1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học_2 pot

6 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 219,95 KB

Nội dung

Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học Tạp chí Nghiên cứu văn học, từ hình thái tiền thân là Tạp chí Văn - Sử - Địa tách ra năm 1959 đến nay đã được 49 năm. Qua các lần đổi tên, tạp chí vẫn tiếp tục hoạt động trong vai trò là tiếng nói của cơ quan chuyên nghiên cứu văn học. Đây là một trường hợp đặc biệt ở Việt Nam. Nhìn lại các tạp chí văn học trong nước và quốc tế là một dịp so sánh để hiểu lịch sử và nhìn về tương lai của tạp chí. Trước Cách mạng tháng Tám, không có những tạp chí chuyên nghiên cứu văn học. Các tờ Nam Phong, Tri Tân… đều là những tạp chí có tính cách tổng hợp trong đó, chỉ một phần dành cho những nghiên cứu phê bình văn học chuyên sâu. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, tại Sài Gòn cũng có một số tờ báo về văn chương nhưng đều có tính chất tổng hợp mà tiêu biểu như tờBách Khoa (từ 1957 đến 1975), khảo luận về mọi lĩnh vực, từ văn học, nghệ thuật, âm nhạc, triết học, ngôn ngữ… Dường như chuyên viết về nghiên cứu văn học sẽ thu hẹp phạm vi độc giả do đó, cần có nội dung văn chương tổng hợp mới dễ tồn tại. Điều này rất đúng nếu ta nhìn ra các tạp chí có tính chất văn học (literary magazines) của thế giới. Nói về các tạp chí có nội dung văn học có tuổi thọ cao nhất thế giới, người ta thường nhắc đến, ví dụ North American Review, (thành lập năm 1815 - một tạp chí văn học có tuổi thọ cao nhất ở Mỹ) và Yale Review, thành lập năm 1819 và hiện vẫn đang tiếp tục phát hành. Nhưng đây là những tạp chí không dành trọn vẹn cho nghiên cứu văn học. Cơ chế thị trường có thể đã chi phối đến việc tổ chức nội dung các tờ tạp chí ấy. Tại Liên Xô (cũ) và Trung Quốc - hai quốc gia từng có quá trình lịch sử khá tương đồng với nước ta - ở đây, vai trò của nhà nước (mà ta quen gọi là bao cấp) đã ảnh hưởng to lớn đối với sự ra đời và phát triển của kiểu tạp chí chuyên dành cho nghiên cứu văn học. Nếu ta biết lịch sử của hai tạp chí chuyên nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học ở hai nước này, ta sẽ thấy, thực ra có thể tự hào về tờ Nghiên cứu văn học của nước ta. Tại Trung Quốc, tạp chí “Văn học bình luận” ()nguyên tên là “Văn học nghiên cứu”, phát hành năm 1956, thuộc Sở nghiên cứu văn học (thành lập năm 1953), lúc đầu Sở này thuộc Bắc Kinh đại học, năm 1956 thuộc về “Trung Quốc khoa học viện Triết học xã hội khoa học bộ” (Ban Triết học và Khoa học xã hội của Viện Khoa học Trung Quốc). Tháng 2 năm 1959 tạp chí đổi tên thành Văn học bình luận, từ chỗ ba tháng một kỳ (quí san) chuyển sang 2 tháng 1 kỳ và hiện đang hoạt động tích cực. Đây là một tạp chí chuyên nghiên cứu- lý luận- phê bình rất có uy tín ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong cuộc “đại cách mạng văn hóa” tạp chí này đã từng bị đình bản 12 năm (từ 1966 đến 1978). Nói thế để thấy dẫu có thăng trầm nhưng tạp chí Nghiên cứu văn học của nước ta tồn tại khá ổn định. Ở Trung Quốc, Văn học di sản () cũng là tờ tạp chí chuyên nghiên cứu lâu năm (xuất bản năm 1953) và khá ổn định, song chuyên về văn học cổ điển Trung Quốc nên phạm vi nghiên cứu của nó hẹp hơn so với Văn học bình luận. Ở Liên Xô trước đây, tờ Các vấn đề văn học (Вопросы литературы ) ra đời năm 1957, na ná như tuổi của Nghiên cứu văn học. Đây là một trong những tạp chí nghiên cứu - phê bình văn học có uy tín nhất ở Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay. Tạp chí này đã trải qua những thời kỳ huy hoàng. Năm 1975, số lượng phát hành là 25 ngàn bản (25 000), còn hiện nay (con số năm 2007, năm kỷ niệm tạp chí tròn nửa thế kỷ) giảm