Tìm hiểu tư thế ngủ của bé yêu Nhìn bé ngủ ngon là hạnh phúc của mỗi người mẹ. Dù với tư thế nào, bé cũng rất đáng yêu, nhưng các bà mẹ nên biết, tư thế nằm của bé rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thiên thần nhà bạn. 1. Tư thế nằm ngửa Nằm ngửa giúp bé toàn thân thư giãn, thả lỏng, tự nhiên, tạo cảm giác rất thoải mái. Nằm ngửa là tư thế tự nhiên. Hai tay dang ra hướng lên trên đầu là tư thế ngủ yêu thích của cả mẹ và bé, vì những lúc thế này, trông bé không khác gì một thiên thần bé con hạnh phúc trong giấc ngủ. Ưu điểm của nằm ngửa: - Giúp bé toàn thân thư giãn, thả lỏng, tự nhiên, tạo cảm giác rất thoải mái. - Độ an toàn cao, khi bé nằm ngửa, mũi và miệng của bé không gặp phải các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp. - Giảm áp lực tác động từ bên ngoài: Tim, phổi, dạ dày, bàng quang sẽ được giảm thiểu các áp lực từ bên ngoài tác động vào. - Dễ dàng trong việc chăm sóc bé. Với tư thế nằm ngửa, chỉ cần liếc qua, người mẹ có thể thấy rõ mọi biểu hiện, cử động đang diễn ra ở bé. Nhược điểm của nằm ngửa: - Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu của bé sơ sinh bị dẹt. - Dù với tư thế này, độ an toàn cho sức khỏe bé sẽ cao, nhưng bản thân bé có thể sẽ cảm thấy chông chênh khi không có gì để dựa vào. Mách bạn: - Khi bé bị nghẹt mũi, hô hấp sẽ khó hơn. Lúc này, không nên để bé nằm ngửa. 2. Tư thế nằm sấp: Bé con thường rất thích nằm sấp, vì cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ. Ưu điểm của nằm sấp: - Bé có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung, bé cũng có tư thế gần như vậy. Đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự vệ của bé. - Với tư thế nằm sấp, dịch hòa tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản - nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non, giúp hạn chế sự nôn trớ ở bé. - Nằm sấp giúp bé nhanh phát triển hơn, do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người, xoay người, ngẩng đầu, bên cạnh đó, chân tay của bé cũng nhanh cứng cáp hơn. Nhược điểm của nằm sấp: - Dễ dẫn đến nghẹt thở. Với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, phần đầu to và nặng, trong khi sức đỡ của gáy chưa được phát triển tương ứng, bé chưa thể tự linh hoạt xoay trở, do đó, rất dễ bị những vật dụng như chăn, gối chặn 2 lỗ mũi dẫn đến nghẹt thở. - Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt. Điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều. Nếu không chú ý lau mình cho bé thường xuyên sẽ dẫn đến bị cảm. - Với tư thế này, cha mẹ sẽ khó quan sát động tĩnh của bé hơn. Mách bạn: - Khi bé nằm ở tư thế này, không mặc cho bé những trang phục có cúc, nơ buộc, nút thắt… 3. Tư thế nằm nghiêng Nằm nghiêng đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên tập luyện để bé quen với tư thế này. Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên tập luyện để bé quen với tư thế này. Ưu điểm của nằm ngiêng: - Tránh việc nghẹt thở. Ngay cả khi bé bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của bé ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong. - Giúp bé không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu trong các tư thế khác, bé có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển bé sang tư thế này. Nhược điểm nằm nghiêng: - Dễ làm bẹp tai bé, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng của đôi tai. Mách bạn: - Với tư thế này, không nên mặc cho bé những trang phục có cài cúc, buộc dây bên cạnh. Theo: Sức Khỏe . Tìm hiểu tư thế ngủ của bé yêu Nhìn bé ngủ ngon là hạnh phúc của mỗi người mẹ. Dù với tư thế nào, bé cũng rất đáng yêu, nhưng các bà mẹ nên biết, tư thế nằm của bé rất quan trọng,. Giúp bé không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu trong các tư thế khác, bé có hiện tư ng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển bé sang tư thế này. Nhược điểm nằm nghiêng: - Dễ làm bẹp tai bé, trong. còn là bào thai nằm trong tử cung, bé cũng có tư thế gần như vậy. Đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự vệ của bé. - Với tư thế nằm sấp, dịch hòa tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực