng bị sa sút, phải sống ở nơi hiu quạnh gần đây. 15. Shôtarô theo cô gái về nhà. Đến một căn nhà tranh hoang sơ. Nói chuyện với nữ chủ nhân qua bình phong. Chủ nhân chính là hồn ma vợ anh. Hồn ma thề sẽ trả thù. Shôtarô lăn ra bất tỉnh 16. Tỉnh dậy Shôtarô thấy mình đang nằm trong một nhà tang lễ, bèn chạy về nhà. 17. Về kể chuyện cho anh họ nghe. Ông anh khuyên đi nhờ thầy pháp. Thầy pháp cho bùa dán quanh nhà và dặn trong 42 ngày không được ra khỏi cửa. 18. Hồn ma đến kêu gào quanh nhà, nhưng không vào được. 19. Đêm cuối cùng, đêm thứ 42, Shôtarô mừng vì tai qua nạn khỏi. Trời chưa sáng hẳn, anh ta đã ra khỏi nhà. Lập tức bị hồn ma giết chết, máu chảy ròng ròng, chỉ còn một túm tóc chứ không còn gì hết. 20. Kết: điềm gở mà cái nồi thiêng báo quả không sai. . "Vũ nguyệt vật ngữ" của "Ueda Akinari" và "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ III. TỪ MẪU ĐƠN ĐĂNG KÍ ĐẾN CHUYỆN  VÀ CHIẾC NỒI THIÊNG. Trung Ngộ nghe lời, hỏi nhà Nhị Khanh. Nàng buộc phải dẫn đi, vào một căn nhà tranh tồi tàn hoang phế. Nói là vào thắp đèn. Trung Ngộ đi vào thì thấy có quan tài, cạnh đó có tượng đất cô gái cầm. trông gương mà biết tiết dục.  CHIẾC NỒI THIÊNG Ở ĐỀN KIBITSU (Vũ nguyệt vật ngữ) 0. Triết lý về lòng ghen tuông của phụ nữ rất có hại, nhỏ là đổ vỡ đồ đạc, lớn là làm đổ vỡ gia đình.

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w