xuống còn 2470. Có nhiều lý do, một trong số đó là do sự xuất hiện vào năm 1992 của tạp chí Bình luận văn học mới (Новое литературное обозрение). Đây là tờ tạp chí độc lập (phi chính phủ) theo đuổi mục đích giới thiệu và vận dụng các lý thuyết văn học phương Tây để lý giải, bình luận các hiện tượng văn học Nga và nghiên cứu các hiện tượng văn học thế giới. Ban biên tập qui tụ các chuyên gia của Nga và một số nước khác. Tuy số lượng ấn bản cũng không cao hơn số lượng của Các vấn đề văn học (chừng 2500-3000 bản), song rõ ràng tạp chí này mở ra hướng đi mới, tính chất mở cửa đậm nét so với cách đi có phần truyền thống của Các vấn đề văn học nên tạo ra sức cạnh tranh đáng kể. Tạp chí này đăng nhiều bản dịch lý luận văn học, nhiều bài phân tích, giảng giải lý luận văn học phương Tây trong thế kỷ XX cũng như vận dụng chúng để đọc các hiện tượng văn học Nga, tạo nên sức hấp dẫn của cái mới. Chúng tôi nêu phác qua một số nét về các tờ tạp chí chuyên nghiên cứu văn học để so sánh và thấy, từ chuyên mục nghiên cứu văn học trên Văn Sử Địa đến tạp chí Nghiên cứu văn học ngày nay, mục đích tôn chỉ của tạp chí được giữ vững. Trong 48 số Tập san Văn - Sử - Địa, theo thống kê của bộ sưu tập Nghiên cứu Văn - Sử - Địa (1954-1959) những vấn đề lịch sử ngữ văn (1) , có cả thảy 116 bài dành cho văn học. Đối sánh tổng số 446 bài của bốn năm tồn tại Tập san, đây là một tỉ lệ đáng kể (nói là Văn - Sử - Địa nhưng thực ra là các vấn đề của khoa học xã hội nói chung). Phần lớn các bài về văn học dành cho nội dung nghiên cứu các vấn đề của văn học Việt Nam. Tuy vậy, trong những năm tháng đầu tiên của sự nghiệp nghiên cứu khoa học văn học này, vẫn có những nỗ lực hướng đến các vấn đề lý luận và phương pháp luận. Chẳng hạn, bản dịch Những vấn đề khoa học của văn học trên các số 11-12 năm 1955 đã giới thiệu một số vấn đề lý luận văn học macxit do hai nhà nghiên cứu người Pháp viết (trên tạp chí La Pensée) bài viết Một vài vấn đề về văn học sử của Nguyễn Đổng Chi đăng trên các số 11/ 1955 và 13/1956… đều là các bài có tính lý luận. Bài trước đặt cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học nói chung, bài sau hướng đến cơ sở lý luận để giải quyết một vấn đề cấp thiết đang đặt ra khi ấy: viết văn học sử Việt Nam. Chỉ vài ba năm sau đó, một số bộ văn học sử của tập thể các tác giả sẽ xuất hiện. Tất nhiên, do nhiều lý do, khi đó tạp chí chưa có điều kiện giới thiệu sâu rộng các hiện tượng văn học quan trọng của thế giới, các vấn đề lý luận phong phú phức tạp của thế giới, nhất là của phương Tây. Lý luận văn học Liên Xô (bằng tiếng Nga) khi ấy đang được chú ý thì lại chưa thể tiếp cận nguyên bản. Lý luận phương Tây, Mỹ… tất nhiên khi ấy bị xem là “tư sản”, “phản động” nên bị né tránh. Những nhiệm vụ giới thiệu, ứng dụng lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của thế giới để giải quyết các vấn đề văn học Việt Nam này sẽ được các thế hệ nối tiếp của tạp chí Nghiên cứu văn học - Tạp chí văn học - Nghiên cứu văn học, theo thời gian, thực hiện ngày càng hệ thống hơn. Việc giới thiệu lý luận và phương pháp luận của thế giới trong thập niên gần đây trên Nghiên cứu văn học đã góp phần làm “thăng bằng” trình độ thông tin lý luận trong nước và quốc tế, nâng cao trình độ lý thuyết của các công trình nghiên cứu trên tạp chí này nói riêng và trong toàn ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam nói chung. Đó là thành tựu cần ghi nhận, nhất là khi ta làm việc so sánh đối chiếu các bài viết cách đây trên nửa thế kỉ với các bài viết hiện nay về văn học. Và đó là hướng đi tất yếu nếu chúng ta muốn nghiên cứu tốt các hiện tượng văn học Việt Nam - một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa nghiên cứu văn học nước ta. Tạp chí Nghiên cứu văn học, từ hình thái tiền thân là Tạp chí Văn - Sử - Địa tách ra năm 1959 đến nay đã được 49 năm. Qua các lần đổi tên, tạp chí vẫn tiếp tục hoạt động trong vai trò là tiếng nói của cơ quan chuyên nghiên cứu văn học. Đây là một trường hợp đặc biệt ở Việt Nam. Nhìn lại các tạp chí văn học trong nước và quốc tế là một dịp so sánh để hiểu lịch sử và nhìn về tương lai của tạp chí. Trước Cách mạng tháng Tám, không có những tạp chí chuyên nghiên cứu văn học. Các tờ Nam Phong, Tri Tân… đều là những tạp chí có tính cách tổng hợp trong đó, chỉ một phần dành cho những nghiên cứu phê bình văn học chuyên sâu. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, tại Sài Gòn cũng có một số tờ báo về văn chương nhưng đều có tính chất tổng hợp mà tiêu biểu như tờBách Khoa (từ 1957 đến 1975), khảo luận về mọi lĩnh vực, từ văn học, nghệ thuật, âm nhạc, triết học, ngôn ngữ… Dường như chuyên viết về nghiên cứu văn học sẽ thu hẹp phạm vi độc giả do đó, cần có nội dung văn chương tổng hợp mới dễ tồn tại. Điều này rất đúng nếu ta nhìn ra các tạp chí có tính chất văn học (literary magazines) của thế giới. Nói về các tạp chí có nội dung văn học có tuổi thọ cao nhất thế giới, người ta thường nhắc đến, ví dụ North American Review, (thành lập năm 1815 - một tạp chí văn học có tuổi thọ cao nhất ở Mỹ) và Yale Review, thành lập năm 1819 và hiện vẫn đang tiếp tục phát hành. Nhưng đây là những tạp chí không dành trọn vẹn cho nghiên cứu văn học. Cơ chế thị trường có thể đã chi phối đến việc tổ chức nội dung các tờ tạp chí ấy. Tại Liên Xô (cũ) và Trung Quốc - hai quốc gia từng có quá trình lịch sử khá tương đồng với nước ta - ở đây, vai trò của nhà nước (mà ta quen gọi là bao cấp) đã ảnh hưởng to lớn đối với sự ra đời và phát triển của kiểu tạp chí chuyên dành cho nghiên cứu văn học. Nếu ta biết lịch sử của hai tạp chí chuyên nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học ở hai nước này, ta sẽ thấy, thực ra có thể tự hào về tờ Nghiên cứu văn học của nước ta. Tại Trung Quốc, tạp chí “Văn học bình luận” ()nguyên tên là “Văn học nghiên cứu”, phát hành năm 1956, thuộc Sở nghiên cứu văn học (thành lập năm 1953), lúc đầu Sở này thuộc Bắc Kinh đại học, năm 1956 thuộc về “Trung Quốc khoa học viện Triết học xã hội khoa học bộ” (Ban Triết học và Khoa học xã hội của Viện Khoa học Trung Quốc). Tháng 2 năm 1959 tạp chí đổi tên thành Văn học bình luận, từ chỗ ba tháng một kỳ (quí san) chuyển sang 2 tháng 1 kỳ và hiện đang hoạt động tích cực. Đây là một tạp chí chuyên nghiên cứu- lý luận- phê bình rất có uy tín ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong cuộc “đại cách mạng văn hóa” tạp chí này đã từng bị đình bản 12 năm (từ 1966 đến 1978). Nói thế để thấy dẫu có thăng trầm nhưng tạp chí Nghiên cứu văn học của nước ta tồn tại khá ổn định. Ở Trung Quốc, Văn học di sản () cũng là tờ tạp chí chuyên nghiên cứu lâu năm (xuất bản năm 1953) và khá ổn định, song chuyên về văn học cổ điển Trung Quốc nên phạm vi nghiên cứu của nó hẹp hơn so với Văn học bình luận. . Tăng cường hơn nữa tinh thần đối thoại quốc tế trên nghiên cứu văn học Tạp chí Nghiên cứu văn học, từ hình thái tiền thân là Tạp chí Văn - Sử - Địa tách ra. tự hào về tờ Nghiên cứu văn học của nước ta. Tại Trung Quốc, tạp chí Văn học bình luận” ()nguyên tên là Văn học nghiên cứu , phát hành năm 1956, thuộc Sở nghiên cứu văn học (thành lập. tự hào về tờ Nghiên cứu văn học của nước ta. Tại Trung Quốc, tạp chí Văn học bình luận” ()nguyên tên là Văn học nghiên cứu , phát hành năm 1956, thuộc Sở nghiên cứu văn học (thành lập

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w